Luật thương mại hiện hành 2023

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi được Quốc hội khóa XV thông qua nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, chủ động, tích cực ứng dụng các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thông qua bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, đồng tác giả.

Luật phù hợp thông lệ quốc tế

Theo bà Mai Thanh Nga, Phó Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XV thông qua kỳ họp thứ 3, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023. Luật sửa đổi lần này có 120 điều được điều chỉnh liên quan tới các luật [Giá, Hải quan, Khoa học & Công nghệ; Quản lý, sử dụng tài sản công] đảm bảo thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu cấp thiết phát triển kinh tế, xã hội nước ta; phù hợp các cam kết quốc tế Việt Nam tham gia, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP], Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu [EVFTA].

“Trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi lần này, đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tế xã hội thời gian qua, luật bổ sung khoản 2, Điều 1, quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca với nội dung “Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”, bà Mai Thanh Nga nhấn mạnh.

Sản phẩm OCOP ở huyện Hàm Thuận Bắc cần hướng đến đăng ký nhãn hiệu.

Bảo hộ sáng chế

Trong khi đó, ông Trần Giang Khuê, Trưởng Văn phòng miền Nam - Cục Sở hữu trí tuệ trong buổi giới thiệu những điểm mới Luật Sở hữu trí tuệ lưu ý: “Những điểm mới tập trung vào các nhóm chính sách lớn như: Bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Điểm mới về đại diện và giám định sở hữu công nghiệp; khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến các thủ tục về sở hữu công nghiệp. Trong đó, các thay đổi liên quan đến các chế định bảo hộ nhãn hiệu là điều các doanh nghiệp cần nắm rõ”. Bên cạnh, luật đã mở rộng việc bảo hộ đến các nhãn hiệu [âm thanh, chữ, hình]. Các tiêu chí đánh giá các nhãn hiệu nổi tiếng, cũng như các căn cứ để từ chối, hủy bỏ hay chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu là những điểm mới doanh nghiệp cần quan tâm để bảo hộ nhãn hiệu của đơn vị.

Các điểm mới lần này trong luật bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế; tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, thủ tục xác lập quyền. Trong khi đó, tính mới của sáng chế để được luật bảo hộ thể hiện rõ Điều 60: “Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó”.

Luật Sở hữu trí tuệ khuyến khích, tạo động lực cho sự sáng tạo, thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của nhiều cá nhân vào hoạt động cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần cho xã hội cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; góp phần ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ nêu: “Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Review ngành Luật thương mại quốc tế trường Đại học Kinh tế – Luật [UEL]: “Cơ hội vàng” cho sinh viên thời kỳ hội nhập

Trong thời đại nền kinh tế mở cửa như hiện nay, các mảng liên quan đến quốc tế đang nắm vai trò rất quan trọng bởi vì sự phát triển của kinh tế trong nước gắn liền với nền kinh tế quốc tế. Từ đây mà có rất nhiều ngành mới xuất hiện thu hút được sự chú ý của rất nhiều các bạn trẻ, trong đó phải kể đến ngành Luật thương mại quốc tế. Mặc dù ngành học này khá phổ biến ở Việt Nam nhưng cụ thể ngành này học gì, ra trường làm gì thì không phải ai cũng biết. Mời các bạn cùng tìm hiểu về ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành Luật thương mại quốc tế nắm vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nước ta

Mục lục

  • 1. Ngành Luật thương mại quốc tế là gì?
  • 2. Học ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL như thế nào?
  • 3. Điểm chuẩn ngành Luật thương mại quốc tế của UEL
  • 4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Luật thương mại quốc tế sau khi tốt nghiệp UEL

1. Ngành Luật thương mại quốc tế là gì?

Mã ngành: 7380107

Ngành Luật thương mại quốc tế [International Trade Law hoặc International Commercial Law] là một ngành học chuyên nghiên cứu và đào tạo về luật và các quy tắc điều chỉnh các hoạt động thương mại giữa các quốc gia với nhau. Luật thương mại quốc tế chính là cơ sở để hoạt động kinh doanh xuyên biên giới giữa các quốc gia và doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ.

Nói chung Luật thương mại quốc tế khá phức tạp vì luật này liên quan tới rất nhiều các ngành luật khác nhau như luật kinh doanh, luật thương mại, luật thanh toán quốc tế, luật công ty và công ước quốc tế, luật của các quốc gia… Khi hiểu được Luật thương mại quốc tế là gì, bạn sẽ dễ dàng thấy được vai trò quan trọng của ngành này trong mối quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, đồng thời đây cũng là yếu tố giúp nâng cao tình hữu nghị giữa các quốc gia với nhau.

Luật thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh các hoạt động thương mại trong 2 trường hợp sau: [1] các hoạt động thương mại giữa các quốc gia với nhau và [2] các hoạt động thương mại giữa các chủ thể ở hai quốc gia khác nhau.

2. Học ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL như thế nào?

Hiện nay, có rất nhiều bạn khi tìm hiểu về ngành Luật thương mại quốc tế không hình dung được vì không biết ngành này học về các nội dung gì. 

Khi theo học ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về pháp luật trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, bạn sẽ được cung cấp kiến thức về các quy định của Hiến pháp trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật về kinh doanh thương mại khác, cũng như các quy định của các đạo luật cụ thể điều chỉnh trực tiếp các hoạt động kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực quốc tế.

Thời gian đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL kéo dài trong 4 năm, được chia làm 8 học kỳ. Khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành là 130 tín chỉ.

Chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế của UEL được xây dựng gồm 3 phần: [1] xã hội nhân văn, [2] pháp luật cơ sở và [3] phần chuyên ngành liên quan chủ yếu đến luật pháp trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

Về mặt kiến thức, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ nắm rõ được các đạo luật cụ thể điều chỉnh trực tiếp các hoạt động kinh doanh như Luật thương mại quốc tế; Luật doanh nghiệp; Luật phá sản; Luật cạnh tranh; Luật đầu tư… Các đạo luật khác có quan hệ điều chỉnh gián tiếp các hoạt động kinh doanh như Luật sở hữu trí tuệ; Luật dân sự; Luật môi trường; Luật đất đai; Luật lao động; Luật thuế… Các Nghị quyết của Quốc hội; các Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản dưới luật về kinh tế.

Về mặt kỹ năng, sau khi ra trường, sinh viên được đảm bảo đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương 500 điểm TOEIC.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Luật thương mại quốc tế tại UEL trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế Khóa 21 của UEL

Bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn, tại UEL còn có chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế chất lượng cao với nhiều lợi thế dành cho sinh viên khi theo học, cụ thể như:

– Sinh viên được tiếp cận chương trình học tiên tiến với nội dung chuyên sâu và nâng cao theo định hướng nghiên cứu gắn liền với thực tiễn;

– Sinh viên được nâng cao khả năng tiếng Anh thông qua môi trường học tập và giảng dạy sử dụng bằng tiếng Anh;

– Sinh viên được tiếp cận với phương pháp giảng dạy và học tập hiện đại, lấy người học làm trung tâm, giúp người học hoàn thiện các kỹ năng phát triển bản thân; 

– Sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo được thiết kế rất linh hoạt, tạo sự chủ động cho sinh viên trong việc học vượt, học ngành chính, ngành phụ và học song ngành;

– Sinh viên được củng cố các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các chương trình kiến tập, thực tập, tham quan tại các công ty, doanh nghiệp hàng đầu cả ở trong và ngoài nước;

– Sinh viên được thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với các nhà quản trị xuất sắc, các doanh nhân tiêu biểu, các nhà tuyển dụng hàng đầu và các cựu sinh viên thành đạt;

– Sinh viên được học tập và sinh hoạt trong khu đô thị Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô đầu tư hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và trong khu vực;

– Sinh viên được cung cấp nguồn học bổng đa dạng, được trao đổi với sinh viên quốc tế và có cơ hội được đi du học tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới.

– Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các chương trình liên kết quốc tế, chuyển tiếp sang học tại các trường Đại học đối tác của UEL ở  Mỹ, Pháp, Anh, Úc…

3. Điểm chuẩn ngành Luật thương mại quốc tế của UEL

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Luật thương mại quốc tế sau khi tốt nghiệp UEL

Ngày nay, sẽ không khó để thấy được sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc tế. Điều này đẩy mạnh mọi hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia với nhau. Lúc này, hệ thống pháp luật thương mại quốc tế trở nên vô cùng cần thiết và đây chính là “cơ hội vàng” đem lại việc làm đa dạng cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Luật thương mại quốc tế. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong xã hội như:

– Làm chuyên viên dịch vụ pháp lý tại các công ty luật tư nhân, các văn phòng luật, hoặc trong các cơ quan nhà nước, chuyên giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại.

– Làm chuyên viên tư vấn pháp luật tại các văn phòng luật sư, các công ty luật, chuyên thực hiện các công việc tư vấn pháp lý cho các công ty, doanh nghiệp trong việc tham gia ký kết các hợp đồng thương mại với quốc tế.

– Làm chuyên gia nghiên cứu về luật thương mại quốc tế, hoặc làm biên tập viên cho các vấn đề liên quan đến pháp luật.

– Làm công tác nghiên cứu trong Viện Kinh tế hoặc các Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật.

– Làm giảng viên giảng dạy về Luật thương mại tại các cơ sở đào tạo giáo dục, các trường đại học, cao đẳng.

– Làm luật sư trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có thể tham gia tranh tụng tại các phiên toà giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Ngành Luật thương mại quốc tế được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Hy vọng những thông tin trong bài viết “Review ngành Luật thương mại quốc tế trường Đại học Kinh tế – Luật [UEL]: “Cơ hội vàng” cho sinh viên thời kỳ hội nhập” sẽ giúp các bạn có thêm cơ sở trong việc lựa chọn ngành học tương lai của mình.

Bài viết liên quan

  • Review trường Đại học Kinh tế – Luật [UEL]: Cứ đi học là có “bồ”
  • Luật Kinh tế - Đại Học Ngân Hàng TPHCM
  • Luật - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • Quản trị du lịch và lữ hành - Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Quản trị kinh doanh - Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM

Chủ Đề