Luyện tập mắt chữa nhược thị

Việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách bệnh nhược thị rất quan trọng, trẻ bị nhược thị cần được điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị nhược thị cho trẻ trước 4 tuổi chỉ mất 5 – 7 ngày, muộn hơn là hằng tuần, muộn hơn nữa phải mất hằng tháng. Nhưng khi trẻ 7 tuổi trở lên mới được phát hiện và điều trị thì cơ hội chữa khỏi bệnh rất khó khăn. Sau 1-2 năm mắc bệnh, thị lực của trẻ bị giảm nhiều, thậm chí, đến tuổi trưởng thành, thị lực của bệnh nhân giảm xuống mức 1/50, 1/100, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống…

Khi điều trị nhược thị, tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp bịt mắt lành để chữa nhược thị cho mắt lác là phương pháp cổ xưa nhất, nhưng cho đến ngày nay, nó vẫn được ứng dụng nhiều nhất do có hiệu quả nhanh, cao và dễ thực hiện nhất. Trong rất nhiều trường hợp, chỉ cần chữa trị bằng phương pháp bịt mắt đơn giản là khỏi. Ngoài ra, nhược thị còn được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, làm thay đổi thị hướng ngoại tâm lệch lạc của mắt nhược thị trở về thị hướng chính tâm.

Bên cạnh đó, bệnh nhi có thể được áp dụng phương pháp tập luyện phục hồi chức năng thị giác bằng các bài tập đơn giản như nhặt thóc. Trộn lẫn thóc với gạo rồi khuyến khích trẻ nhặt riêng từng loại. Nó vừa như trò chơi khiến trẻ thích thú lại vừa giúp trẻ chữa bệnh nhược thị hiệu quả. Cũng có thể để trẻ tập bằng máy chuyên dụng với sự hướng dẫn của các bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa.

Việc điều trị bao gồm:

  • Điều trị hoặc điều chỉnh lại những rối loạn về mắt gây nhược thị.
  • Làm cho mắt bị nhược thị hoạt động để thị giác có thể phát triển bình thường

1. Điều trị những bệnh nguyên nhân

Chẳng hạn như những người bị tật khúc xạ [cận thị hoặc viễn thị] có thể điều chỉnh được bằng cách mang kính, những người bị đục thủy tinh thể có thể phẫu thuật để điều trị v.v…

Nhược thị là tình trạng giảm thị lực một hoặc hai mắt gây ra sự chênh lệch thị lực của hai mắt do bất thường về trục thần kinh thị giác. Não bộ nhận tín hiệu thị giác từ bên mắt tốt hơn và loại bỏ tín hiệu bên mắt yếu. Lâu dần mắt yếu hơn giảm thị lực, gây ra sự chênh lệch thị lực hai mắt, đó là bản chất của nhược thị.

Việc điều trị nhược thị phụ thuộc rất nhiều vào tuân thủ điều trị của bệnh nhân, do đó bác sĩ cần hướng dẫn bệnh nhân kỹ lưỡng cách điều trị nhược thị tại nhà hiệu quả và tái khám định kỳ để đánh giá kết quả điều trị.

Nguyên nhân nhược thị là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây nhược thị:

  • Các bệnh gây cản trở đường đi từ ánh sáng vào mắt: Sụp mi nặng, màng đồng tử, đục thủy tinh thể bẩm sinh, tổn thương dịch kính... Tiên lượng nặng hơn khi các tổn thương này xảy ra ở một bên.

  • Lác mắt: Gây ra tình trạng song thị nên não bộ sẽ loại bỏ tín hiệu từ một bên mắt mà chỉ xử lý hình ảnh mắt bên kia. Lâu dần một bên mắt bị giảm thị lực.

  •  Tật khúc xạ: Gồm cận thị, viễn thị và loạn thị. Điều kiện để những tật khúc xạ này gây nhược thị là người bệnh mắc các tật khúc xạ ở mức độ nặng. 

  • Lệch khúc xạ: Khúc xạ hai mắt không đều nhau. Gây nhược thị ở mắt có độ khúc xạ cao hơn, do hình ảnh của vật trên võng mạc luôn rõ nét ở mắt có độ khúc xạ thấp hơn. 

Chẩn đoán nhược thị như thế nào?

Chẩn đoán nhược thị cần dựa trên biểu hiện lâm sàng và cả các chỉ số cận lâm sàng [tức là phải dùng tới máy móc kiểm tra].

Về mặt biểu hiện lâm sàng:

  • Do giảm thị lực một hoặc hai mắt nên bệnh nhân thường nheo mắt, nhắm mắt, nghiêng đầu mới nhìn rõ được vật.

  • Có thể kèm theo lác hoặc không.

  • Không phân biệt được độ nông sâu.

  • Có thể có các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị là nguyên nhân gây nhược thị.

Chẩn đoán nhược thị cần dựa vào cả lâm sàng và cận lâm sàng

Cận lâm sàng: 

  • Đo thị lực: Mức thị lực chẩn đoán là

Chủ Đề