Mắc covid bao lâu thì phát bệnh

Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp nên nguy cơ tiếp xúc  F0 của mỗi người đều rất lớn. Vậy sau khi tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh? Sau bao lâu thì test cho kết quả chính xác?

Trên thực tế, sau khi biết mình vừa tiếp xúc với F0, chúng ta cần làm test nhanh hoặc đến cơ sở y tế làm xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm có chính xác hay không phụ thuộc vào người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào việc tiêm vắc xin

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, nếu như bạn chưa tiêm vắc xin thì thời gian sớm nhất để cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 tiếng, còn trong trường hợp đã tiêm vắc xin thì thời gian này kéo dài hơn, từ 5 đến 7 ngày. Nguyên nhân là do khi xâm nhập vào cơ thể người, virus Sars-CoV-2 cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến khi số lượng virus đủ lớn để các phương pháp test có thể phát hiện ra.

Các chuyên gia khuyến cáo, trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, dù đã tiêm vắc xin hay chưa, mọi người cũng nên có ý thức tự cách ly, tuân thủ 5K, thường xuyên rửa tay và theo dõi các triệu chứng để tránh lây bệnh cho người khác.

Sau khi tiếp xúc với F0 cần test và khai báo y tế

Vắc xin hiện tại dù đã có hiệu quả cao nhưng cũng không thể đảm bảo 100% không lây nhiễm, một người nhiễm bệnh dù chưa phát bệnh cũng có khả năng lây cho người khác. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 59% số người lây bệnh từ F0 không có triệu chứng. Với những người có triệu chứng, nếu như test nhanh ra kết quả âm tính thì cần test lại lần 2 sau đó khoảng 24 đến 36 tiếng. Nếu lần hai vẫn cho kết quả âm tính thì cần xét nghiệm PCR để khẳng định chính xác.

Khi Covid-19 vẫn là mối đe dọa với cộng đồng, tiêm chủng vẫn là cách tốt nhất để chúng ta bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Ngoài ra, mỗi người cần có ý thức tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tránh tụ tập đông người, luôn đeo khẩu trang, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ thông thoáng. Trong trường hợp tiếp xúc với F0, cần test theo đúng hướng dẫn về thời gian như trên và khai báo với trạm y tế tại địa phương để được hướng dẫn các bước tiếp theo.

Nhưng thời gian lây nhiễm ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cường độ tiếp xúc và phản ứng của hệ thống miễn dịch của họ.

Nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người sẽ không còn lây nhiễm từ 5 đến 6 ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện.

Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy 1/3 số người nhiễm Covid-19 có khả năng lây nhiễm lâu hơn 5 ngày, theo Healthline.

Nghiên cứu mới cho thấy những người bị nhiễm Covid-19 nhẹ có thể lây nhiễm trung bình trong 6 ngày

Theo nghiên cứu do Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston [Mỹ] thực hiện, bệnh nhân bị nhiễm biến thể Omicron vẫn có khả năng lây nhiễm cho người từng nhiễm Covid-19.

Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu từ 56 bệnh nhân mới được chẩn đoán, trong đó có 37 người nhiễm chủng Delta và 19 người nhiễm biến thể mới Omicron. Tất cả đều bị bệnh nhẹ, với các triệu chứng giống như cúm, và không ai phải nhập viện.

Kết quả cho thấy, cho dù là biến thể nào hoặc cho dù đã tiêm chủng 2 hoặc 3 mũi hay chưa tiêm chủng, những người tham gia "trung bình loại bỏ virus sống trong khoảng 6 ngày sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng”.

“Và cứ 4 người thì có 1 người còn thải virus sống đến hơn 8 ngày”, tiến sĩ Amy Barczak từ Bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Boston [Mỹ], đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết, theo hãng tin Reuters.

Test nhanh có thể phát hiện lượng virus cao và hiện được cho là hiệu quả trong việc biết được liệu F0 có còn có thể lây nhiễm hay không

Nghiên cứu hiện được đăng trên trang chờ duyệt medRxiv.

Tiến sĩ Barczak cho biết: “Mặc dù không biết chính xác đủ bao nhiêu virus sống mới có thể lây truyền bệnh cho người khác, nhưng những dữ liệu này cho thấy những người bị nhiễm Covid-19 nhẹ có thể lây nhiễm trung bình trong 6 ngày và đôi khi lâu hơn”, theo Reuters.

Vì vậy, các quyết định về cách ly cần phải tính đến những thông tin này, cho dù là biến thể nào hoặc đối với người đã tiêm chủng hay chưa.

Nên cách ly bao lâu để tránh lây Covid-19 cho người khác?

Các quan chức y tế hiện khuyến cáo F0 nên cách ly từ 7 đến 10 ngày, trong khi một số nước chỉ quy định từ 5 - 10 ngày.

Để biết chính xác F0 có còn khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác không, các chuyên gia y tế khuyên không nên làm xét nghiệm PCR vì nó rất nhạy cảm và có thể phát hiện một lượng nhỏ virus không lây nhiễm.

Còn test nhanh có thể phát hiện lượng virus cao và hiện được cho là hiệu quả trong việc biết được liệu F0 còn có thể lây nhiễm hay không, theo Healthline.

Tin liên quan

Hơn một tuần trước, tôi khởi phát triệu chứng đầu tiên, test nhanh dương tính. Sau 4 ngày, tôi gần như hết các triệu chứng, chỉ đôi lúc còn ho. Tới ngày thứ 5 kể từ khi phát bệnh, tôi test âm tính, kết thúc cách ly, quay trở lại công việc như bình thường. Vậy đã an toàn chưa, thưa bác sĩ?

Trả lời:

Thực tế hiện nay có rất nhiều bệnh nhân Covid-19 chỉ sau 4-5 ngày, thậm chí 2-3 ngày đã hết các triệu chứng, xét nghiệm âm tính, nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh, có thể an tâm quay trở lại sinh hoạt, làm việc. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm.

Với bệnh nhân Covid-19, sau 10 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên mới có thể coi bạn đã an toàn. Lý do thứ nhất, test nhanh âm tính chưa thể khẳng định bạn đã hết virus. Nếu độ nhạy test không cao hoặc lấy mẫu không đúng quy trình, kỹ thuật [có thể lấy mẫu chưa trúng vị trí] thì test sẽ không thể hiển thị kết quả chính xác. Thứ hai, ngay cả khi test nhạy, bạn đã lấy mẫu đúng cách và kết quả là âm tính thì hết virus cũng không đồng nghĩa với bệnh sẽ không tiến triển nặng lên.

Một bệnh nhân Covid-19 nặng phải trải qua 3 pha của bệnh, gồm pha nhiễm cấp, pha phổi và pha miễn dịch. Pha nhiễm cấp được tính trong khoảng thời gian 0-5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ở giai đoạn này, virus bắt đầu tấn công cơ thể và dần nhân lên mạnh mẽ, có thể xuất hiện ở hầu hết dịch xét nghiệm nên phần trăm phát hiện dương tính rất cao.

5 ngày tiếp theo [pha phổi, là ngày thứ 5-10 kể từ khi khởi phát triệu chứng], tải lượng virus giảm xuống đáng kể, kết quả xét nghiệm có thể sẽ âm tính. Tuy nhiên, đây là giai đoạn virus có thể tấn công vào phổi. Giai đoạn còn lại [pha miễn dịch] liên quan đến các bệnh nhân viêm phổi ARDS, có sốc... điều trị tại các đơn vị hồi sức cấp cứu.

Như vậy, qua 10 ngày mà bệnh nhân không có triệu chứng bất thường, SpO2 ổn định, tức là virus không tấn công vào phổi, lúc này mới có thể an tâm được.

Nhóm cần lưu ý nhất là những người nguy cơ trở nặng cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người chưa tiêm vaccine. Nhóm này nên theo dõi sức khỏe, đặc biệt là chỉ số SpO2, đến khi đủ 10 ngày. Những người trẻ, đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 ít có nguy cơ hơn, tuy nhiên vẫn nên theo dõi sức khỏe.

Một số người lo lắng vì sau 10 ngày khởi phát triệu chứng vẫn có kết quả dương tính. Thực tế, âm tính hay dương tính không là vấn đề đáng lo nếu bạn đã qua đủ thời gian nói trên. Thứ nhất, về nguy cơ trở nặng, kết quả xét nghiệm vẫn dương tính nhưng đã qua 10 ngày thì không còn nguy cơ diễn tiến nặng nữa. Thứ hai, về khả năng lây, người ta cũng chứng minh sau 10 ngày kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên, nguy cơ lây rất thấp, gần như không có. Như vậy, bạn không cần lo lắng nếu gặp tình huống trên.

Bên cạnh đó, test vạch đậm hay mờ chỉ có ý nghĩa xác định nồng độ virus, khả năng lây của bạn cao hay thấp, không liên quan đến khả năng trở nặng.

    Đang tải...

  • {{title}}

Bác sĩ Phạm Văn Phúc
Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Thời gian ủ bệnh hay tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid ở người bình thường là cơ sở để thực hiện sàng lọc và kiểm soát sự lây lan virus trong cộng đồng. Cùng các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tìm hiểu về thời gian nhiễm bệnh đối với người bình thường sau khi tiếp xúc virus SARS-CoV-2 thông qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Virus SARS-CoV-2 ngoài môi trường có khả năng tồn tại như thế nào?

Tất cả những mất mát và tổn thất trong suốt thời gian qua trên toàn cầu được xuất phát từ virus SARS-CoV-2 - tác nhân dẫn đến đại dịch Covid-19. Bên ngoài môi trường, virus có thể tổn tại ở đâu và thời gian sống của nó bao lâu là thắc mắc chung của không ít người.

Trước khi đi tìm lời giải cho nghi vấn tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid, bạn nên biết trong môi trường tự nhiên, sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 và thời gian sống của chúng như thế nào để có cách phòng tránh.

Khả năng tồn tại của virus SARS-CoV-2 theo nhiệt độ

Virus SARS-CoV-2 có khả năng sống khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường, nhiệt độ và độ ẩm.

  • Ở mức nhiệt độ từ 40 - 200, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong khoảng thời gian là 5 ngày.

  • Đối với mức nhiệt trên 200, khả năng sống của virus sẽ có xu hướng yếu dần và từ 330 trở lên thì hoạt động yếu, ít có khả năng lây nhiễm.

  • Đối với mức nhiệt từ 560 trở lên thì chúng sẽ mất khả năng lây nhiễm sau thời gian là 30 phút.

Khả năng sống của virus SARS-CoV-2 thay đổi ở các mức nhiệt khác nhau

Virus SARS-CoV-2 sống chủ yếu trên các bề mặt tiếp và trong không khí, không thể tự bay vào mũi con người mà chủ yếu thông qua bàn tay. Do đó mà Bộ y tế khuyến cáo người dân đưa tay lên mặt, mũi, miệng và rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn. Tia UV và các dung dịch sát khuẩn y tế có khả năng tiêu diệt virus trong khoảng thời gian 60 phút.

Thời gian virus SARS-CoV-2 tồn tại trong không khí và bề mặt

Virus tồn tại trọng không khí thông qua giọt bắn từ người bệnh lúc ho, hắt hơi và bám lên các bề mặt khi có sự tiếp xúc. Khả năng lây lan của virus trong môi trường cực kỳ nhanh và có thể tồn tại nhiều giờ liền trên bề mặt.

  • Ở nhiệt độ bình thường, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại dưới dạng giọt nước lơ lửng trong không khí lên đến 3 giờ sau khi bắn ra từ người bệnh lúc ho, hắt hơi.

  • Đối với các bề mặt tiếp xúc khác nhau thì khả năng sống của virus cũng có sự thay đổi. Chúng sống lâu nhất khi ở trên bề mặt các vật làm từ nhựa hoặc thép với thời gian có thể là 3 ngày. Đối với bề mặt thép không gỉ và đồng thì chúng tồn tại khoảng 48 giờ. Cuối cùng là bề mặt của tấm bì cứng thì chúng có thể tồn tại trong khoảng 24 giờ.

Virus SARS-CoV-2 tồn tại dưới dạng nước lơ lửng trong không khí khoảng 3 giờ

Sự tồn tại của virus trong không khí hay bất cứ đâu mặc dù quan trọng nhưng không phải là tất cả đối với công tác phòng chống dịch mà chủ yếu phụ thuộc vào ý thức bảo vệ mình trước đại dịch của mọi người.

2. Người bình thường tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid?

Để xác định người bị Covid hay không sẽ được khẳng định sau khi thực hiện test nhanh kháng nguyên hoặc kết quả xét nghiệm PCR. Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thực hiện test nhanh hoặc xét nghiệm Covid khi có biểu hiện nghi ngờ hay tiếp xúc với người nhiễm virus.

Tiếp xúc mầm bệnh bao lâu thì kiểm tra có kết quả chính xác?

Người bị Covid sẽ được khẳng định sau khi cán bộ y tế thực hiện test nhanh kháng nguyên hay xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, thời điểm để có kết quả chính xác là âm hay dương tính còn tùy thuộc vào người được kiểm tra đã tiêm vacxin hay chưa.

  • Sau 24 - 48 giờ, những trường hợp chưa tiêm vacxin, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh sẽ có thể cho kết quả kiểm tra dương tính.

  • Những người đã tiêm vacxin thì sau khi tiếp xúc với virus, sau thời gian 5 - 7 ngày kết quả kiểm tra có thể dương tính với Covid.

Sau 24 - 48 giờ kiểm tra Covid sẽ có kết quả chính xác nếu chưa chích ngừa

Sau khi xâm nhập, virus SARS-CoV-2 cần có thời gian để phát triển, khi nồng độ virus đạt đến một mức độ nhất định có thể gây bệnh thì test nhanh hay xét nghiệm kiểm tra mới có kết quả chính xác nhất. Nếu bạn thực hiện kiểm tra sớm hơn thời gian nói trên, nồng độ virus chưa đạt mức có thể cho kết quả âm tính.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh bạn cần tự cách ly theo đúng quy định để tránh sự lây lan cho những người xung quanh trong khoảng thời gian chờ đợi kết quả kiểm tra chính xác nhất. Khoảng thời gian này đối với từng cá nhân chính là câu trả lời cho nghi vấn tiếp xúc với người nhiễm Covid bao lâu thì bị bệnh.

Thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc mầm bệnh là bao lâu?

Khoảng thời gian từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh lần đầu tiên cho đến khi xuất hiện triệu chứng Covid khởi phát thì gọi là thời gian ủ bệnh. Tùy vào thể trạng của từng cá nhân và chủng virus phơi nhiễm mà thời gian ủ bệnh Covid sẽ có sự khác nhau.

  • Theo công bố từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ [CDC Mỹ] thì thời gian ủ bệnh Covid-19 có thể là từ 2 - 14 ngày tùy từng trường hợp.

  • Trung bình thì thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 là 5 ngày, biến thể Delta thời gian ngắn hơn là từ 2 - 4 ngày. Đặc biệt, biến chủng Omicron thời gian ủ bệnh còn ngắn hơn các biến chủng khác.

Trong khoảng thời gian này, virus đã sự tồn tại trong cơ thể người và vẫn có khả năng lây nhiễm sang người khác. Chính vì vậy mà những trường hợp khi đã có sự phơi nhiễm với virus thì dù không xuất hiện triệu chứng cũng không được tính là an toàn. Covid hoàn toàn có thể lây lan nhanh chóng kể cả khi chưa xuất hiện triệu chứng. Hơn nữa, hiện nay do đã được tiêm phòng vacxin nên có rất nhiều các trường hợp dương tính với Covid nhưng không có biểu hiện nên bất kể ai cũng phải nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ chính mình.

Thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh để bảo vệ bản thân và những người xung quanh

Bạn có thể tìm hiểu về vấn đề người bình thường tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid để có thêm thông tin cho bản thân, tuy nhiên, phòng bệnh vẫn tốt hơn so với việc nhiễm bệnh mới bắt đầu lo lắng. Hiện nay, phương pháp bảo vệ bản thân tốt nhất chính là tiêm vacxin phòng Covid theo quy định của Bộ y tế.

Tự bảo vệ mình chính là bảo vệ đất nước trước đại dịch toàn cầu Covid-19. Mọi vấn đề có liên quan đến dịch bệnh hay sức khoẻ, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề