Mẫu báo cáo thực hành nghiệm lại lực đẩy acsimets

Bài 11: Thực Hành Nghiệm Lại Lực Đẩy Ác-Si-Mét

Nội dung bài học bài 11 thực hành nghiệm lại lực đẩy Ácsimét chương 1 vật lý lớp 8. Giúp các bạn biết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ácsimét, trình bày được nội dung thực hành và biết sử dụng thành thạo lực kế, bình chia độ, bình tràn.

I. Chuẩn Bị

Cho mỗi nhóm học sinh:

– Một lực kế 0 – 2,5N

– Một vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng \(\)\(50cm^3\)

– Một bình chia độ

– Một giá đỡ

– Kẻ sẵn các bảng ghi kết quả vào vở.

II. Nội Dung Thực Hành

1. Đo lực đẩy Ác-si-mét

a. Đo trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí (Hình 11.1)

Cách đo: Treo vật vào lực kế để thẳng đứng, đọc chỉ số trên lực kế từ đó suy ra trọng lượng P của vật.

b. Đo lực F tác dụng vào lực kế khi vật chìm trong nước (Hình 11.2)

Cách đo: Treo vật nặng vào lực kế, sau đó nhúng vào cốc nước, để lực kế thẳng đứng. Đọc chỉ số trên lực kế từ đó suy ra lực F tác dụng vào lực kế khi vật chìm trong nước.

C1 trang 40 SGK Vật Lý 8: Xác định độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng công thức \(F_A = …..\) đo ba lần, lấy kết quả ghi vào báo cáo.

Lời giải:

Công thức: \(F_A = d.V\)

Cách khác: Xác định độ lớn của lực đẩy Ácsimét bằng công thức \(F_A = P – F\)

Trong đó P là trọng lượng của vật (đo được bằng lực kế) khi vật ở ngoài không khí và F là hợp lực của các lực tác dụng lên vật (đo được bằng lực kế) khi vật chìm trong nước.

2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật

a. Đo thể tích của vật nặng, cũng chính là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

– Đánh dấu mực nước trong bình trước khi nhúng vật vào (Hình 11.3) – vạch 1 \((V_1)\).

– Đánh dấu mực nước trong bình sau khi nhúng vật chìm trong nước (Hình 11.4) – vạch 2 \((V_2)\).

C2 trang 41 SGK Vật Lý 8: Thể tích V của vật được tính thế nào?

Lời giải:

Thể tích (V) của vật được tính theo công thức: \(V = V_2 – V_1\).

Cách khác: Thể tích V của vật được tính theo công thức \(V = (V_2 – V_1)\)

Trên thành bình của bình chia độ, người ta khắc các vạch ứng với thể tích của lượng nước có mặt thoáng nằm ngang các vạch đỏ.

b. Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật.

– Dùng lực kế đo trọng lượng của bình nước khi nước ở mức 1: \(P_1\).

– Đổ thêm nước vào bình đến mức 2. Đo trọng lượng của bình nước khi nước ở mức 2: \(P_2\).

C3 trang 41 SGK Vật Lý 8: Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính bằng cách nào?

Lời giải:

Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính theo công thức: \(P_N = P_2 – P_1\).

3. So sánh kết quả đo P và \(F_A\). Nhận xét và rút ra kết luận

Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

III. Mẫu báo cáo thực hành

Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét

Họ và tên học sinh: ………………………….. Lớp………………..

1. Trả lời câu hỏi:

C4 trang 42 SGK Vật Lý 8: Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức?

Lời giải:

Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: \(F_A = d.V\)

Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị: \(N/m^3\)

V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, đơn vị: \(m^3\)

C5 trang 42 SGK Vật Lý 8: Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét cần phải đo những đại lượng nào?

Lời giải:

Để kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét, ta cần phải đo:

a. Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét \((F_A)\)

b. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ \((P_N)\)

2. Kết quả đo lực đẩy Ác-si-mét

Lần đo Trọng lượng P của vật (N) Hợp lực F của trọng lượng và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật được nhúng chìm trong nước (N) Lực đẩy Ác-si-mét \(F_A = P – F(N)\)
1 1,5 0,7 0,8
2 1,6 0,8 0,7
3 1,5 0,8 0,7

Kết quả trung bình:

\(F_A = \frac{F_{A_1} + F_{A_2} + F_{A_3}}{3}\)

\(= \frac{0,8 + 0,8 + 0,7}{3} = 0,77(N)\)

3. Kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật

Lần đo Trọng lượng \(P_1 (N)\) Trọng lượng \(P_2 (N)\) Trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ: \(P_N = P_2 – P_1(N)\)
1 1 1,7 0,7
2 1 1,8 0,8
3 0,9 18 0,9

\(P = \frac{P_{N_1} + P_{N_2} + P_{N_3}}{3}\)

\(= \frac{0,7 + 0,8 + 0,9}{3} = 0,8N\)

4. Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận

+ Kết quả đo có sai số, do có các sai sót trong quá trình đo, hoặc do đọc sai giá trị lực kế.

+ Kết luận: Nếu bỏ qua sai số trong quá trình đo thì lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Trên là bài soạn bài 11 thực hành nghiệm lại lực đẩy Ácsimét chương 1 vật lý lớp 8. Nội dung bài thực hành giúp bạn viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ácsimét, trình bày được nội dung thực hành.

Các bạn đang xem Bài 11: Thực Hành Nghiệm Lại Lực Đẩy Ác-Si-Mét thuộc Chương I: Cơ Học tại Vật Lý Lớp 8 môn Vật Lý Lớp 8 của HocTapHay.Com. Hãy Nhấn Đăng Ký Nhận Tin Của Website Để Cập Nhật Những Thông Tin Về Học Tập Mới Nhất Nhé.

Bài Tập Liên Quan:

  • Bài 18: Câu Hỏi Và Bài Tập Tổng Kết Chương I Cơ Học
  • Bài 17: Sự Chuyển Hóa Và Bảo Toàn Cơ Năng
  • Bài 16: Cơ Năng
  • Bài 15: Công Suất
  • Bài 14: Định Luật Về Công
  • Bài 13: Công Cơ Học
  • Bài: 12 Sự Nổi
  • Bài 10: Lực Đẩy Ác-Si-Mét
  • Bài 9: Áp Suất Khí Quyển
  • Bài 8: Áp Suất Chất Lỏng – Bình Thông Nhau
  • Bài 7: Áp Suất
  • Bài 6: Lực Ma Sát
  • Bài 5: Sự Cân Bằng Lực – Quán Tính
  • Bài 4: Biểu Diễn Lực
  • Bài 3: Chuyển Động Đều – Chuyển Động Không Đều
  • Bài 2: Vận Tốc
  • Bài 1: Chuyển Động Cơ Học