Mẫu biên bản đánh giá lại hàng tồn kho năm 2024

Công ty muốn lập biên bản đánh giá lại TSCĐ để làm căn cứ ghi sổ kế toán thì nên sử dụng mẫu biên bản nào? – Huy Hùng [An Giang].

1. Mẫu 04-TSCĐ về biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và hướng dẫn sử dụng

Mẫu 04-TSCĐ về biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và hướng dẫn sử dụng

Đơn vị:...................

Bộ phận:.................

Mẫu số 04 - TSCĐ

[Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính]

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ

Ngày .....tháng .....năm 2023 Số: .................

Nợ:.................

Có: .................

- Căn cứ Quyết định số :..........ngày .......tháng .......năm ........

Của ....................................................................................................Về việc đánh giá lại TSCĐ

- Ông/Bà .............................Chức vụ ........................Đại diện ......................Chủ tịch Hội đồng

- Ông/Bà ..............................Chức vụ ........................Đại diện .............................Uỷ viên

- Ông/Bà ..............................Chức vụ ........................Đại diện .............................Uỷ viên

Đã thực hiện đánh giá lại giá trị các TSCĐ sau đây:

STT

Tên, ký mã hiệu, quy cách [cấp hạng] TSCĐ

Số hiệu

TSCĐ

Số thẻ

TSCĐ

Giá trị đang ghi sổ

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

Chênh lệch

Nguyên

giá

Hao

mòn

Giá trị

còn lại

Tăng

Giảm

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

Cộng

X

X

Kết luận:.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Ngày ... tháng ... năm 2023

Uỷ viên/người lập

Kế toán trưởng

Chủ tịch Hội đồng

[Ký, họ tên]

[Ký, họ tên]

[Ký, họ tên]

Ghi rõ tên đơn vị [hoặc đóng dấu đơn vị], bộ phận sử dụng biên bản.

- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định [gọi tắt là TSCĐ] là chứng từ nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch [tăng, giảm] do đánh giá lại TSCĐ.

- Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.

Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ. Tại đây ghi tên, chức vụ, đại diện của thành viên Hội đồng đánh giá TSCĐ.

Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

Ghi giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại. Nếu đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này phải tách ra thành 3 cột: Nguyên giá, Hao mòn, Giá trị còn lại.

Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.

Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023

Mẫu 04-TSCĐ về biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

[Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet]

2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định

Căn cứ Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC, tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định được quy định như sau:

[i] Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng [Ba mươi triệu đồng] trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

[ii] Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại đoạn [i] nêu trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại đoạn [i] nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

- Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

- Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

[iii] Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 [sửa đổi năm 2013, năm 2014, năm 2020].

[iv] Đối với các công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ đã ban hành trước Nghị định 59/2011/NĐ-CP có giá trị lợi thế kinh doanh được tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp tài sản và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định thì thực hiện phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh theo quy định tại Thông tư 138/2012/TT-BTC.

Biên bản kiểm kê hàng tồn kho là gì?

Biên bản kiểm kê hàng tồn kho là văn bản do kế toán, thủ kho và những người có liên quan lập ra nhằm mục đích xác định số lượng, giá trị của các vật tư, công cụ, hàng hóa còn trong kho ở thời điểm kiểm kê. Trong quá trình kiểm kê, biên bản kiểm kê là chứng từ bắt buộc phải được lập.

Biên bản đánh giá lại tài sản cố định là gì?

[2] - Biên bản đánh giá lại tài sản cố định [gọi tắt là TSCĐ] là chứng từ nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch [tăng, giảm] do đánh giá lại TSCĐ.

Giá gốc của hàng tồn kho là gì?

2. Giá gốc hàng tồn kho. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Hàng tồn kho được xác định như thế nào?

Hàng tồn kho: Là những tài sản: [a] Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; [b] Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; [c] Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Chủ Đề