Mỡ lợn sôi ở bao nhiêu độ năm 2024

Mỡ lợn tương tự như dầu ăn, là nguyên liệu dùng để chiên, rán, xào đồ ăn. Không thể phủ nhận mỡ lợn làm món ăn trở nên thơm ngon hơn rất nhiều. Rán mỡ lợn cũng không hề khó tuy nhiên để mỡ lợn luôn trắng, không bị vàng sau khi rán và thơm lâu thì lại cần có bí quyết riêng.

Theo đầu bếp, có rất nhiều cách giúp mỡ lợn ngon và trắng thơm tuy nhiên có cách đơn giản nhất đó chính là cho nước vào. Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao rán mỡ lợn lại cho nước. Hơn nữa cho nước vào không sợ bị bắn mỡ hay sao.

Đầu bếp đã lý giải có 3 lý do nên cho nước khi rán mỡ mà ai nghe xong cũng phải làm theo ngay, đó chính là:

1. Thêm nước vào khi rán mỡ lợn để trắng hơn

Khi rán mỡ lợn, nếu bạn cho trực tiếp mỡ hoặc bì lợn vào thì phần mỡ tiếp xúc dưới đáy nồi sẽ bị làm nóng quá nhanh, rất dễ bị cháy và chuyển sang màu nâu đen. Từ đó dẫn đến màu sắc chung của mỡ lợn sau khi rán sẽ bị vàng hoặc nâu đen mà không có màu trắng đẹp.

Nếu cho nước vào, mỡ sẽ được làm nóng và cách nhiệt với chảo bằng nước, nhiệt độ sôi của nước là 100 độ không khiến mỡ bị cháy.

Vì vậy, thêm nước vào khi rán mỡ lợn có thể khiến nhiệt độ của mỡ ổn định, cuối cùng mỡ lợn sẽ có màu trắng và không bị đen.

Hơn nữa, cho nước vào mỡ lợn ngay từ đầu rồi mới rán sẽ không lo bị bắn mỡ. Hơn nữa nước cũng sẽ bốc hơi dần trong quá trình rán.

2. Thêm nước để rán mỡ lợn sẽ an toàn hơn

Vì nhiệt độ của mỡ lợn khi rán rất cao, nếu bạn chỉ rán mỡ trực tiếp mà không cho nước ngay từ đầu vào, mỡ bắn ra gây bỏng rất nguy hiểm.

Nếu bạn cho nước vào, mỡ lợn được đun sôi với nước, nước được đun sôi ở bên dưới cùng của chảo, còn lớp mỡ bên trên được cách nhiệt bởi lớp nước nên không bị quá nóng, ít nguy hiểm hơn. Về sau, nước ở đáy nồi sẽ từ từ bay hơi, mỡ lợn cuối cùng có thể được đun sôi kỹ, toàn bộ quá trình an toàn và đảm bảo hơn.

3. Rán mỡ lợn với nước để thơm hơn

Vì mùi thơm trong mỡ lợn chủ yếu đến từ khí dễ bay hơi trong mỡ, mỡ và chất này dễ bay hơi và tan ra khi gặp nhiệt độ cao, nên nếu rán trực tiếp mà không cho nước vào lúc đầu thì mỡ lợn sẽ bị khê hoặc không thơm.

Nếu rán mỡ lợn với tốc độ quá nhanh thì khí thơm bên trong sẽ tan nhanh hơn, dẫn đến mỡ lợn luộc cuối cùng không thơm như đun với nước.

Mỗi loại dầu ăn sẽ có nhiệt độ sôi khác nhau, và mức độ sôi như thế nào để vừa đảm bảo món ăn ngon, vừa tốt cho sức khỏe? Mọi thắc về nhiệt độ sôi của dầu ăn sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Để thay thế cho các loại mỡ động vật trước đây [chứa quá nhiều chất béo và không tốt cho sức khỏe] thì ngày nay đa số người tiêu dùng đều lựa chọn dầu ăn [cả loại từ thực vật và động vật] để chế biến các món ăn hàng ngày cho gia đình.

Tuy nhiên nếu sử dụng dầu ăn không đúng cách rất dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chính bởi vậy, rất nhiều người dùng quan tâm về nhiệt độ sôi của các loại dầu ăn sao cho tốt nhất. Để có câu trả lời cho thắc mắc này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của songlongoil.com nhé!

Tìm hiểu về nhiệt độ sôi của các loại dầu ăn

Nhiệt độ sôi của dầu ăn là gì?

Trước hết để biết về nhiệt độ sôi của các loại dầu ăn bạn cần phải biết, nhiệt độ sôi của dầu ăn là gì. Nhiệt độ sôi của dầu ăn là mức nhiệt độ giới hạn an toàn cho sức khoẻ, nếu vượt quá mức nhiệt này thì chúng có thể trở thành chất độc gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch,…

Nhiệt độ sôi của dầu ăn là bao nhiêu?

Dầu ăn gồm nhiều loại khác nhau có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật, tuỳ vào thành phần và quy trình chế biến khác nhau mà có nhiệt độ sôi khác nhau. Vậy, dầu sôi ở bao nhiêu độ? Để kiểm tra được nhiệt độ dầu sôi trong quá trình nấu nướng bạn có thể sử dụng máy đo nhiệt độ tiếp xúc.

Sau đây là bảng thông tin nhiệt độ sôi của một số loại dầu ăn phổ biến hiện nay.

Dầu Điểm sôi [độ C] Sử dụng Dầu Canola 242 Chiên, nướng, trộn salad Mỡ lợn/ Mỡ heo 138-201 Nướng, chiên Dầu bắp 236 Chiên, nướng, trộng salad, làm macgarin, pha giòn Dầu Ô liu 190 Chiên, nướng, trộn salad, làm macgarin Dầu cọ 230 Nấu ăn, ướp hương Dầu lạc 231 Chiên, nấu, trộn salad, làm macgarin Dầu vừng 177 Nấu ăn, chiên chín Dầu đậu nành 241 Nấu ăn, trộn salad, dầu thực vật, macgarin, tạo giòn Dầu hướng dương 246 Nấu ăn, trộn salad, macgarin, tạo giòn

Cách sử dụng dầu ăn an toàn cho sức khỏe

Nhiệt độ chiên của dầu an toàn khi nấu ăn tại nhà

Bạn có thể dùng thiết bị kiểm tra nhiệt độ để kiểm tra nhiệt độ dầu ăn đang sôi là bao nhiêu độ, đối chiếu với tiêu chí dưới đây để chủ động hơn trong quá trình đun nấu:

  • Nhiệt độ xào: 120°C.
  • Nhiệt độ chiên: 160 – 180°C.
  • Nướng lò: trung bình 180°C

Không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại

Rất nhiều người có thói quen khi chiên, rán thức ăn thường dùng nhiều dầu mỡ để thức ăn chín đều và không bị hư hại xoong nồi. Sau khi rán xong, thay vì đổ đồ mỡ thừa đi thường giữ lại chiên đi chiên lại hoặc rán, xào các món ăn cho bữa ăn sau. Tuy nhiên, đây là cách không tốt cho sức khỏe chút nào.

Tốt nhất bạn nên sử dụng dầu ăn cho một lần, vì nếu đun sôi lại nhiều lần dầu dễ bị oxy hoá làm cho các vitamin và dinh dưỡng trong dầu ăn cũng mất đi. Bên cạnh đó, nếu sử dụng lại nhiều lần thì mùi vị và màu sắc của thức ăn cũng sẽ thay đổi, ảnh hưởn đến thẩm mỹ, vị giác và sức khỏe của bạn.

Không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại

Không dùng dầu ăn ở nhiệt độ quá cao

Lưu ý tiếp theo mà bạn nên quan tâm và tránh đó chính là không nên chờ tới khi dầu ăn sôi và bốc khói mới cho thức ăn vào chế biến. Ở nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng, phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu ăn và còn có thể gây ra các chất độc hại, khởi nguồn cho các bệnh tim mạch, ung thư...

Nhiệt độ sôi của dầu và mỡ là khác nhau chính bởi vậy khi nấu nướng bạn nên để dầu ăn ở nhiệt độ vừa phải, nhất là các món chiên xào thì không để dầu bị cháy. Khi chế biến, nên để chảo thật nóng rồi mới cho dầu và thực phẩm vào.

Nhận biết nhiệt độ dầu qua cảm quan bằng cách dầu càng sôi lâu thì nhiệt độ càng tăng, tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng trong gia đình khi bạn dùng số lượng dầu nhỏ, còn nếu bạn làm việc trong các nhà hàng, khách sạn sử dụng lượng dầu lớn, khó nhận biết bạn có thể dùng các loại máy đo nhiệt độ để nhận định độ sôi của dầu.

Ăn loại dầu phù hợp

Dầu ăn thực vật

Trong căn bếp của mỗi gia đình nên có 2 loại dầu ăn: loại phù hợp cho chiên, rán [loại dầu có khả năng chịu nhiệt cao] và loại dầu chỉ dùng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi [dầu hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu…]

Để có sức khỏe tốt thì khi nấu ăn tốt nhất nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật. Bởi mỡ động vật cung cấp lipid để cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể, cung cấp cholesterol cho cơ thể mặc dù số lượng không nhiều còn dầu thực vật có tác dụng cung cấp các axit béo không no [omega3 và omega6].

Mỡ động vật

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc dùng dầu thực vật và mỡ động vật nên chia theo đối tượng người dùng:

  • Trẻ em và người khỏe mạnh bình thường: sử dụng song song dầu thực vật và mỡ động vật theo tỷ lệ 50-50
  • Người béo phì, cholestorol cao, mỡ máu, có nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường: chỉ nên dùng dầu thực vật để giảm lượng béo.
  • Người mắc bệnh tim mạch: dùng hoàn toàn dầu thực vật.

Trên đây là các thông tin mà songlongoil.com vừa mang tới cho bạn về nhiệt độ chiên của dầu ăn, những thông tin bổ ích ví dụ như mỡ sôi bao nhiêu độ, cách sử dụng dầu ăn an toàn, hi vọng qua bài viết này giúp bạn sử dụng dầu ăn để chiến các món ăn hàng ngày hiệu quả nhất. Cám ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.

Mỡ heo sôi ở nhiệt độ bao nhiêu?

Nhiệt độ sôi của dầu chính là giới hạn an toàn cho sức khỏe. Cụ thể, dầu oliu là 190 độ C, dầu lạc 230 độ C, dầu vừng 177 độ C, dầu đậu nành 240 độ C, mỡ lợn 130-200 độ C.

Mỡ lợn đông ở nhiệt độ bao nhiêu?

Thông tin về Mỡ heo lưng đông lạnh Supergel nhập khẩu Pháp Trữ đông ở nhiệt độ -18 độ C.

Trong quá trình chế biến dầu mỡ ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một chất rất độc đó là chất gì?

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dầu ăn, mỡ khi chiên rán ở nhiệt độ cao [thường trên 180 độ C] sẽ xảy ra các phản ứng hóa học, sinh ra các chất aldehyt, chất ôxy hóa... đều là những chất rất có hại cho sức khỏe.

Chiên rán nên dùng dầu gì?

Ví dụ như chiên rán là quá trình nấu nướng cần gia nhiệt trong thời gian dài nên cần ưu tiên chọn đúng các loại dầu có khả năng chịu nhiệt độ cao như: Dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu Cọ, dầu dừa…

Chủ Đề