Mỗi ngày một người trưởng thành nên ngủ trung bình bao nhiêu tiếng 8 tiếng?

Bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, Phụ trách Đơn vị Rối loạn giấc ngủ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, một giấc ngủ ngon phải đảm bảo đầy đủ về mặt thời gian và chất lượng của giấc ngủ. Trong đó, thời gian ngủ thay đổi theo độ tuổi. Trẻ sơ sinh ngủ từ 16 đến 20 tiếng một ngày, trẻ em dưới 14 tuổi ngủ trung bình khoảng 10 tiếng. Người trưởng thành 18-40 tuổi ngủ 8 tiếng và người già khoảng 6 tiếng một ngày. 

Giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn là ngủ nông và ngủ sâu. Thời gian của giai đoạn ngủ sâu càng lâu thì chất lượng giấc ngủ càng tốt. Đây là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một giấc ngủ ngon.

Thiếu ngủ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng và không thể tập trung làm việc vào ngày hôm sau. Ảnh: CD

Bác sĩ Hạnh cho biết, giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng trong cơ thể con người, giúp cơ thể tái tạo, loại bỏ và bài tiết các chất có hại trong cơ thể. Hiện nay có khoảng 60% người dân bị bệnh rối loạn giấc ngủ ở độ tuổi trưởng thành vì không đảm bảo được thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ.

Nhiều người do đặc thù công việc nên phải thường xuyên thức khuya làm việc khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể bị rối loạn, dẫn đến tình trạng khó ngủ vào ban đêm. Thiếu ngủ và ngủ không ngon giấc làm người bệnh nhanh già, dễ cáu giận, căng thẳng, không thể tập trung làm việc vào hôm sau và phát sinh một số bệnh khác. 

Theo bác sĩ, não bộ có cách ngủ riêng, giấc ngủ của não bộ không tính theo giờ giống mà tính theo chu kỳ. Nếu ngủ đủ chu kỳ của não bộ, mọi người sẽ có một cơ thể khỏe khoắn, tràn đầy sinh lực khi thức dậy. Vì vậy, giấc ngủ có chất lượng tốt sẽ làm cho não bộ có thể nghỉ ngơi đầy đủ. Khi ngủ 5 tiếng nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe, không bị mệt mỏi và mất tập trung vào hôm sau.

"Thông thường, người lớn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng vào ban đêm. Tuy nhiên nếu công việc bắt buộc phải thức khuya để hoàn thành thì cần ngủ ít nhất là 5 tiếng", bác sĩ Hạnh khuyên.

Mất ngủ là loại rối loạn chiếm đa số trong các loại rối loạn giấc ngủ. Trong cuộc sống hiện đại, con người đang phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong cuộc sống sinh hoạt nên số người bị bệnh mất ngủ từ đó cũng tăng lên. Vì thế mất ngủ được xem như một "căn bệnh thời đại".

Khi nói đến giấc ngủ, mọi người thường nghĩ "ngủ càng nhiều càng tốt". Nhưng theo một nghiên cứu mới của Đại học Tim mạch Mỹ thì không đơn giản như vậy.

Nghiên cứu nói gì?

Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu được thu thập trong Khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Mỹ, theo dõi phản hồi từ hơn 14.000 người trong thời gian trung bình 7,5 năm. Những người được khảo sát ở lứa tuổi trung bình là 46 tuổi.

Các nhà nghiên cứu đã đặc biệt thu thập thời gian ngủ của những người tham gia cũng như điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch và mức độ protein phản ứng C của họ - đây là một dấu hiệu viêm dẫn đến bệnh tim.

Điều thú vị là kết quả cho thấy ngủ trong khoảng thời gian này dẫn đến điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch thấp hơn hẳn. Điểm số này càng cao thì nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ càng cao.

Cụ thể, những người ngủ từ 6 - 7 giờ mỗi đêm thực sự có nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ thấp nhất so với những người ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc nhiều hơn 7 tiếng, theo Mbg.

Để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn để về tim khác, một trong những cách đơn giản nhất là tuân theo một lịch trình ngủ ổn định

Shutterstock

 

Dựa trên những kết quả này, nghiên cứu cho thấy ngủ từ 6 - 7 tiếng ít là tốt nhất cho tim. Tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ Kartik Gupta, lưu ý rằng, những người ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc nhiều hơn 7 tiếng có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn, theo Mbg.

Nếu ngủ nhiều hơn 7 tiếng thì điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch không cao hơn, nhưng mức độ protein phản ứng C cao hơn.

Cần lưu ý rằng nghiên cứu mới này đưa ra khoảng thời gian ngủ tốt nhất là 6 - 7 tiếng, trong khi Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyến nghị, nên ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận thêm các kết quả.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nhu cầu ngủ của mỗi người mỗi khác. Ngoài việc đặt mục tiêu ngủ bao nhiêu mỗi đêm, cần phải xem cảm giác của bạn khi thức dậy vào buổi sáng để biết bạn ngủ có ngon giấc hay không, theo Mbg.

Bởi vì không phải ngủ đủ 7 tiếng là ngủ ngon giấc cả 7 tiếng, bác sĩ Gupta nhắc lại.

Tất nhiên, đừng hoảng sợ nếu thỉnh thoảng có một đêm khó ngủ. Tác hại của việc thiếu ngủ tích lũy theo thời gian, phải sau một thời gian dài thì thiệt hại mới xảy ra", bác sĩ Gupta lưu ý.

Nhưng để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn để về tim khác, một trong những cách đơn giản nhất là tuân theo một lịch trình ngủ ổn định.

Mỗi ngày một người trưởng thành nên ngủ bảo nhiêu tiếng?

Các tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ uy tín đã đưa ra các khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi: thanh thiếu niên [14-17 tuổi]: 8-10 giờ mỗi ngày; thanh niên [18-25 tuổi]: 7-9 giờ mỗi ngày; người trưởng thành [26-64 tuổi]: 7-9 giờ mỗi ngày; người già [trên 65 tuổi]: 7-8 giờ mỗi ngày.

Mỗi ngày một người trưởng thành nên ngủ trung bình bảo nhiêu giờ đồng hồ để bảo vệ và giữ gìn hệ thần kinh?

Nên đi ngủ lúc nào là tốt nhất ? Thời gian ngủ hợp lý theo từng độ tuổi.

1 ngày cơ bảo nhiêu tiếng?

Có thể nói, nhờ các nền văn minh cổ đại xác định và bảo tồn quy luật phân chia thời gian mà xã hội hiện đại ngày nay có được quy luật 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút và 1 phút có 60 giây.

Người Nhật ngày ngủ bảo nhiêu tiếng?

Trung bình giấc ngủ của người dân Nhật Bản chỉ khoảng 6 giờ 25 phút mỗi ngày, xếp sau cả Hàn Quốc và Ả Rập Xê Út với thời lượng ngủ trung bình 6 giờ 30 phút mỗi ngày. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy 40% của người Nhật ngủ ít hơn 6 tiếng.

Chủ Đề