Một IU bằng bao nhiêu ml?

Chào mừng các bạn đến với góc chia sẻ kiến thức của Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Việt Sinh. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên phải cân đo đong đếm thể tích và khối lượng. Chúng ta thường hay thắc mắc không biết 1 ml thì bằng bao nhiêu cm3, 1g bằng bao nhiêu ml, 1 ml bằng bao nhiêu giọt, hay 1 lít bằng bao nhiêu ml. Vì vậy hôm nay mình muốn đề cấp với các bạn về một số khái niệm đo lường này. Nào chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nhé! Xem thêm:  Thiết kế phòng thí nghiệm
  • Bút đo pH nước ATC
  • Bút đo pH đất Takemura DM13 Nhật Bản
  • Bút đo EC nước

ml là gì?

ml là gìml là chữ viết tắt của milliliter theo nghĩa đen có nghĩa là một phần nghìn [“milli”] của một lít. 1 mililit [ml] cũng là 1 centimet khối [cc]. Nói cách khác, 1 mililit tương đương với một khối lập phương nhỏ với mỗi cạnh bằng 1 cm [1 ml = 0,001 lít = cm3].

1 lít bằng bao nhiêu ml?

Lít thường được viết tắt là L. Một lít chỉ là một loạt các mililít gộp lại với nhau. Trong thực tế, 1000 ml tạo nên 1 lít: 1 lít = 1.000 ml 1 lít cũng là 1 decimet khối [dm3]. Nói cách khác 1 lít tương đương với một khối lập phương có kích thước cạnh 1 dm. [1 lít = 1 dm3]. Trong thực tế ta lại còn bắt gặp những câu hỏi như 1 ml bằng bao nhiêu giọt hay 1ml bằng bao nhiêu g, 1ml bằng bao nhiêu cc. Đó là những câu hỏi mang tính chất ước lượng nên không thể đo đếm chính xác được mà để có câu trả lời thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa. Để trả lời cho câu hỏi 1ml bằng bao nhiêu g thì ta cần hiểu đây là hai đơn vị đo lường khác nhau, một cái là đơn vị đo thể tích, một cái là đơn vị đo khối lượng nên tùy vào đặc tính của mỗi chất mà chúng ta có cách quy đổi khác nhau.1 lít bằng bao nhiêu mlDựa vào khối lượng riêng của mỗi chất chúng ta sẽ xác định chính xác được 1 ml sẽ bằng bao nhiêu gam. Ví dụ như: Nước có khối lượng riêng 1 [g/cm3] nên 1 ml nước sẽ bằng 1 g nước Xăng có khối lượng riêng là 0,7 [g/cm3] nên 1 ml xăng sẽ tương đương 0,7 g xăng Như vậy cùng 1 thể tích nhưng khối lượng xăng lại nhẹ hơn nước.

Vậy còn câu hỏi 1 ml bằng bao nhiêu giọt thì sao?

Đây lại là câu hỏi khó có câu trả lời chính xác nhất vì không những nó phụ thuộc vào độ nhớt của chất lỏng mà nó còn phụ thuộc vào độ lớn nhỏ của đường ống tạo giọt. Vì vậy việc xác định này sẽ dựa trên kinh nghiệm thực tế là chủ yếu.

1 chỉ bằng bao nhiêu gam?

Sẵn đây mình sẽ giới thiệu thêm cho các bạn một dạng quy đổi nữa mà mọi người cũng hay thắc mắc đó là 1 chỉ bằng bao nhiêu gam. Chỉ ở đây đó là đơn vị đo lường vàng. Nó dùng để chỉ khối lượng của vàng.1 chỉ bằng bao nhiêu gamTheo quy ước về phép quy đổi đơn vị khối lượng của vàng 1 lượng = 1 cây = 10 chỉ = 37.5 gram. Vậy 1 cây/ lượng vàng nặng 37.5 gram. 1 chỉ = 10 phân = 3.75 gram. Vậy 1 chỉ vàng nặng 3.75 gram. Như vậy là mình đã giới thiệu qua với các bạn 1 số câu hỏi thường gặp về quy đổi thể tích như 1 lít bằng bao nhiêu ml. Mong là sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc của mình nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong chuyên đề tiếp theo. Để được tư vấn chi tiết, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn sử dụng và báo giá cụ thể, hãy liên hệ ngay với Visitech – Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Việt Sinh qua các thông tin bên dưới:

Có một thực trạng là nhiều bệnh nhân ĐTĐ đang mắc một số sai sót trong sử dụng bơm 1ml để tiêm insulin dạng lọ. Trong đó có thao tác quan trọng là lấy liều tiêm. Sau đây là các thông tin hướng dẫn cụ thể từ tổ DLS-TTT BVĐK tỉnh Hà Tĩnh

Hiện nay, do chi phí điều trị rẻ nên Insulin dạng lọ cho điều trị bệnh nhân ĐTĐ vẫn sử dụng nhiều tại Việt Nam, đặc biệt là các bệnh viện tuyến dưới, các vùng có kinh tế còn khó khăn. Loại bơm tiêm 1ml [ bơm U40 và Bơm U100] thường dùng phù hợp với  dạng lọ insulin [Lọ U40 và lọ U100] để bệnh nhân dể dàng lấy liều tiêm nhất. Nhưng qua một số nghiên cứu trong nước và quốc tế mới nhất cho thấy một số sai sót còn diễn ra trong sử dụng insulin dạng lọ đã và đang ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều trị ĐTĐ, trong đó có thao tác lấy liều tiêm. Vì vậy, thông qua bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra các hướng dẫn chi tiết, củ thể hơn để bệnh nhân có thể lấy liều tiêm chính xác.

Tổng quan về các loại insulin dạng lọ và các loại bơm tiêm sử dụng

1. Lọ insulin

Hiện nay có 2 loại lọ insulin với các nồng độ 40 IU/mlvà 100 IU/ml [].

- Cấu tạo insulin lọ: Lọ thủy tinh, chứa dung dịch hoặc hỗn dịch insulin, chân không. Lọ được đậy bằng nắp cao su dẻo, kín, trên cùng có nắp cứng.

2. Bơm tiêm 1ml

- Các loại bơm tiêm:

Có 3 loại bơm tiêm 1 ml hiện đang được sử dụng cho insulin dạng lọ.

Hình 1: Các loại bơm tiêm

Các loại bơm tiêm hiện tại đang được sử dụng:

+ Bơm tiêm 40 IU/ml, nắp đỏ: khuyến cáo Sử dụng cho lọ U40 [40 IU/ml] [12 - 12,7 mm, 30 G].

+ Bơm tiêm 100 IU/ml, nắp cam: khuyến cáo sử dụng cho lọ U100 [100 IU/ml]  [12 – 12,7 mm, 30 G].

+ Bơm không chuyên dụng 1 ml: không được khuyến cáo sử dụng [12 - 12,7 mm, 26 G].

- Cấu tạo chung của bơm tiêm 1ml:

 Hình 2: cấu tạo bơm tiêm

Bơm tiêm 1 ml cấu tạo gồm ba phần chính: Thân bơm tiêm, kim tiêm, piston

+ Thân bơm tiêm: Là một ống dài hình trụ, có vạch chia, thể tích 1 ml. Với bơm tiêm 40 IU/ml thì có 40 vạch chia 0 đến 40 IU, khoảng cách giữa 2 vạch là 1 IU. Với bơm tiêm 100 IU/ml thì có 50 vạch chia từ 0 đến 100 IU, khoảng cách giữa 2 vạch là 2 IU []. Bơm 1 ml không chuyên dụng có 2 thang đo, thang đó thứ nhất có có 50 vạch từ 0 đến 1 ml, khoảng cách giữa 2 vạch là 0,02 ml. Thang đo thứ 2 có 40 vạch, ký hiệu  10-20-30-40-50-60-70-80 với 40 vạch và không có đơn vị đo, khoảng cách giữa 2 vạch có thể hiểu là 0,025ml.

+ Kim tiêm: Kim được bao ngoài bằng một nắp chụp để bảo vệ đầu kim, kim được gắn liền với bơm tiêm hoặc không tùy vào loại bơm tiêm.

+ Piston có nút đẩy sau cùng, gloăng cao su ở đầu nhằm duy trì độ kín cho bơm và chọn liều theo vạch đầu gloăng.

- Đặc điểm chung của kim tiêm

Đối với kim tiêm insulin, có 2 thông số cần quan tâm là cỡ kim [đơn vị là gauge, ký hiệu G] và độ dài kim [đơn vị tính là inch hoặc mm]. Cỡ kim [gauge] là thông số biểu thị cho độ lớn đường kính ngoài của mũi kim. Khuyến cáo sử dụng cỡ kim từ 29 G đến 32 G khi tiêm insulin, không nên sử dụng cỡ kim bé hơn 29 G bởi sẽ gây đau nhiều hơn []. Về độ dài mũi kim, hiện có sẵn trên thị trường các sản phẩm với độ dài mũi kim từ 4 - 12,7 mm. Tuy nhiên, do insulin được tiêm dưới da, độ dài mũi kim được khuyến cáo sử dụng là từ 4 - 6 mm [].
3. Cách lấy liều tiêm

Trước khi sử dụng insulin dạng lọ, bước đầu tiên cần phải luôn luôn phải kiểm tra tính tương thích của bơm tiêm và lọ thuốc [].

Bảng 2: Lựa chọn bơm tiêm

Theo các khuyến cáo hiện nay, thì bơm 40UI dùng cho lọ 40U, bơm 100UI dùng chọ lọ 100U. Tuy nhiên do tính sẵn có, chi phí điều trị cao khi dùng các loại bơm này và bảo hiểm không chấp nhận thanh toán bơm tiêm 1ml kèm theo nên bệnh nhân hầu hết phải tiết kiệm chi phí bằng cách tăng số lần tái sử dụng bơm tiêm, dùng bơm tiêm không phù hợp hoặc dùng bơm tiêm không chuyên dụng 1ml. Sau đây là các hướng dẫn lấy liều cho tất cả các trường hợp, phù hợp với tình hình thực tế.

Chủ Đề