Một người đứng trước gương phẳng và cách gương phẳng một đoạn 50 cm

Trang trước Trang sau

Sử dụng định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới

+ Góc tới bằng góc phản xạ.

Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, cùng chiều, có độ lớn bằng vật, khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương.

Quảng cáo

Có thể vẽ ảnh của một điểm sáng qua gương phẳng bằng hai cách:

+ Cách 1: vẽ hai tia tới bất kì tới gương, vẽ tia phản xạ. Đường kéo dài của hai tia phản xạ cắt nhau ở đâu thì đó là vị trí của ảnh.

+ Cách 2: Lấy đối xứng điểm sáng qua gương phẳng.

Bài 1. Hai người M và N đứng trước một gương phẳng như hình vẽ.

a] Bằng hình vẽ hãy xác định vùng quan sát được ảnh của từng người. Từ đó cho biết hai người có nhìn thấy nhau trong gương không?

b] Nếu hai người cùng tiến đến gương với cùng vận tốc theo phương vuông góc thì họ có nhìn thấy nhau trong gương không?

c] Một trong hai người di chuyển theo phương vuông góc với gương để nhìn thấy nhau. Hỏi họ phải di chuyển về phía nào? Cách gương bao nhiêu?

Hiển thị đáp án

a]

Từ hình vẽ

Ta có vùng quan sát được ảnh M’ của M được giới hạn bởi Gương PQ và các tia PC; QD.

Vùng quan sát được ảnh N’ của N được giới hạn bởi Gương PQ và các tia PA; QB

Vị trí cuỉa mỗi người đều không nằm trong vùng quan sát ảnh của người kia nên họ không nhìn thấy nhau trong gương.

b] Nếu hai người cùng tiến đến gương theo phương vuông góc với vận tốc như nhau thì khoảng cách từ họ đến gương không thay đổi nên họ vẫn không nhìn thấy nhau trong gương.

c] Khi một trong hai người tiến đến gương theo phương vuông góc

Xét 2 trường hợp.

1] Người M di chuyển, người N đứng yên.

Từ hình vẽ ta thấy: Để nhìn thấy ảnh N’ của người N trong gương thì người M phải tiến vào gần gương đến vị trí M1 thì bắt đầu nhìn thấy N’ trong gương.

2] Người N di chuyển, người M đứng yên.

Từ hình vẽ ta thấy: Để nhìn thấy ảnh M’ của người M trong gương thì người N phải tiến ra xa gương đến vị trí N1 thì bắt đầu nhìn thấy M’ trong gương.

Quảng cáo

Bài 2. Chiếu một chùm sáng SI vào gương phảng G. Tia phản xạ IR. Giữ tia tới cố định, quay gương một góc α quang một trục ⊥với mặt phẳng tới. Tính góc quay của tia phản xạ tạo bởi tia IR và IR’.

Hiển thị đáp án

a] Trường hợp trục quay qua I

Gọi góc tạo bởi tia IR và IR’ là

Theo định luật phản xạ AS ta có:

b] Trường hợp trục quay bất kỳ

Vậy khi gương quay đi một góc α thì tia phản xạ quay đi cùng chiều một góc 2α

Bài 3. Cho gương phẳng hình vuông cạnh a đặt thẳng đứng trên nền nhà, mặt hướng vào tường và song song với tường. Trên sàn nhà sát chân tường, trước gương có điểm sáng điểm S

a] Xác định kích thước của vệt sáng trên tường do chùm tia phản xạ từ gương tạo nên.

b] Khi gương dịch chuyển với vận tốc v vuông góc với tường [Sao cho gương luôn ở vị trí thẳng đứng và song song với tường] thì kích thước của vệt sáng trên tường thay đổi như thế nào ? giải thích. Tìm vận tốc của ảnh S’

Hiển thị đáp án

a]

Xét sự phản xạ ánh sáng nằm trong mặt phẳng thẳng đứng

Ta có S’ là ảnh của Svà đối xứng với S qua gương, S’SC có AB là đường trung bình nên SC = 2Ab = 2a.

Tương tự với các cạnh còn lại vậy vệt sáng trên tường là hình vuông có cạnh = 2a

b]

Khi nguồn sáng S ở sát chân tườngvà di chuyển gương theo phương vuông góc với tường [đến gần hoặc ra xa tường] thì kích thước của vệt sáng không thay đổi. Luôn là hinhg vuông cạnh là 2a. Vì SC luôn bằng 2AB = 2a

Trong khoảng thời gian t gương di chuyển với vận tốc v và đi được quãng đường BB’ = vt.

Cũng trong thời gian đó ảnh S’ của S dịch chuyển với vận tốc v’ và đi được quãng đường S’S” = v’t

Theo tính chất ảnh và vật đối xứng nhau qua gương ta có:

SB’ = B’S” ⇔SB + BB’ = B’S’+ S’S” [1]

SB = BS’ ⇔ SB = BB’ + B’S’ [2]

Thay [2] và [1] ta có: BB’ + B’S’+ BB’ = B’S’+S’S” ⇔ 2BB’ = S’S”

Hay v’t = 2vt ⇔ v’ = 2v.

Quảng cáo

Bài 4. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng G cố định và chuyển động với vận tốc v đối với gương. Xác định vận tốc của ảnh S’ đối với gương và đối với S trong trường hợp.

a] S chuyển động song song với gương

b] S chuyển động vuông góc với gương.

c] S chuyển động theo phương hợp với mặt phẳng gương một góc α

Hiển thị đáp án

a] Trường hợp S chuyển động song song với gương.

Vì S’ đối xứng với S qua gương nên vận tốc của S’ đối với gương cócùng độ lớn, song song và cùng chiều với v đối với gương. Còn vận tốc của S’ đối với S bằng 0.

b] Trường hợp S chuyển động vuông góc với gương.

Vận tốc của S’ đối với gương có cùng độ lớn, cùng phương và ngược chiều với v. Vận tốc của S’ đối với S cùng phương và ngược chiều và có độ lớn bằng 2v.

c] S chuyển động theo phương hợp với mặt phẳng gương một góc α

Lúc này có thể coi S vừa chuyển động song song với gương [với vận tốc v1], vừa chuyển động vuông góc với gương [với vận tốc v2]

Ta có v1 = v.cosα và v2 = v.sinα

Vậy vận tốc của S’ đối với gương là v1 = v.cosα còn vận tốc của S’ đối với S là 2.v2 = 2v.sinα theo phương vuông góc với gương.

Bài 5.

Cho hình vẽ, S là 1 điểm sáng cố định nằm trước 2 gương Giáo viên và G2. Gương G1 quay quanh I1, Gương G2 quay quanh I2 [Điểm I1 và I2 cố định]. Biết . Gọi ảnh của S qua Giáo viên là S1, qua G2 là S2, tính góc φ hợp giữa 2 mặt phản xạ của hai gương sao cho khoảng cách S1S2 là

a] Nhỏ nhất.

b] Lớn nhất

Hiển thị đáp án

Vì vật và ảnh đối xứng nhau qua gương nên. Khi hai gương quay ta có S1 chạy trên đường tròn tâm I1 bán kính I1S và S2 chạy trên đường tròn tâm I2 bán kính I2S

a] S1S2 nhỏ nhất khi S1 và S2 trùng nhau tại giao điểm thức 2 S’ của hai đường tròn. Khi đó, mặt phẳng phản xạ của 2 gương trùng nhau vậy φ = 180°

b] S1S2 lớn nhất khi S1 và S2 nằm ở hai đầu đường nối tâm của hai đường tròn. Khi đó I1 và I2 là điểm tới của các tia sáng trên mỗi gương.

Bài 6. Chiếu một tia sáng hẹp vào một gương phẳng. Nếu cho gương quay đi một góc α quanh một trục bất kì nằm trên mặt gương và vuông góc với tia tới thì tia phản xạ sẽ quay đi một góc bao nhiêu? Theo chiều nào?

Hiển thị đáp án

* Xét gương quay quanh trục O từ vị trí M1 đến vị trí M2 [Góc M1OM1 = α] lúc đó pháp tuyến cũng quay 1 góc N1KN2 = α [Góc có cạnh tương ứng vuông góc].

Tóm lại: Khi gương quay một góc α quanh một trục bất kì thì tia phản xạ sẽ quay đi một góc 2α theo chiều quay của gương

Bài 7.

Hai gương phẳng M1, M2 đặt song song có mặt phản xạ quay vào nhau. Cách nhau một đoạn d. Trên đường thẳng song song với hai gương có hai điểm S, O với các khoảng cách được cho như hình vẽ

a] Hãy trình bày cách vẽ một tia sáng từ S đến gương M1 tại I, phản xạ đến gương M2 tại J rồi phản xạ đến O

b] Tính khoảng cách từ I đến A và từ J đến B

Hiển thị đáp án

a] Chọn S1 đối xứng S qua gương M1; Chọn O1 đối xứng O qua gương M2 , nối S1O1 cắt gương M1 tại I , gương M2 tại J. Nối SIJO ta được tia cần vẽ

b] ∆S1AI ~ ∆S1BJ

Bài 8: Một người cao 1,65 m đứng đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng. Mắt người đó cách đỉnh đầu 15 cm.

a] Mép dưới của gương cách mặt đất ít nhất là bao nhiêu để người đó nhìn thấy ảnh của chân trong gương?

b] Mép trên của gương cách mặt đất nhiều nhất bao nhiêu để người đó thấy ảnh của đỉnh đầu trong gương?

c] Tìm chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương.

d] Các kết quả trên có phụ thuộc vào khỏng cách từ người đó tới gương không? vì sao?

Hiển thị đáp án

a] Để mắt thấy được ảnh của chân thì mép dưới của gương cách mặt đất nhiều nhất là đoạn IK

Xét ∆B’BO có IK là đường trung bình nên:

b] Để mắt thấy được ảnh của đỉnh đầu thì mép trên của gương cách mặt đất ít nhất là đoạn JK

Xét ∆O’OA có JH là đường trung bình nên:

Mặt khác : JK = JH + HK = JH + OB

⇒ JK = 0,075 + [1,65 – 0,15] = 1,575m

c] Chiều cao tối thiểu của gương để thấy được toàn bộ ảnh là đoạn IJ.

Ta có : IJ = JK – IK = 1,575 – 0,75 = 0,825m

d] Các kết quả trên không phụ thuộc vào khoảng cách từ người đến gương do trong các kết quả không phụ thuộc vào khoảng cách đó. Nói cách khác, trong việc giải bài toán dù người soi gương ở bất cứ vị trí nào thì các tam giác ta xét ở phần a, b thì IK, JK đều là đường trung bình nên chỉ phụ thuộc vào chiều cao của người đó.

Bài 9. Người ta dự định đặt bốn bóng điện tròn ở bốn góc của một trần nhà hình vuông mỗi cạnh 4m và một quạt trần ở chính giữa trần nhà. Quạt trần có sải cánh [Khoảng cách từ trục quay đến đầu cánh] là 0,8m. Biết trần nhà cao 3,2m tính từ mặt sàn. Em hãy tính toán thiết kế cách treo quạt để sao cho khi quạt quay. Không có điểm nào trên mặt sàn bị sáng loang loáng.

Hiển thị đáp án

Để khi quạt quay, không một điểm nào trên sàn bị sáng loang loáng thì bóng của đầu mút quạt chỉ in trên tường và tối đa là đến chân tường C và D.

Vì nhà hình hộp vuông, ta chỉ xét trường hơph cho một bóng, các bóng còn lại là tương tự [Xem hình vẽ bên]

Gọi L là đường chéo của trần nhà:

Khoảng cách từ bóng đèn đến chân tường đối diện là:

T là điểm treo quạt, O là tân quay của cánh quạt. A, B là các đầu mút khi cánh quạt quay. Xét ∆S1IS3 ta có:

Khoảng cách từ quạt đến điểm treo là : OT = IT – OI = 1,6 – 0,45 = 1,15 m.

Vậy quạt phải treo cách trần nhà tối đa là 1,15 m.

Bài 10.

Ba gương phẳng [G1], [G21], [G3] được lắp thành một lăng trụ đáy tam giác cân như hình vẽ

Trên gương [G1] có một lỗ nhỏ S. Người ta chiếu một chùm tia sáng hẹp qua lỗ S vào bên trong theo phương vuông góc với [G1]. Tia sáng sau khi phản xạ lần lượt trên các gương lại đi ra ngoài qua lỗ S và không bị lệch so với phương của tia chiếu đi vào. Hãy xác định góc hợp bởi giữa các cặp gương với nhau.

Hiển thị đáp án

Vì sau khi phản xạ lần lượt trên các gương, tia phản xạ ló ra ngoài lỗ S trùng đúng với tia chiếu vào. Điều đó cho thấy trên từng mặt phản xạ có sự trùng nhau của tia tới và tia ló. Điều này chỉ xảy ra khi tia KR tới gương G3 theo hướng vuông góc với mặt gương. Trên hình vẽ ta thấy:

Bài 11:

Hai gương phẳng giống nhau AB và AC được đặt hợp với nhau một góc 60°, mặt phản xạ hướng vào nhau [A,B,C tạo thành tam giác đều]. Một nguồn sáng điểm S di chuyển trên cạnh BC. Ta chỉ xét trong mặt phẳng hình vẽ.

a] Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S, phản xạ lần lượt trên AB, AC rồi về S.

b] Hãy tính góc tạo bởi tia tới từ S đến gương AB và tia phản xạ cuối cùng.

c] Với vị trí nào của S trên BC thì tổng đường đi của tia sáng trong câu a] là bé nhất?

Hiển thị đáp án

Vẽ hình:

a] S1 là ảnh của S qua gương AB ⇒ S1 đối xứng với S qua AB

S2 là ảnh của S1 qua gương AC ⇒ S2 đối xứng với S 1 qua AC

Ta nối S2 với S cắt AC tại J, nối J với S1 cắt AB tại I

⇒ SI, IJ, JS là ba đoạn của tia sáng cần dựng.

b] Dựng hai phỏp tuyến tại I và J cắt nhau tai O

Góc tạo bởi tia phản xạ JK và tia tới SI là ∠ISK

Theo tính chất góc ngoài tam giác ta có:

c]

Tổng độ dài ba đoạn:

SI + IJ + JS = S1I + IJ + JS = S1J + JS = S2J + JS = S2S

[Đối xứng trục]

Vậy SI + IJ + JS = S2S

Ta có:

∠ S1AS = 2 ∠ S1AB [1]

∠ S1AS2 = 2 ∠ S1AC [2]

Lấy [2] – [1]:

∠ S1AS2 - ∠ S1AS = 2[∠S1AC - ∠ S1AB]

⇒ ∠ SAS2 = 2 ∠BAC

⇒ ∠ SAS2 = 120°

Xét tam giác cân SAS2 tại A, có ∠A = 120°

⇒ ∠ ASH =∠ AS2H = 30° với đường cao AH, ta có: SS2 = 2SH

Xét tam giác vuông SAH taị H có ∠ ASH = 30° ta có: AH = AS/2

Trong tam giác vuông SAH tại H.

⇒ SS2 nhỏ nhất ⇔ SA nhỏ nhất ⇔ AS là đường cao của tam giác đều ABC

⇔ S là trung điểm của BC.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Trang trước Trang sau

Bài 1 : Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình. Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng . Góc tạo bởi ảnh và mặt gương là:

A. 30º

B. 60º

C. 90º

D. 120º

Hiển thị đáp án

Lấy A’ đối xứng với A, B’ đối xứng với B qua gương phẳng, sau đó nối A’ với B’ ta được ảnh của AB qua gương:

Do tính đối xứng của ảnh – vật qua gương nên góc tạo bởi ảnh và mặt gương cũng bằng 60º

Đáp án cần chọn là: B

Bài 2 : Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng OM như hình:

Khi cho gương quay một góc α = 20º quanh O thì ảnh của S di chuyển, Đoạn đường OS’ quay được một góc bằng bao nhiêu?

A. 20º

B. 40º

C. 30º

D. 60º

Hiển thị đáp án

Ta có:

Gọi S′ là ảnh của S qua gương lúc đầu và S′′ là ảnh của S qua gương sau khi quay gương một góc α = 20º

Như vậy, khi cho gương quay một góc α quanh O thì ảnh S di chuyển trên cungS′S′′ bán kính bằng OS và đoạn đường OS’ quay được một góc x như hình

Do tính đối xứng của ảnh với vật qua gương nên OS" = OS = OS'

Hay nói cách khác S′′,S′ và S nằm trên cùng vòng tròn tâm O, bán kính OS

Như vậy góc α là góc nội tiếp trong vòng tròn tâm O, có x là góc ở tâm cùng chắn cung S′S′′

Do đó: x=2α

⇒Đoạn đường OS’ quay được một góc bằng: x=2α=2.20=40º

Đáp án cần chọn là: B

Bài 3 : Điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương phẳng một đoạn 5cm và cho ảnh S’. Khoảng cách SS’ lúc này là:

A. 5cm

B. 10cm

C. 15cm

D. 20cm

Hiển thị đáp án

Ta có: Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

⇒ Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương

Khoảng cách: SS'=5cm+5cm=10cm

Đáp án cần chọn là: B

Bài 4 : Khoảng cách từ một điểm sáng S đến gương phẳng bằng 1m. Khoảng cách từ ảnh S’ của điểm sáng S đến điểm sáng S là:

A. 1m

B. 0,5m

C. 1,5m

D. 2m

Hiển thị đáp án

Ta có: Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

⇒ Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương

Khoảng cách: SS'=1m+1m=2m

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5 : Một buổi ban trưa thức giấc, Nam nhìn chiếc đồng hồ [không số] qua chiếc gương gắn ở trên cửa. Nam thấy đồng hồ chỉ 10h. Hỏi chính xác lúc đó đồng hồ chỉ mấy giờ?

A. 2h

B. 14h

C. 8h

D. 10h

Hiển thị đáp án

Lấy đối xứng các điểm của ảnh qua gương, ta suy ra vị trí của kim như hình

⇒Lúc đó kim ngắn chỉ số 2, kim dài chỉ số 12

Mặt khác, do là ban ngày

⇒ Đồng hồ lúc đó chỉ 14h

Đáp án cần chọn là: B

Bài 6 : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau:

A. Là ảnh ảo, bằng vật

B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật

C. Là ảnh thật, bằng vật

D. Là ảnh ảo lớn hơn vật

Hiển thị đáp án

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

+ Lớn bằng vật

Đáp án cần chọn là: A

Bài 7 : Chọn câu đúng:

A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, bằng vật

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, nhỏ hơn vật

C. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh thật, bằng vật

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo lớn hơn vật

Hiển thị đáp án

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

+ Lớn bằng vật

Đáp án cần chọn là: A

Bài 8 : Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật.

Hiển thị đáp án

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

+ Lớn bằng vật

Đáp án cần chọn là: C

Bài 9 : Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng?

A. Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta

B. Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến mắt ta

D. Vì có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi đến mắt ta

Hiển thị đáp án

Ta nhìn thấy ảnh ảo mà không hứng được ảnh đó trên màn vì: các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 10 : Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S' của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?

A. Khi ảnh S′ ở trước mắt ta

B. Khi S′ là nguồn sáng

C. Khi giữa mắt và ảnh S′ không có vật chắn sáng

D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S

Hiển thị đáp án

Ta có thể nhìn thấy ảnh S′ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S

Đáp án cần chọn là: D

Bài 11 : Nhận xét nào sau đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng?

A. Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương

B. Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó

C. Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng

D. Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính

Hiển thị đáp án

A, B, C – đúng

D – sai vì: Nhìn vào tấm kính, ta có thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính

Đáp án cần chọn là: D

Bài 12 : Khi soi gương, ta thấy:

A. Ảnh thật ở sau gương

B. Ảnh ảo ở sau gương

C. Ảnh thật ở trước gương

D. Ảnh ảo ở trước gương

Hiển thị đáp án

Khi soi gương, ta thấy ảnh ảo ở sau gương

Đáp án cần chọn là: B

Bài 13 : So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng với khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương?

A. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng lớn hơn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

B. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

C. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

Hiển thị đáp án

Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

Đáp án cần chọn là: B

Bài 14 : Chọn đáp án đúng:

Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng …….khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

A. Bằng

B. Nhỏ hơn

C. Lớn hơn

D. Lớn hơn hoặc bằng

Hiển thị đáp án

Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

Đáp án cần chọn là: A

Bài 15 : Chọn phương án sai. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng các cách sau đây?

A. Dùng máy ảnh để chụp hình ảnh của nóB

B. Dùng màn chắn để hứng

C. Dùng mắt nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo

D. Dùng máy quay phim

Hiển thị đáp án

Ta không thể dùng màn chắn để hứng ảnh ảo do gương phẳng tạo ra được vì ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 16 : Chọn phương án sai.

A. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng máy ảnh để chụp hình ảnh của nó

B. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng màn chắn để hứng

C. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng mắt nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo

D. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng máy quay phim

Hiển thị đáp án

Ta không thể dùng màn chắn để hứng ảnh ảo do gương phẳng tạo ra được vì ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 17 : Để vẽ được các tia phản xạ ở hình vẽ theo cách đơn giản, chính xác, ta căn cứ vào:

A. Khoảng cách từ ảnh ảo S' đến gương bằng khoảng cách từ S đến gương.

+ Từ S vẽ đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa gương.

+ Vẽ S' sao cho S'H = SH.

+ Từ S' vẽ các đường thẳng S'I và S'K kéo dài ra ta được các tia phản xạ.

B. Ảnh ảo S' nằm phía sau gương.

+ Vẽ đường thẳng vuông góc với gương.

+ Trên đường thẳng đó lấy một điểm S'.

+ Nối S'I và S'K kéo dài ra ta được các tia phản xạ

C. Định luật phản xạ ánh sáng.

+ Vẽ các pháp tuyến tại I và K.

+ Vẽ các tia phản xạ tại I và K có góc phản xạ bằng góc tới.

D. Cả 3 phương án đúng.

Hiển thị đáp án

Để vẽ được các tia phản xạ ở hình vẽ theo cách đơn giản, chính xác, ta căn cứ vào:

Khoảng cách từ ảnh ảo S' đến gương bằng khoảng cách từ S đến gương.

+ Từ S vẽ đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa gương.

+ Vẽ S' sao cho S'H = SH.

+ Từ S' vẽ các đường thẳng S'I và S'J kéo dài ra ta được các tia phản xạ.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 18 : Trên hình vẽ, M là gương phẳng, S là điểm sáng. Hỏi vị trí của ảnh ảo S’ là:

A. Vị trí 1

B. Vị trí 2

C. Vị trí 3

D. Vị trí 4

Hiển thị đáp án

+ Cách 1: Dựng điểm đối xứng với S qua gương

+ Cách 2: Dùng tia phản xạ

Ta được ảnh của điểm sáng S là vị trí 2

Đáp án cần chọn là: B

Bài 19 : Em hãy cho biết vị trí tạo ảnh ảo của điểm S khi phản xạ trên gương M trong hình sau:

A. Vị trí số 1

B. Vị trí số 2

C. Vị trí số 3

D. Vị trí số 4

Hiển thị đáp án

+ Cách 1: Dựng điểm đối xứng với S qua gương

+ Cách 2: Dùng tia phản xạ

Ta được ảnh của điểm sáng S là vị trí 3

Đáp án cần chọn là: C

Bài 20 : Trên hình vẽ, S là điểm sáng, S’ là ảnh. Vẽ hai tia tới từ S đến hai mép gương phẳng là I và K, vẽ tiếp hai tia phản xạ tại đó là IR và KJ. Muốn quan sát thấy ảnh ảo S’ trong gương thì mắt phải nằm trong vùng nào trước gương? [Vùng quan sát ảnh S’].

A. Trong vùng giới hạn YIR

B. B. Trong góc RIS

C. Chỉ cần ở phía trước gương

D. Trong góc giới hạn bởi hai tia bản xạ IR và KJ nhưng ở phía trước gương [JKIR]

Hiển thị đáp án

Ta có: Ta nhìn thấy ảnh ảo S′ mà không hứng được ảnh đó trên màn vì: các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S′.

⇒Muốn quan sát thấy ảnh ảo S’ trong gương thì mắt phải nằm trong góc giới hạn bởi hai tia bản xạ IR và KJ nhưng ở phía trước gương [JKIR] vì tại đây mới có các tia phản xạ truyền đến mắt ta giúp ta thấy được ảnh ảo

Đáp án cần chọn là: D

Bài 21 : Trên hình vẽ, S là điểm sáng, S’ là ảnh. Vẽ hai tia tới từ S đến hai mép gương phẳng, vẽ tiếp hai tia phản xạ tại đó. Muốn quan sát thấy ảnh ảo S’ trong gương thì mắt phải đặt ở những điểm nào? [Vùng quan sát ảnh S’]

A. S, P, R

B. S, R

C. S’, P

D. S’, R, P

Hiển thị đáp án

Vì ảnh của một vật qua gương phẳng là ảnh ảo nên ở phía đằng sau của mặt gương ta không thể nhìn thấy ảnh của nó mà phải đặt mắt ở trước gương.

→Đáp án B

Đáp án cần chọn là: B

Bài 22 : Để xác định độ lớn của ảnh do gương phẳng tạo ra, một nhóm học sinh đã tiến hành một thí nghiệm theo thứ tự:

Quang đặt một viên phấn trước một tấm kính phẳng và cả nhóm cùng nhìn vào tấm kính để quan sát.

Dũng lấy viên phân thứ hai đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính và di chuyển nó đến khi các bạn nhìn thấy có trùng khít với ảnh của viên phấn thứ nhất trong tấm kính ảnh [cũng là một gương phẳng]. Dưới đây là kết luận của 4 bạn trong nhóm, kết luận nào là sai.

A. Kích thước của ảnh nhỏ hơn kích thước của vật.

B. Ảnh không hứng được nhưng có kích thước bằng vật.

C. Kích thước của ảnh bằng kích thước của vật [là viên phấn thứ nhất].

D. Kích thước của ảnh bằng kích thước viên phấn thứ hai.

Hiển thị đáp án

Ta có, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

+ Lớn bằng vật

Đáp án cần chọn là: A

Bài 23 : Trong các hình vẽ dưới đây, AB là một mũi tên, A’B’ là ảnh của AB do gương phẳng tạo ra. Hình nào sau đây vẽ đúng.

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Hiển thị đáp án

A – sai vì:

B – sai vì: điểm A’ không nằm sát gương

C – sai vì:

D – đúng

Đáp án cần chọn là: D

Bài 24 : Một gương phẳng đặt nghiêng một góc [[45^0] ] so với phương nằm ngang, chiếu một chùm tia tới song song theo phương nằm ngang lên mặt gương. Gương tạo chùm tia phản xạ:

Chọn câu trả lời đúng nhất:

A. Là chùm sáng phân kì

B. Là chùm sáng hội tụ

C. Gồm các tia sáng không cắt nhau

D. Song song hướng thẳng đứng xuống phía dưới.

Hiển thị đáp án

Vẽ các tia phản xạ, ta được chùm tia phản xạ song song và hướng thẳng đứng xuống dưới

Đáp án cần chọn là: D

Bài 25 : Trong các hình vẽ dưới đây, AB là vật sáng ; A'B' là ảnh của nó do gương phẳng tạo ra. Hỏi hình nào sai?

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Hiển thị đáp án

Các hình a, b, d – đúng

Hình c – sai:

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề