Một trong những thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là

Thành viên Chính phủ lâm thời. Ảnh Tư liệu


Đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã về tới Cao Bằng, chọn Pác Bó làm nơi xây dựng căn cứ chỉ huy cách mạng Việt Nam. Tại Pác Bó, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941 đã diễn ra Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Đảng, hoàn thiện chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt Nam cho phù hợp với tình hình và yêu cầu khách quan của lịch sử. Hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh [gọi tắt là Việt Minh], hình thức mới của Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng lãnh đạo để tập hợp đông đảo nhất, rộng rãi nhất các giai cấp, tầng lớp Nhân dân Việt Nam vì mục đích cứu quốc, giành độc lập dân tộc. Điều đặc biệt quan trọng là tại Hội nghị này, Trung ương Đảng đã tập trung thảo luận về khả năng và phương thức tiến hành một cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị khẳng định: "Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang".

Dưới sự lãnh đạo và tổ chức của Đảng và Mặt trận Việt Minh, phong trào kháng Nhật, cứu quốc đã dâng lên mạnh mẽ ở cả nông thôn và thành thị, nhất là ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Trong tình hình đó, nhằm thống nhất lực lượng, thống nhất chỉ huy và hành động, đưa cao trào cách mạng phát triển lên một bước cao hơn, ngày 15/4/1945, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kỳ. Hội nghị đã diễn ra trong 05 ngày tại huyện Hiệp Hoà [Bắc Giang], do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Một trong những vấn đề quan trọng mà Hội nghị đã tập trung thảo luận chính là chỉ đạo việc chuẩn bị giành chính quyền và thành lập chính quyền cách mạng.

Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh đã ra Chỉ thị quan trọng về việc thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng, Uỷ ban nhân dân cách mạng và Uỷ ban khởi nghĩa. Chỉ thị xác định rõ: "Trong tình thế chính quyền đế quốc có chỗ tan rã, có chỗ không được ổn định như ở nước ta ngày nay, Uỷ ban dân tộc giải phóng là hình thức tiền Chính phủ, trong đó Nhân dân học tập để tiến lên giữ chính quyền cách mạng".

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng và theo Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh về việc triệu tập một cuộc Đại hội đại biểu Quốc dân Việt Nam, ngày 16/8/1945, tại đình Tân Trào, Quốc dân Đại hội đã khai mạc. Hơn 60 đại biểu đại diện cho các giới, các tầng lớp Nhân dân yêu nước từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và kiều bào ở nước ngoài, tượng trưng cho khối đại đoàn kết dân tộc đã về dự Đại hội. Đại hội nhất trí ủng hộ đề nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương về việc phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi toàn quốc và thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh. Đại hội cũng nhất trí cử ra Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trần Huy Liệu làm Phó Chủ tịch. Uỷ ban có nhiệm vụ chỉ huy cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền và khi điều kiện cho phép thì chuyển thành Chính phủ lâm thời, "... thay mặt quốc dân mà giao thiệp với các nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong nước".

Trong giờ phút quyết liệt đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước vùng lên khởi nghĩa, giành lấy chính quyền.
Theo lời hiệu triệu của Tổng bộ Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta đã nhất tề vùng lên lật đổ chính phủ bù nhìn, tay sai của phát xít Nhật, lập nên chính quyền cách mạng. Ngày 15/8/1945, tại Hà Nội, Uỷ ban quân sự cách mạng đã được thành lập để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19/8/1945, cuộc mít tinh khổng lồ của khoảng 200.000 người đã nhanh chóng biến thành cuộc biểu tình vũ trang quần chúng giành chính quyền. Ngày 20/8/1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng Bắc Bộ, Uỷ ban nhân dân cách mạng Hà Nội được thành lập và ra mắt Nhân dân. Ngày 23/8/1945, Uỷ ban khởi nghĩa Thừa Thiên tổ chức một cuộc mít tinh khổng lồ với sự tham gia của hàng vạn người, tuyên bố thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng Thừa Thiên – Huế. Ngày 25/8/1945, Uỷ ban hành chính lâm thời Nam Bộ cũng đã được thành lập và ra mắt Nhân dân…

Như vậy, chỉ trong khoảng hai tuần lễ, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh đã giành thắng lợi căn bản trên phạm vi toàn quốc. Tại hầu hết các tỉnh, thành phố, huyện, xã, chính quyền cách mạng đã được thành lập.

Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 đã đập tan chính quyền của bọn đế quốc và phong kiến tay sai thống trị gần một trăm năm, xoá bỏ vĩnh viễn chế độ quân chủ tồn tại hàng ngàn năm, chế độ thuộc địa nửa phong kiến sụp đổ. Thắng lợi này đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Ngày 27/8/1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc Giải phóng được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.


Ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời ra Tuyên cáo nêu rõ: “Nhiệm vụ của Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam hết sức nặng nề. Làm sao cho Chính phủ lâm thời tiêu biểu được được Mặt trận Dân tộc thống nhất một cách rộng rãi và đầy đủ. Bởi vậy, Uỷ ban Dân tộc Giải phóng đã quyết định tự cải tổ, mời thêm một số nhân sĩ tham gia Chính phủ đặng cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề mà Quốc dân đã giao phó cho”.

Chính phủ lâm thời có 15 vị Bộ trưởng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Cơ cấu Chính phủ gồm 13 bộ, trong đó có Bộ Nội vụ do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng. Như vậy, ngày 28/8/1945 đã đi vào lịch sử, là ngày khai sinh của Bộ Nội vụ và đánh dấu sự ra đời của ngành Tổ chức nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo./.

Thanh Tuấn

Tài liệu tham khảo:
- Lịch sử Bộ Nội vụ, NXB Chính trị quốc gia, 2005;
- Biên niên Lịch sử Bộ Nội vụ, NXB Đại học Sư phạm, 2007;
- Việt Nam Dân quốc Công báo, số 1, năm 1945.
- Đề cương tuyên truyền 75 năm Ngày thành lập Bộ Nội vụ và Ngày truyền thống ngành Tổ chức nhà nước [28/8/1945-28/8/2020].

*Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Đánh giá về ý nghĩa lớn lao của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”.

Tiếp tục nhấn mạnh giá trị đó, trong Bài phát biểu tại khóa họp Xô viết Tối cao Liên Xô nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười, ngày 6-11-1957 đăng trên báo Nhân dân, số 1341, ngày 10-11-1957, Người lại khẳng định: “Năm 1945, nhân dân Việt Nam đã làm Cách mạng Tháng Tám, đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước và xây dựng chính quyền nhân dân. Đó là một bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc chúng tôi”. Thắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp đối với nước ta, mở kỷ nguyên độc lập, lần đầu tiên tên nước Việt Nam có tên bản đồ thế giới; đồng thời đã mở ra mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền: “Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều thời kỳ rất vẻ vang. Nhưng trước ngày Cách mạng Tháng Tám, dân tộc ta đã phải trải qua gần một thế kỷ vô cùng tủi nhục. Trên địa đồ thế giới, tên nước ta đã bị xóa nhòa dưới bốn chữ “Đông Dương thuộc Pháp”. Thực dân Pháp gọi đồng bào ta là lũ Annamít dơ bẩn. Thiên hạ gọi chúng ta là vong quốc nô.

Mít tinh của hàng vạn quần chúng nhân dân tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, sáng 19/8/1945, do Mặt trận Việt Minh tổ chức_Nguồn Tư liệu TTXVN

Cách mạng Tháng Tám thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Nhân dân ta tự làm chủ vận mạng của mình. Tên tuổi của nước ta lại lẫy lừng khắp năm châu, bốn biển”. Đối với tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, một mặt, đã góp phần đánh bại tàn dư của chế độ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam. Về vấn đề này, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ngày 19 tháng 8 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân”. Mặt khác, đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, khác hẳn về chất so với chế độ cũ [phong kiến, thực dân và đế quốc]: “Cách mạng Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hoà và thống nhất độc lập”.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và là thắng lợi vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ thắng lợi to lớn đó, đã cổ vũ nhân dân ta kiên cường đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 lịch sử. Đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được hoàn toàn tự do, hạnh phúc.

* Đóng góp của quân dân Thường Tín trong thành công Cách mạng Tháng Tám

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình. Trong thành công đó, có một phần đóng góp của quân và dân Thường Tín cùng với cả nước đánh đổ các xiềng xích thực dân xây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

Nhìn lại lịch sử cách mạng của quân và dân Thường Tín, đầu tháng 8/1945, phong trào cách mạng ở Thường Tín đã phát triển tương đối rộng, toàn huyện có 12 làng có cơ sở cách mạng, với trên 100 quần chúng trong đoàn thể cứu quốc và hàng nghìn thanh niên thuộc tổ chức Thanh niên Xã hội đã được “Việt Minh hóa”.

Tháng 8/1945, trong khí thế diệt phát xít của thời đại, tình thế cách mạng đã sôi sục, bức thiết. Trước tình hình trên, đầu tháng 8/1945, theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Chi bộ Đông Phù đã cử nữ cán bộ Nguyễn Thị Hiền xuống trực tiếp chỉ đạo phong trào Thường Tín. Với không khí sôi sục của những ngày cách mạng tháng 8/1945, Tổ cứu quốc Hà Hồi do đầu mối cứu quốc ở Bạch Mai chỉ đạo đã vạch ra kế hoạch tổ chức một cuộc tuyên truyền lớn vào ngày 18/8/1945.

Lịch sử ghi rõ: Tối 17/8/1945, Tổ Thanh niên cứu quốc Hà Hồi được cán bộ từ đầu mối chỉ đạo ở Bạch Mai [Hà Nội] giao nhiệm vụ và hướng dẫn kế hoạch chuyển ngay cuộc tuyên truyền dự kiến trước đây vào ngày 18/8/1945 thành cuộc vũ trang khỏi nghĩa giành chính quyền huyện.

Trong khi đó, lực lượng Việt Nam Cứu quốc hội Bạch Mai cũng về Thường Tín để dựa vào cơ sở quần chúng cách mạng Bình Vọng tổ chức giành chính quyền huyện. Suốt đêm 17/8/1945, Thanh niên cứu quốc Hà Hồi họp khẩn trương để chuẩn bị cho ngày hôm sau, phân công cụ thể như: mỗi đoàn viên thanh niên phải có một thứ vũ khí, vận động thanh niên các làng đi dự thật đông; một bộ phận Thanh niên cứu quốc phải học thuộc ngay trong đêm bài Tiến quân ca; giao cho 01 thanh niên phải mang đủ cờ cho ngày 18/8/1945; giao cho 26 thanh niên khỏe mạnh có vũ khí làm nòng cốt trong khi đánh chiếm phủ lỵ, sẵn sàng chiến đấu nếu địch chống cự. Tối hôm đó, lực lượng Cứu quốc hội Bình Vọng cũng họp bàn và đi đến quyết định giành lấy diễn đàn cuộc mít tinh của Thanh niên Phan Anh ngày 18/8/1945, biến thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền huyện.

Đúng 8 giờ sáng, ngày 18/8/1945, các đoàn thanh niên đã đến nơi quy định, thanh niên các làng Thụy Ứng, Văn Trai, Văn Hội và một số làng tập trung tại sân vận động [nay là Trường Trung học phổ thông Thường Tín]; thanh niên các làng Bạch Liên, Phương Quế, Khê Hồi, Phú Cốc, Hà Hồi... tập trung tại sân đình Hà Hồi [lực lượng này có Thanh niên cứu quốc bí mật mang theo vũ khí]. Đến 10 giờ sáng, các đoàn thanh niên ở hai nơi trên được lệnh cùng tiến lên tập trung ở bãi phủ. Trên đường tới địa điểm quy định, các đoàn vẫn mang theo Cờ Quẻ ly, còn vũ khí của lực lượng cứu quốc tiếp tục được giữ bí mật để che mắt địch.

Đình Hà Hồi là nơi tập hợp những thanh niên cứu quốc Thường Tín trước khi giành chính quyền huyện năm 1945

14 giờ 30 cùng ngày, cuộc mít tinh bắt đầu, đồng chí đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hà Hồi với danh nghĩa là thủ lĩnh Thanh niên Phan Anh lên nói chuyện. Cuộc mít tinh vừa bắt đầu được ít phút thì có hai cán bộ Việt Minh là Nguyễn Văn Sâm và Nguyễn Thị Thọ thuộc tổ chức Thanh niên cứu quốc Hà Nội đầu mối của lực lượng cứu quốc Bình Vọng mang súng đi thẳng lên diễn đàn. Lực lượng cứu quốc Bình Vọng thực hiện phương án giành diễn đàn, biến cuộc mít tinh của Thanh niên Phan Anh thành cuộc biểu tình giành chính quyền huyện. Tổ Thanh niên cứu quốc Hà Hồi nhường diễn đàn cho lực lượng mới đến. Một trong hai người bước lên diễn đàn, kêu gọi Nhân dân và thanh niên hãy ủng hộ Mặt trận Việt Minh đứng lên khởi nghĩa lật đổ chính quyền tay sai phát xít Nhật, thành lập chính quyền cách mạng, giành độc lập, tự do, đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Nói chuyện xong, đồng chí ra lệnh hạ cờ quẻ ly, kéo cờ đỏ sao vàng lên. Vừa lúc đó, nhóm Thanh niên cứu quốc Bạch Mai gồm 24 người có trang bị súng ngắn, tiểu liên về hỗ trợ cũng tới nơi. Cuộc mít tinh chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành. Cờ đỏ sao vàng giương cao, lôi cuốn Nhân dân các xã xung quanh tham gia diễu hành rằm rộ qua các làng Bình Vọng, Khê Hồi, Phú Cốc, Hà Hồi, Phố Ga Thường Tín...

Đến 17 giờ, đoàn biểu tình tiến vào Phủ Đường, lúc này tri phủ Lê Bá Thụ đi coi đê vắng, chỉ còn lại một số lính lệ. Họ rất hoang mang, vội vã mở cổng đầu hàng, giao lại vũ khí, tài liệu, kho tàng cho lực lượng khởi nghĩa. Việc chiếm Phủ Đường diễn ra thuận lợi, nhanh gọn.

Việc thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện được thực hiện, gồm 7 ủy viên, trong đó Thanh niên cứu quốc Hà Hồi để cử 3 người, Cứu quốc hội Bình Vọng để cử 4 người tham gia Ủy ban lâm thời. Chủ tịch Ủy ban lâm thời cách mạng Thường Tín là đồng chí Lê Đình Thi. Ngay sau khi thành lập, Ủy ban đã để ra một số công tác cấp bách cần làm ngay; bảo vệ tài sản công và tài liệu do địch để lại; chỉ thay tri phủ, còn các chức sắc khác vẫn giữ nguyên; lập chính quyền cấp thôn, xã do Ủy ban lâm thời cách mạng huyện duyệt; tổ chức cứu đói, chống lụt.

Lúc 18 giờ cùng ngày, trong cuộc mít tinh đông đảo Nnhân dân tổ chức ngay ở bãi phủ, một cán bộ đại diện cho lực lượng khởi nghĩa lên tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai phát xít Nhật, thành lập chính quyền cách mạng. Ủy ban lâm thời cách mạng huyện Thường Tín đã ra mắt quần chúng. Tiếng hoan hô chào mừng thắng lợi, chào mừng chính quyền cách mạng của nhân dân vang lên như sấm dậy.

Có thể khẳng định rằng, cuộc biểu tình tuần hành của đông đảo quần chúng chiếm Phủ lỵ giành chính quyền về tay Nhân dân Thường Tín ngày 18/8/1945 đã xóa bỏ chính quyền tay sai của phát xít Nhật, thiết lập chính quyền cách mạng và là đòn tấn công cho tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội ngày 19/8. Cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thường Tín đã thoát khỏi ách nô lệ gần một trăm năm của thực dân, sự bóc lột hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, thoát khỏi cuộc đời tối tăm, nghèo đói, lạc hậu; làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ quê hương; nhân dân huyện nhà vô cùng phấn khởi hăng hái bước vào thời kỳ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Xuân Tiến

Admin Thường Tín

Video liên quan

Chủ Đề