Mức đích đánh giá học sinh THCS

Năm học 2021-2022 học sinh lớp 2 và lớp 6 đã được học Chương trình giáo dục phổ thông mới [Chương trình giáo dục phổ thông 2018].

Ngày 20/7/2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thay thế cho Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông [gọi tắt là Thông tư 22]. Học sinh lớp 1, lớp 2 được đánh giá nhận xét theo Thông tư số: 27/2020/TT-BGDĐT.

Những lời nhận xét của giáo viên trên phần mềm học sinh không bao giờ đọc được [Ảnh: K.O]

Mục đích đánh giá nêu rõ: Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.

Có 2 hình thức đánh giá:

a] Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 [một] trong 02 [hai] mức: Đạt, Chưa đạt.

b] Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Thông tư 22 cũng nhấn mạnh cách đánh giá bằng nhận xét:

a] Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

Không ít lần, Bộ Giáo dục đã khẳng định không yêu cầu giáo viên phải viết nhận xét

Đánh giá nhận xét học sinh bằng cách yêu cầu viết lời nhận xét tràn lan vào sổ theo dõi lần đầu tiên là ở bậc tiểu học khi áp dụng rộng rãi Thông tư số: 30/2014/TT-BGDĐT.

Các thầy cô giáo tiểu học lúc đó phải vật vã ghi lời nhận xét hàng ngày vào vở học sinh, ghi lời nhận xét hàng tháng, đợt thi đua, học kỳ, cuối năm học vào sổ theo dõi. Có thầy cô, một tháng phải ghi nhận xét cho hàng ngàn em.

Sau những phản ánh từ thực tế, Bộ Giáo dục đã có Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định đánh giá, nhận xét học sinh. Theo đó, chú trọng đánh giá nhận xét bằng lời nói mà không buộc phải ghi lời nhận xét như trước đây.

Năm học 2020-2021, giáo viên trên cả nước phải thực hiện việc đánh giá, xếp loại học sinh theo hướng dẫn của Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT.


Giáo viên trung học vật vã với việc đánh giá học sinh bằng nhận xét

Một số cơ sở giáo dục tiếp tục bắt buộc giáo viên phải ghi nhận xét bằng lời vào sổ theo dõi. Nhiều giáo viên dạy các môn ít tiết như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng, Tin học… đã phải ghi nhận xét cho hàng ngàn học sinh.

Sau nhiều sự phản ánh, Bộ Giáo dục cũng đã có những chỉ đạo “không quy định giáo viên bộ môn ghi trực tiếp nội dung đánh giá bằng nhận xét vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh” một cách khá kịp thời.

Lỗi không do Thông tư mà do nhiều trường đã không linh động trong việc chỉ đạo chuyên môn

Năm học 2021-2022, bậc trung học sẽ đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư 22. Theo tác giả Minh Khôi, hiện việc dùng lời nói để nhận xét từng học sinh thì chưa có hướng dẫn cụ thể nên hiện nay các trường vẫn yêu cầu giáo viên nhận xét vào rất nhiều sổ khác nhau như sổ điểm cá nhân, học bạ, phần mềm,...

Người viết lại cho rằng, việc trường học nào đó buộc giáo viên viết lời nhận xét là đang thực hiện sai tinh thần của Thông tư 22, là đang làm trái với những quy định của Bộ Giáo dục chứ không phải lỗi do Bộ chưa có hướng dẫn nhận xét bằng lời nói.

Bởi tại Điều 5 của Thông tư 22 đã có quy định về hình thức đánh giá nêu rất rõ:

“1. Đánh giá bằng nhận xét

a] Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

Thông tư đã nhấn mạnh: Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh…

Ngoài ra, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành cũng cho biết, tinh thần của thông tư này là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng sự động viên, khuyến khích học sinh và sự tương tác giữa thầy và trò, chứ không phải chỉ ghi nhận xét vào trong sổ.

Giáo viên có thể nhận xét, đánh giá ngay ở những bài tập và không phải bởi những điều chung chung [có cố gắng, có tiến bộ] mà cụ thể, trực tiếp vào những nội dung dạy học trong quá trình dạy.

Giáo viên dùng hình thức nói, viết để đánh giá, nhận xét sự tiến bộ, những ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình học tập và kết quả rèn luyện, học tập của học sinh. [1]

Việc dùng lời nói nhận xét học sinh theo chúng tôi là không cần Bộ phải hướng dẫn. Nhiều năm nay, giáo viên tiểu học vẫn đánh giá, nhận xét học sinh bằng lời nói. Giáo viên trung học cơ sở cũng đã thực hiện việc đánh giá, nhận xét học sinh bằng lời từ năm học vừa qua.

Do đó, tới thời điểm này, trường học nào vẫn bắt buộc giáo viên ghi lời nhận xét vào các loại hồ sơ cũng chứng tỏ trường học đó, vận dụng Thông tư 22 chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và cần được xem xét lại.

Tài liệu tham khảo:

//vietnamnet.vn/vn/giao-duc/bo-gd-dt-giai-thich-thong-tu-22-danh-gia-hoc-sinh-thcs-va-thpt-767774.html {1}

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Thuận Phương

Tải về Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS, THPT

1. Bỏ tính điểm trung bình tất cả các môn để xếp loại học lực 

Trước đây, theo Điều 13 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học sinh sẽ được xếp loại học lực học kỳ, cả năm căn cứ theo điểm trung bình các môn học. Trong đó, Điều 11 Thông tư này quy định:

1. Điểm trung bình các môn học kỳ [ĐTBhk] là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng điểm số.

2. Điểm trung bình các môn cả năm học [ĐTBcn] là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của các môn học đánh giá bằng điểm số.

Tuy nhiên, theo quy định mới, Bộ Giáo dục không còn quy định về điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm nữa. Đồng thời, tiêu chuẩn xếp loại học kỳ, cả năm cũng thay đổi hoàn toàn, không còn xét đến điểm trung bình các môn làm căn cứ để đánh giá.

* Nhận xét: Cách đánh giá trước đây khiến học sinh dễ học lệch, chỉ tập trung một số môn, môn có điểm trung bình cao sẽ bù cho môn có điểm trung bình thấp.

Cách đánh giá mới này yêu cầu HS phải học đều ở các môn.

2. Thay đổi tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học

Các năm học trước, học sinh THCS, THPT được xếp loại học lực cuối kì và cả năm theo 5 loại là: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

Tuy nhiên, theo quy định mới, kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt. Cụ thể:

Tiêu chí xếp mức Tốt:

- Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 6,5 điểm trở lên;

- Có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Tiêu chí xếp mức Khá:

- Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên;

- Có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Tiêu chí xếp mức Đạt:

- Học sinh có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên;

- Không có môn học nào có điểm trung bình môn học kỳ và trung bình môn cả năm  dưới 3,5 điểm.

Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại. 

3. Chỉ tặng giấy khen danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc

Theo quy định mới, cuối năm học, hiệu trưởng sẽ chỉ trao tặng giấy khen danh hiệu học sinh xuất sắchọc sinh giỏi. Không còn khen thưởng danh hiệu học sinh tiên tiến như các năm học trước.

Cụ thể, Thông tư mới quy định về việc khen thưởng đối với học sinh THCS, THPT như sau:

1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh

a] Khen thưởng cuối năm học

- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 [sáu] môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

b] Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.

2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

* Nhận xét:

Cấp THCS có 4 môn đánh giá bằng nhận xét [Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Nội dung giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp], như vậy còn lại 8 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số. Để đạt mức Tốt, học sinh phải có ít nhất 6/8 môn có điểm trung bình từ 8 trở lên và tối đa 2 môn được phép ở ngưỡng từ 6,5 đến dưới 8,0.

Tương tự, trước đây, học sinh Khá phải có điểm trung bình tất cả các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó bắt buộc Toán hoặc Văn từ 6,5 trở lên thì theo thông tư mới cần có ít nhất 6/8 môn học có điểm trung bình từ 6,5 điểm trở lên, chỉ 2 môn được phép ở ngưỡng từ 5 đến dưới 6,5.

Rõ ràng cách đánh giá này chặt chẽ hơn so với trước đây. Việc này cũng giúp không nảy sinh phân biệt môn chính, môn phụ mà tất cả sẽ bình đẳng như nhau.

4. Có một môn bị đánh giá chưa đạt vẫn được lên lớp

Về việc được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, Thông tư mới quy định như sau:

1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:

a] Kết quả rèn luyện cả năm học [bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này] được đánh giá mức Đạt trở lên.

b] Kết quả học tập cả năm học [bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này] được đánh giá mức Đạt trở lên.

c] Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học [tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục].

2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.

4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.

Trước đây, để được lên lớp học sinh phải đạt hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên đồng thời nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học [theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 58].

Căn cứ khoản 3 Điều 13 Thông tư 58, để được xếp học lực trung bình ở các năm học trước, học sinh đáp ứng các điều kiện: Có điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên; Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5; các môn học đánh giá bằng nhận xét đều được đánh giá loại Đạt.

Trong khi đó, Thông tư mới yêu cầu học sinh được lên lớp khi có quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên. Cụ thể, tiêu chuẩn xếp mức Đạt trong đánh giá cả năm theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 22 là:

- Có nhiều nhất 01 [một] môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 [sáu] môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

Như vậy, khi áp dụng quy định mới, học sinh có 01 [trong tổng số 04] môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức Chưa đạt; các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có 02 môn dưới 5,0 điểm và không có môn nào dưới 3,5 điểm vẫn được lên lớp.

5. Lộ trình thực hiện:

Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 05/9/2021 và thực hiện theo lộ trình:

- Từ năm học 2021 - 2022 đối với học sinh lớp 6.

- Từ năm học 2022 - 2023 đối với học sinh lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023 - 2024 đối với học sinh lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024 - 2025 đối với học sinh lớp 9 và lớp 12.

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÝ THƯỜNG KIỆT

[Vui lòng ghi rõ nguồn //thcslythuongkiet.gdhatrung.edu.vn khi trích dẫn]

Video liên quan

Chủ Đề