Mức lương cán bộ công chức năm 2023

Bày tỏ quan điểm trước tình trạng một bộ phận công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển sang khu vực tư, ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng, lương thấp là một trong những nguyên nhân. Theo ông Ngọ Duy Hiểu, trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, việc chuyển dịch lao động từ khu vực công sang tư hoặc ngược lại là việc bình thường. Quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc là quyền hiến định của công dân, phải tôn trọng và bảo đảm quyền quan trọng đó.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc chuyển dịch nhiều, với tỉ lệ đáng kể sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực ở khu vực công như thời gian vừa qua. Do đó, cần phân tích, đánh giá kỹ để sớm có giải pháp khắc phục.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu bày tỏ mong muốn sớm tăng lương cho công chức, viên chức.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chuyển dịch của cán bộ, công chức, viên chức từ khu vực công sang tư.

Đó là quan niệm của xã hội về việc làm giữa khu vực công và tư đã cởi mở hơn, bình đẳng hơn; thu nhập ở khu vực công nói chung còn thấp, phân phối lại cứng nhắc, cào bằng; việc làm ở khu vực tư ngày càng nhiều, phong phú với sức hấp dẫn cao về thu nhập, sự năng động, về cách đánh giá hiệu quả lao động và phân phối thu nhập; sau đại dịch COVID-19, mọi thứ đều thay đổi, kể cả thị trường lao động [chẳng hạn, nhiều giáo viên nghỉ dạy dài ngày, bán hàng online để sống, nay thấy việc đó phù hợp, thu nhập cao, không muốn quay lại làm giáo viên nữa]; những áp lực về công việc, về tính tuân thủ pháp luật làm nản lòng một số công chức, viên chức.

“Riêng nguyên nhân thứ 5 này, tôi muốn khẳng định thêm, dù làm ở khu vực công hay tư đều phải tuân thủ pháp luật, ở đâu cũng đều có những áp lực riêng về công việc. Pháp luật còn bất cập, chồng chéo thì chúng ta sửa, không nên coi đây là lý do phải thay đổi công việc” - ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, mỗi công chức, viên chức chuyển từ khu vực công sang khu vực tư đều có những lý do riêng, trong đó có vấn đề thu nhập.

"Đúng là thu nhập của công chức, viên chức nước ta còn thấp" - ông Ngọ Duy Hiểu nói và cho biết thêm: Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận ra vấn đề này và đã có những chủ trương điều chỉnh, thay đổi quan trọng.

Tuy nhiên, tác động của đại dịch COVID-19 hơn 2 năm qua đã không cho phép cải cách tiền lương trong công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo lộ trình đã định.

Hiện nay, Đảng, Chính phủ và cả Quốc hội đang hết sức quan tâm đánh giá, chuẩn bị nguồn lực để có thể cải cách căn bản lương, thu nhập cho khu vực công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sớm nhất.

“Tôi hy vọng ngay đầu năm hoặc giữa năm 2023, việc tăng lương của công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ trở thành hiện thực” - ông Ngọ Duy Hiểu bày tỏ.

Bác sĩ bệnh viện công lương dưới 10 triệu đồng/tháng, chuyển sang bệnh viện tư lương cao gấp 2-3 lần là chuyện bình thường. Ảnh minh hoạ: N.Ly

Ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ: "Sẽ có nhiều đoàn viên, người lao động chung suy nghĩ, đó là lựa chọn việc làm không chỉ bởi lý do thu nhập. Môi trường làm việc, công việc yêu thích, khát vọng cống hiến và nhiều yếu tố nữa sẽ được công chức, viên chức cân nhắc. Nhất là khi đất nước đang khó khăn sau đại dịch COVID-19 và những yếu tố bất lợi của tình hình thế giới thì mỗi đoàn viên, người lao động cần thấy trách nhiệm của mình, chia sẻ khó khăn với đơn vị, ngành và đất nước, cần nỗ lực để đưa đất nước tiến lên".

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản gửi đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội và TP.HCM trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV.

Bộ Nội vụ nhận được kiến nghị của cử tri TP.HCM đề nghị quan tâm về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, nhất là chế độ tiền lương cho ngành y tế và giáo dục nói riêng do hiện nay chế độ lương của những đối tượng này còn thấp.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: quochoi.vn

Trả lời, Bộ Nội vụ cho biết viên chức ngành y tế và giáo dục được áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp theo chế độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập như viên chức nói chung.

Cạnh đó, viên chức ngành y còn được áp dụng chế độ phụ cấp đặc thù. Hiện Bộ Y tế đang xây dựng, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011 cho phù hợp Kết luận số 25 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 38 của Chính phủ về chương trình phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Trong khi đó, ngành giáo dục được áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Theo Bộ Nội vụ, chế độ tiền lương, phụ cấp hiện hành được thực hiện từ tháng 10-2004 đến nay, mặc dù đã được điều chỉnh, bổ sung nhiều lần nhưng tiền lương, thu nhập và đời sống của cán bộ, công chức, viên chức nói chung và của viên chức ngành y tế, giáo dục nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn.

Tương tự, cử tri Hà Nội đề nghị nghiên cứu, tham mưu Chính phủ sớm thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, nâng mức lương tối thiểu cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội và sự tăng giá của hàng hoá, dịch vụ, tránh tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng thời gian vừa qua. Đặc biệt, cử tri Hà Nội đề nghị quan tâm đến đối tượng giáo viên, cán bộ, công chức ở cấp xã, phụ cấp đối với cán bộ thôn, tổ dân phố.

Trả lời, Bộ Nội vụ cho hay đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 107 năm 2018 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách tiền lương. Trong đó, Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan liên quan xây dựng cụ thể các nội dung của chế độ tiền lương mới để thực hiện từ năm 2021 theo lộ trình.

Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố bất lợi, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-l9 nên Hội nghị Trung ương 13 khoá XII và Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã chỉ đạo lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới vào thời điểm phù hợp.

Do vậy, trong năm 2021, 2022, dự toán ngân sách nhà nước chưa bố trí kinh phí để tăng lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức [bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã] và lực lượng vũ trang.

Về cải cách chính sách tiền lương đối với người lao động trong khu vực doanh nghiệp và chế độ bảo hiểm xã hội một lần, Bộ Nội vụ cho biết Nghị định số 38/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Nghị định này quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng từ ngày 1-7 vừa qua. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng: Vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; Vùng II là 4.160.000 đồng/tháng; Vùng III là 3.640.000 đồng/tháng, Vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng. Tính bình quân 4 vùng là 3.932.500 đồng/tháng [tăng khoảng 6%].

Về mức lương tối thiểu giờ theo vùng: Vùng I là 22.500 đồng/giờ; Vùng II là 20.000 đồng/giờ; Vùng III là 17.500 đồng/giờ, Vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Theo phân công của Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH có chức năng quản lý nhà nước về chế độ BHXH [trong đó có chế độ BHXH một lần]. Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH trình cấp có thẩm quyền quy định chế độ này cho phù hợp, khắc phục tình trạng rút BHXH một lần gia tăng trong thời gian qua như ý kiến cử tri nêu.

Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng thông tin theo quy định hiện hành, việc quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố ngoài mức khoán theo quy định của Chính phủ sẽ do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định.

Căn cứ kiến nghị của cử tri, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu xây dựng các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới.

Đồng thời, căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước năm 2022 và những năm tiếp theo, Bộ sẽ trình Chính phủ báo cáo Trung ương và Quốc hội thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương để tăng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang [trong đó có giáo viên] và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, bảo đảm phù hợp với yêu cầu Nghị quyết 27 của Trung ương khóa XII.

Chủ tịch Quốc hội: Cần bố trí ngân sách tăng lương cơ sở trong năm 2023

[PLO]- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị bố trí ngân sách tăng lương cơ sở trong năm 2023, sau 3 năm chưa thực hiện được vì dịch COVID-19.

Chủ Đề