Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel

Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel
Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel
Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel
Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel
Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel

CPU LÀ GÌ? CÓ THỂ NÂNG CẤP ĐƯỢC CPU CHO LAPTOP ĐƯỢC KHÔNG?

CPU (Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm của máy tính (hay còn được gọi là bộ xử lý, bộ xử lý trung tâm hay bộ vi xử lý), nó xử lý tất cả các lệnh nhận được từ phần cứng và phần mềm chạy trên máy tính để giúp máy hoạt động. Do vậy, có thể nói rằng đây là bộ phận gần như quan trọng nhất của máy tính, bởi nếu không có nó, chiếc máy tính laptop của bạn sẽ bị vô hiệu hóa.

Tổng quan về CPU laptop
CPU đầu tiên được phát triển tại Intel với sự giúp đỡ của 3 kỹ sư Ted Hoff, Stan Mazor và Federico Faggin vào đầu những năm 1970 mang tên Intel 4004 Microprocessor. Sau nhiều năm, các loại CPU lần lượt được ra đời với nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, người dùng máy tính trên toàn thế giới vẫn quen sử dụng chip của Intel, có lẽ một phần là bởi vì IBM đã chọn lựa chip của Intel để sử dụng cho chiếc PC đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1981.

Bộ vi xử lý được đặt và bảo mật vào một đế cắm CPU (CPU socket) tương thích được tìm thấy trên mainboard (bo mạch chủ). Bộ xử lý khi hoạt động sẽ sản sinh ra nhiệt, vì vậy chúng cần được phủ một lớp lem tản nhiệt để giữ mát và chạy trơn tru. Cũng chính vì lý do này mà các chuyên gia thường khuyên bạn nên đi vệ sinh và bảo dưỡng laptop định kỳ để tra kem tản nhiệt cho chip CPU.

CPU thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, có một góc nhỏ để đặt chip đúng vào đế cắm CPU. Ở bên dưới của con chip là hàng trăm chân nối được nối vào mỗi lỗ tương ứng trong đế cắm CPU. Ngày nay, hầu hết các loại CPU đều có cấu tạo giống nhau, chỉ có chip Intel và AMD là có khe cắm bộ vi xử lý lớn hơn và trượt vào khe trên bo mạch chủ. Ngoài ra, qua nhiều năm, các loại đế cắm cũng dần thay đổi và được chia ra thành hàng chục loại khác nhau. Mỗi đế cắm chỉ hỗ trợ các loại chip CPU cụ thể và mỗi bộ đều có cách bố trí chân riêng không giống nhau.

Các thành phần của CPU laptop
Trong CPU bao gồm các thành phần chính là: ALU (Arithmetic Logic Unit - bộ số học và logic) thực hiện các hoạt động toán học, logic và CU (Control Unit - Bộ điều khiển) điều khiển mọi hoạt động của bộ xử lý.

Trải qua nhiều năm, tốc độ (tốc độ xung nhịp - clock speed) và khả năng của CPU đã được cải thiện đáng kể. Ví dụ, bộ vi xử lý đầu tiên Intel 4004 Microprocessor (phát hành 15/11/1971) có tới 2.300 linh kiện bán dẫn transistor và thực hiện 60.000 thao tác/giây. Sang tới CPU Intel Pentium có 3.300.000 linh kiện bán dẫn transistor và thực hiện khoảng 188.000.000 lệnh trong mỗi giây.

CPU chuyển dữ liệu nhanhgần như tốc độ ánh sáng với 299.792.458 m/s. Việc đạt được tốc độ này còn phục thuộc vào môi trường (loại kim loại trong dây) mà tín hiệu đó đi chuyển nên hầu hết tốc độ chỉ đạt bằng khoảng 75 - 90% tốc độ ánh sáng.

Các loại CPU laptop
Trước đây, để xác định tên và tốc độ xử lý của CPU nào nhanh hơn, người ta sẽ dựa vào số hiệu. Ví dụ: bộ vi xử lý Intel 80486 (486) sẽ nhanh hơn bộ vi xử lý 80386 (386). Cho tới sau này, khi bộ vi xử lý Intel Pentium (có thể coi là 80586), tất cả bộ xử lý máy tính đều bắt đầu sử dụng các tên gọi như Athlon, Celeron, Duron và Pentium. Ngoài các tên khác nhau, CPU còn có nhiều kiến trúc (32-bit và 64-bit), tốc độ và khả năng khác nhau. Dưới đây là danh sách các loại phổ CPU phổ biến, đó là:

Bộ xử lý AMD

K6-2

K6-III

Athlon

Duron

Athlon XP

Sempron

Athlon 64

Mobile Athlon 64

Athlon XP-M

Athlon 64 FX

Turion 64

Athlon 64 X2

Turion 64 X2

Phenom FX

Phenom X4

Phenom X3

Athlon 6-series

Athlon 4-series

Athlon X2

Phenom II

Athlon II

E2 series

A4 series

A6 series

A8 series

A10 series

Bộ xử lý Intel 

4004

8080

8086

8087

8088

80286 (286)

80386 (386)

80486 (486)

Pentium

Pentium w/ MMX

Pentium Pro

Pentium II

Celeron

Pentium III

Pentium M

Celeron M

Pentium 4

Mobile Pentium 4-M

Pentium D

Pentium Extreme Edition

Core Duo

Core 2 Duo

Core i3

Core i5

Core i7

Có thể dùng GPU thay cho CPU được không? 
Câu trả lời chắc chắn là không. Mặc dù về lý thuyết, GPU có thể xử lý dữ liệu và thực hiện nhiều công việc tương tự như CPU nhưng trên thực tế nó lại không có khả năng thực hiện nhiều chức năng theo yêu cầu của hệ điều hành và phần mềm điển hình.


Một máy tính có thể làm việc mà không có một CPU không? 
Câu trả lời cũng là không bởi tất cả các dòng máy tính hiện có đều yêu cầu trang bị những loại CPU nhất định


Có thể nâng cấp CPU được không?
Câu trả lời là có. Hiểu một cách đơn giản thì nâng cấp bộ vi xử lý CPU thực chất chỉ là một quá trình thực hiện các tác động vật lý để nhấc chiếc CPU cũ ra và thay vào bằng một chiếc CPU mới với tốc độ xử lý cao hơn nhằm mục đích cải thiện hiệu năng cho máy.

Nếu bạn đang sử dụng dòng máy chip Intel Core i3 thì có thể nâng lên Core i5 hoặc từ Core i5 nâng lên i7. Tuy nhiên, trước khi tiến hành nâng chip, bạn cần phải tiến hành kiểm tra để tìm được dòng sản phẩm tương thích, hơn nữa một số laptop sau khi nâng cấp sẽ dễ bị nóng máy và hoạt động không ổn định. Do vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định nâng cấp CPU cho laptop của mình.

Trên đây là những thông tin về CPU và có thể nâng cấp CPU được không. Hy vọng những thông tin này của Ngọc Nguyễn Store sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn thành công!

Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel
Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel
Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel
Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel
Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel

Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel

Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel

Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel

Nâng cấp bộ xử lý dành cho laptop của intel

Tin khác:

- Những dòng laptop nào không thể nâng cấp CPU

- Quạt laptop kêu to bất thường, nguyên nhân và cách khắc phục