Nếp cái hoa vàng tiếng anh là gì

[Ngày đăng: 21/08/2020]

Cốm tiếng Anh là nuggets, phiên âm ˈnʌɡ.ɪt là đồ ăn được làm từ lúa nếp rang chín và sảy cho hết vỏ trấu và đây là món ăn thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội.

Cốm tiếng Anh là nuggets, phiên âm /ˈnʌɡ.ɪt/ là đồ ăn được làm từ lúa nếp rang chín và sảy cho hết vỏ trấu. Đây là món ăn được yêu thích trong ẩm thực ở miền Bắc Bộ, sau này được lan rộng khắp cả nước và là món được trẻ em ưa chuộng. Trên thị trường có rất nhiều loại cốm để bạn thỏa sức lựa chọn theo khẩu vị của mình.

Thông báo: Tổng khai giảng khoá học online tiếng Anh, Hàn, Hoa, Nhật, tương tác trực tiếp với giáo viên 100%, học phí 360.000đ/tháng, liên hệ: 0902 516 288 cô Mai >> Chi tiết

Nguyên liệu làm cốm.

Lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa, nhưng lúa nếp cái hoa vàng cho ra thành phẩm thơm ngon đặc biệt.

Cách làm cốm bằng tiếng Anh.

The paddy, after being cleaned, put it in a roasting pan, must stir the paddy evenly during the roasting process, currently the pan is roasted to make com, try to follow the islands automatically.

Thóc sau khi đãi sạch, cho vào chảo rang, quá trình rang phải đảo đều thóc, hiện chảo rang thóc để làm cốm có gắng theo mấy đảo tự động.

If you are sophisticated you must use coal slag in the oven to roast but do not burn coal but use firewood, and the roasting pan is usually made of cast iron.

Bếp lò để rang cốm nếu cầu kỳ thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi, và chảo rang thường bằng gang đúc.

After the paddy is roasted, the comedian waits to cool down and then gives each batch a few kilograms to the mortar.

Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ, mỗi mẻ khoảng vài kilogam vào cối giã.

Finally, the finished nuggets will be wrapped in two layers of leaves, and tied with green sticky rice before being delivered to consumers.

Cuối cùng, cốm thành phẩm sẽ được gói trong hai lớp lá, và buộc bằng lạt nếp màu xanh trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Bài viết cốm tiếng Anh là gì được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.

[HNM] - Nếp cái hoa vàng - một sản vật của Đông Anh, Hà Nội với hạt gạo no tròn, vị dẻo thơm đặc biệt hiếm vùng nào có đã được UBND TP Hà Nội cho phép sử dụng địa danh huyện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể từ năm 2016. Nhưng đến nay, sản phẩm này vẫn đang chờ được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam “định danh” khiến tiếng tăm của hạt nếp cái hoa vàng vẫn chỉ quẩn quanh "chợ làng", mong “tiếng lành đồn xa”…

Chăm sóc lúa nếp cái hoa vàng tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Ảnh: Đức Nghiêm


Dẻo thơm nếp cái hoa vàng
Nếp cái hoa vàng còn được gọi là nếp ả hay nếp hoa vàng, là giống lúa nếp truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Hạt nếp tròn, dẻo, thơm đặc biệt, dùng để gói bánh, làm tương, đồ xôi... Được gọi là nếp cái hoa vàng do khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác. Có một điều lạ lùng là chỉ cách nhau một con mương nhưng không phải chân ruộng nào ở Đông Anh cũng cho hạt gạo nếp cái hoa vàng chất lượng giống nhau. Nếp cái hoa vàng Đông Anh chỉ được trồng vào vụ mùa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, sản lượng không cao, chừng hơn tạ thóc mỗi sào, nên giá cao gấp đôi gạo nếp thường. Sản vật này của Đông Anh ngày càng được nhiều người biết đến vì chất lượng hơn hẳn các giống nếp khác bởi không chỉ người nông dân có kỹ thuật canh tác phù hợp mà chính thổ nhưỡng vùng đất này cũng góp phần làm nên loại gạo nếp đều hạt, không gẫy, tỷ lệ tấm thấp, hàm lượng protein và một số axít amin cao. Đặc biệt, cùng với bánh chưng, vào dịp tết, nhà nào ở Đông Anh cũng nấu rượu bằng gạo nếp cái hoa vàng để thưởng thức, đãi khách và biếu người thân. Gia đình anh Nguyễn Văn Tĩnh ở xã Dục Tú mỗi tháng xuất xưởng hàng trăm lít rượu nếp cái hoa vàng. Trò chuyện với chúng tôi, anh cho biết, mọi công đoạn chưng cất vẫn giống như các loại rượu gạo khác nhưng điều làm nên sự khác biệt của rượu nếp cái hoa vàng Đông Anh chính là nguyên liệu. Cũng ở Dục Tú còn có nghề làm tương khá nổi tiếng. Tương từ nếp cái hoa vàng thơm ngon, vị đượm nhưng khó làm và giá thành cao nên người trong làng chỉ làm để gia đình ăn hoặc làm quà biếu...

Chính danh để quảng bá

Chất lượng nếp cái hoa vàng Đông Anh dù nức tiếng lâu nay nhưng hiệu quả kinh tế chưa tương xứng so với tiềm năng. Do vậy, xây dựng thương hiệu là điều kiện bắt buộc để nếp cái hoa vàng Đông Anh ngày càng được biết đến nhiều hơn. Đặc biệt là việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ giúp cho làng nghề được pháp luật bảo vệ, đồng thời giữ được uy tín, thương hiệu truyền thống. Bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố kiêm Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" TP Hà Nội đánh giá, việc xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Nếp cái hoa vàng Đông Anh” là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tạo ra bước phát triển bền vững, phát huy lợi thế của một đặc sản vốn có tiếng từ lâu đời và cũng phù hợp với chủ trương của HĐND, UBND thành phố và UBND huyện Đông Anh. Xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể không chỉ nhằm bảo đảm chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm đối với người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ, mà còn giúp bảo tồn, phát triển một sản phẩm truyền thống đặc trưng. Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, nhiều năm qua, UBND huyện Đông Anh đã chú trọng phát triển diện tích canh tác, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nếp cái hoa vàng Đông Anh”. Chị Nguyễn Tú Quyên, chuyên viên Phòng Kinh tế - UBND huyện Đông Anh cho biết, từ năm 2008 đến nay, diện tích nếp cái hoa vàng được mở rộng trên địa bàn 6 xã: Dục Tú, Liên Hà, Việt Hùng, Cổ Loa, Xuân Nộn và đặc biệt là Thụy Lâm có đến 460ha. Hiện tổng diện tích trồng nếp cái hoa vàng của huyện vào khoảng 800 ha, sản lượng hàng năm đạt 32.000 tấn - 40.000 tấn, hiệu quả kinh tế đạt mức 70 triệu đồng/ha. Với điều kiện đất đai thuận lợi, diện tích sản xuất nếp cái hoa vàng tại Đông Anh có thể mở rộng thêm về quy mô, nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại lúa nếp khác nhau nên người tiêu dùng thường nhầm lẫn với nếp tại các khu vực khác, làm giảm uy tín của nếp cái hoa vàng Đông Anh. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu, tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường được xem là một giải pháp quan trọng để quảng bá sản phẩm. Cũng theo chị Nguyễn Tú Quyên, hạn chế lớn nhất hiện nay là tập quán canh tác ruộng đất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ khó tạo vùng canh tác hàng hóa và đưa máy móc vào sản xuất. Bên cạnh đó, nhiệm vụ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nếp cái hoa vàng Đông Anh” là một chuỗi các công việc phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu phức tạp cũng là một trong những trở ngại lớn. Ngày 20-6-2016, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định số 3244/QĐ-UBND cho phép sử dụng tên địa danh “Đông Anh” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nếp cái hoa vàng Đông Anh” cho sản phẩm nếp cái hoa vàng của huyện. Sau đó, huyện đã chuyển hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Nếp cái hoa vàng Đông Anh” và đến nay vẫn đang trong giai đoạn “chờ được cấp”. Khi nhãn hiệu tập thể chưa chính thức được “định danh” thì việc phát triển mạng lưới sản xuất, phân phối, quảng bá sản phẩm gặp không ít khó khăn.

Có thể thấy, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng của địa phương luôn là nhiệm vụ được đặt ra nhằm bảo tồn và phát huy giá trị vốn có cũng như thúc đẩy nền kinh tế của các địa phương. Để tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường thì việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hiện thực hóa mong mỏi này cũng không dễ, nhất là khi thủ tục thẩm tra, cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu còn khá rườm rà và thời gian chờ đợi kéo dài cả năm.

Nếp cái hoa vàng, có khi còn gọi là nếp ả hay nếp hoa vàng, là giống lúa nếp truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Việt Nam, có hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt nên thường dùng đồ xôi, làm cốm, làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp, làm tương hoặc ủ rượu.

Nếp cái hoa vàng chỉ được trồng vào vụ mùa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Nếp được gọi là "nếp cái hoa vàng" do khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác[1].

Nếp cái hoa vàng là giống cây phản ứng với ánh sáng ngắn, chỉ cấy ở vụ mùa muộn ở miền Bắc Việt Nam và có thời gian trổ tương đối ổn định trong khoảng 7-10 tháng 10. Thời gian sinh trưởng của cây khoàng 145-160 ngày[2].

Cây nếp cái hoa vàng có chiều cao khoảng 120–125 cm/cây, gốc thân to, có khả năng chống đổ tương đối tốt. Khả năng đẻ nhánh của cây chỉ đạt mức trung bình yếu, tỷ lệ bông hữu hiệu 50-55%. Tuy nhiên, cây có khả năng chống chịu với một số điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên: khả năng chịu phèn, chịu chua và trũng khá, chịu hạn cuối vụ tương đối tốt[2]. Khả năng kháng sâu bệnh của nếp cái hoa vàng tốt với bệnh đạo ôn hay khô vằn, nhưng kháng bệnh bạc lá ở mức trung bình và có thể bị nhiễm sâu đục thân nặng[3].

Bông lúa dài 20 – 22 cm, số hạt chắc trên một bông lúa trung bình khoảng 105-107 hạt. Hạt nếp cái hoa vàng tròn, dẹt và nhỏ hơn hạt nếp thường một chút, có màu vàng nâu sẫm, nhấm thử thấy ngọt mát lan tỏa đầu lưỡi như sữa; tỷ lệ chiều rộng và chiều dài hạt khoảng 1,82 và khối lượng 1000 hạt khoảng 25-26gram[2]. Năng suất trung bình của nếp cái hoa vàng khoảng 35-40 tạ/ha, năng suất cao có thể đạt 40-45 tạ/ha.

Giống lúa nếp cái hoa vàng là giống chọn lọc từ giống lúa nếp địa phương, được công nhận giống theo Quyết định số 147 KHKT/QĐ, ngày 9 tháng 3 năm 1995[3].

Để giữ cho lúa đượm hương, khi bông lúa ngả màu, nhà nông rút nước chân ruộng cho khô đến khi lúa uốn lưỡi câu, chín rũ mới gặt hái. Phơi lúa thường phải chọn sân gạch, nắng hanh. Lúa khô rồi được đổ vào chum và đậy thật kín[1].

 

Rượu nếp cái hoa vàng ở Đông Hà

Hạt nếp cái hoa vàng khi nấu cơm, đồ xôi, làm bánh rất dẻo, ít bị lại gạo[4], mùi thơm ngào ngạt nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Rượu nấu từ gạo nếp rất thịnh hành nhưng rượu nếp cái hoa vàng vẫn được coi là rượu đặc sản. Rượu nếp cái hoa vàng uống rất êm, ngọt hậu và có mùi thơm đặc trưng[5]. Cốm làng Vòng đã nức tiếng trong cả nước nhờ được làm từ lúa nếp cái hoa vàng với những bí quyết riêng[6][7].

Là giống lúa đặc sản nổi tiếng tại hầu khắp các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, đặc biệt tại Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng..., nhưng do trồng tản mạn và không chú trọng thâm canh, hiện có nơi lúa nếp cái hoa vàng đã dần bị mai một, gạo ít dẻo và thơm ngon như trước.

Sau một số năm nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp, thuộc Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm, được sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Phát triển nông nghiệp của Pháp, đã bảo tồn, phục tráng thành công nếp cái hoa vàng ở An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Dựa trên cơ sở sưu tầm 28 mẫu nếp cái hoa vàng và so sánh với nếp cái hoa vàng lưu trữ tại Trung tâm Quỹ gen Quốc gia, nhóm nghiên cứu đã chọn ra 4 mẫu và cấy để tìm ra được mẫu siêu nguyên chủng để giao cho các hộ dân trồng, tiến tới xây dựng vùng lúa nếp cái hoa vàng đặc sản, có chất lượng cao.

Xem bài: Nếp cái hoa vàng Đại Thắng

Nếp cái hoa vàng Đại Thắng

  1. ^ a b “Lá khúc sông Hồng”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ a b c Kỹ thuật gieo cấy nếp cái hoa vàng.[liên kết hỏng]
  3. ^ a b “Giống nếp cái hoa vàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2008.
  4. ^ Hiện tượng hạt cơm bị khô cứng trở lại sau khi nấu một thời gian.
  5. ^ Rượu quê mình.[liên kết hỏng]
  6. ^ “Cốm Vòng - khúc giao mùa”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2008.
  7. ^ Làng cốm Vòng[liên kết hỏng]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nếp_cái_hoa_vàng&oldid=65089516”

Video liên quan

Chủ Đề