NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi

Skip to content

Show

MỘT SỐ Trò chơi HOẠT NÁO Cho Khu Vui Chơi TRẺ EM thường tổ chức.

Trong một khu vui chơi trẻ em để biến một không gian vui chơi trở nên vui nhộn hơn, một khu vui chơi không bị nhàm chán với các loại trò chơi – đồ chơi đã SETUP sẵn. Điều này đòi hỏi ban tổ chức khu vui chơi cũng như chủ đầu tư phải nghiên cứu tìm tòi những trò chơi hoạt náo, những game show thi đấu,..

Để các bé vừa tham gia vui chơi các trò chơi căn bản, thì song song đó bé được tổ chức các trò chơi giân gian, các trò chơi giúp các bé trở nên phấn khởi hơn khi giành chiến thắng.

NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi

Các trung tâm vui chơi thiếu nhi trong nhà như TINI WORD, Sam word, Kids City,… Những khu vui chơi lớn chủ đầu tư luôn chú trọng phần trò chơi hoạt náo cho bé, các chương trình sự kiện diễn ra thường xuyên, định kỳ,.. Những điều này kích thích cho phụ huynh luôn mong muốn đưa con đến chơi vào những dịp này. Từ đó, biến khu vui chơi trẻ em của bạn trở thành một trung tâm vui chơi thiếu nhi rộn ràng tiếng cười trẻ thơ.

Khu vui chơi của bạn hiện tại đang kinh doanh như thế nào? Có vui nhộn, có thường xuyên tổ chức chương trình cho bé?

Kinh doanh khu vui chơi trẻ em trong nhà không đơn thuần SETUP các đồ chơi – trò chơi liên hoàn, đồ chơi hướng nghiệp,…Thế là xong và chúng ta đợi thu tiền mỗi ngày. Nếu các chủ đầu tư có suy nghĩ giống vậy thì điều này chưa chắc đã đúng nhé! Một khu vui chơi trẻ em được thiết kế SETUP trên một diện tích cố định do vậy sẽ có những trò chơi chủ đạo cùng theo đó là một số đồ chơi rời bổ trợ thêm. Ban đầu kinh doanh chắc chắn khách hàng sẽ rất đông, rồi một thời gian những trò chơi này quá quen thuộc với các bé. Do đó, làm thế nào để khu vui chơi của mình hoạt động ổn định và duy trì bền vững khả năng cạnh tranh cao thì đòi hỏi chủ đầu tư phải có một chiến thuật kinh doanh khác lạ.

Có nên đầu tư quá nhiều vào các thiết bị vui chơi trẻ em trong nhà.

NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi

Không phải cứ đầu tư quá nhiều vào các trò chơi đồ chơi liên hoàn, vì không gian khu vui chơi có hạn. Nếu với một diện tích cố định mà càng ngày chúng ta càng bỏ thêm đồ chơi vào ắc hẳn không gian vui chơi chạy nhảy của bé dần thu hẹp lại. Nhưng đặc tính vui chơi của trẻ con, chúng luôn muốn không gian rộng rãi thoáng để có thể rược đuổi nhau tự do. Vi vậy, ngoài chiến thuật làm mới khu vui chơi trẻ em bằng cách mua thêm các trò chơi đồ chơi mới nhất để setup thêm.

Thì chiến thuật ” Dụ con nít” nhưng thật sự đó là chiến thuật ” biến khu vui chơi thành trung tâm vui chơi tràn ngập các trò chơi được một người dẫn trò tổ chức” chiến thuật này vừa đem lại sự tươi mới của khu vui chơi, giúp trẻ hòa nhập vào các nhân vật trong game show, Và đặc biệt rằng sau những game show này bé luôn háo hức đi chơi để tham gia các game show tiếp theo. Vậy tại sao một chiến thuật kinh doanh không bỏ ra quá nhiều chi phí để mua đồ chơi mà lại mang tính hiệu quả nhưng vậy, chủ đầu tư lại không vận dụng thử xem?

Dưới đây, Công Ty TRẺ EM VIỆT xin giới thiệu một số trò chơi, game show cho bé ứng dụng trong hoạt náo sân chơi cho bé trong nhà banh liên hoàn. Xin mời quý chủ đầu tư tham khảo!

NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi

1) Cao – Thấp – Dài – Ngắn

Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu

2) Nói và làm ngược

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn– Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”– Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”– Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”– Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”

Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.

NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi

3) Đếm sao

Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt.

4) Con thỏ ăn cỏ

Cách chơi: – Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”– Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”– Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “ăn cỏ”– Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”– Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”– Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”– Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”

Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau).

5) Tôi bảo

Cách chơi:– Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”– Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”Người chơi: vỗ tay 2 lần

Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt.

NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi

6) Thụt – Thò (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò hô: “Thụt” (đồng thời khuỷ tay thụt ra sau) – “Thò” (đồng thời đẩy tay lên trước). Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt
Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác.

7) Cùng nhau giải toán

Cách chơi: quản trò chia người chơi ra thành từng đội (tuỳ ý), cử 1 đại diện. Bắt đầu quản trò nói nhỏ với 1 người đại diện đứng cuối ở mỗi đội 1 con số nào đó và bạn chạy về đội mình lấy số đó (VD: 18) cộng thêm 3 (là 21) dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi trước mình. Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng phải cộng thêm 3 và viết lên 1 người kế tiếp. Đến người cuối cùng đầu hàng, cũng nhận được con số mới rồi cộng thêm 3 và lấy kết quả lên báo vói người quản trò
Đội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số các bạn chỉ được viết lên lưng và không được nói.

8) Con muỗi

Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang– Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần)– Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần)Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi.

Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò

Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt.

9) Ba – Má – Tôi

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má) …10) Này bạn vui

Cách chơi: người chơi trong hội trường, quản trò bắt bài hát “Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2)” – Người chơi vỗ tay theo nhịp đếm 1, 2 của quản trò. Quản trò có thể thay đổi “vỗ tay” thành “dậm chân” hoặc “gật đầu”

NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi

11) Trò chơi nơm cá

Cách chơi: các bạn tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn, tuỳ theo số lượng người chơi mà đặt số lượng nơm cá tương ứng (cứ 10 người thì đặt 1 nơm cá – nếu như 40 người chơi thì đặt 4 nơm cá). Nơm cá do 2 người nắm tay dang ra và giơ cao, cái nơm được xếp theo vòng tròn. Khi quản trò bắt giọng 1 bài hát những bạn còn lại làm cá chạy theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ đến các nơm cá sẽ phải chui qua. Tuỳ theo quy định của quản trò thì khi dứt 1 bài hát hoặc khi có hiệu lệnh của quản trò, nơm cá sẽ chụp xuống, ai bị vướng trong nơm cá tức là cá đã bị bắt, bạn đó sẽ bị phạt

Vòng trò sẽ di chuyển theo nhịp nhanh, chậm của bài hát. Khi nơm cá đã chụp xuống, “cá” không được bứt khóa để chạy thoát.

12) Trò chơi biểu tượng

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, tất cả vừa ca vừa nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “te” các bạn đang đứng ở tư thế nào thì đứng ở tư thế đó – sau đó khi nghe tiếng còi “tích” các bạn lại tiếp tục nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “tích” mà các bạn chưa đứng im thì bạn đó sẽ bị phạt.

13) Thi đố về trái cây

Cách chơi: Quản trò chia ra thành nhiều nhóm, quản trò ra 1 mẫu tự, sau đó quản trò sẽ chỉ định 2 nhóm, 2 nhóm này phải trả lời lần lượt qua lại từng tên trái cây có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã cho. Sau câu trả lời của nhóm này, nhóm kia phải trả lời ngay, trong thời gian trọng tài đếm từ 1 -> 5 nếu không trả lời được thì xem như thua cuộc

Ví dụ: quản trò ra chữ “M” thì 1 nhóm sẽ tìm tên các loại trái nào có mẫu tự là “M” như: me, mít, mãng cầu, mơ,… cho đến khi kết thúc cuộc chơi
Người chơi không được lặp lại tên trái cây mà nhóm kia đã trả lời rồi. Quản trò có thể thay đổi các mẫu tự khác.

14) Tai đây – mũi này

Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái

** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt.

15) Phản xạ nhanh

Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái … với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy … Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên … Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng.

NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi

16) Truyền tin

Cách chơi:– Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau.– Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh.– Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm vào tai) cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò “tin” mà quản trò đã phát ra.

Luật chơi:– Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng.– Đội nào để lộ tin coi như thua.– Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy.

– Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền tắt.

Chú ý:– Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại.– Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai mẩu giấy ghi tin (Quản trò và các đội).– Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài.– Các chữ trong bản tin bằng nhau.– Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước.

– Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của trò chơi.

17) Bắt cá

Nội dung:Quản trò quy định người bắt cá và cá.– Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.

– Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.

Cách chơi:– Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt.

– Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.

Luật chơi:– Cá nào bị bắt là thua.– Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.– Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.Chú ý:

Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.

17) Truyền tin đứng, ngồi, nằm, ngủ.

Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.Nội dung:– Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.Cách chơi:– Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.– Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).– Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.Phạm luật:– Những trường hợp sau phải chịu phạt:+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.+ Không nhìn vào quản trò.+ Làm chậm, làm không rõ động tác.Chú ý:– Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.– Quản trò dùng những từ khác để “lừa” người chơi như tiến, lùi, khò… tạo không khí.

NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi

18) Chức năng

Nội dung:– Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.– Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:Mắt: NhìnTai: NgheMũi: NgửiMiệng: Ăn

Cách chơi:

– Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.– Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.Ví dụ:– Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt…Phạm luật:– Chỉ sai với chức năng.– Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.– Không nhìn quản trò.

Chú ý:

– Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm… để tăng mức độ khó của trò chơi.

– Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

19) Lời chào

Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.
Nội dung:– Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.Cách chơi:– Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.– Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.

Luật chơi:

– Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.– Làm không rõ động tác là sai.

Chú ý:

– Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

– Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.

NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi

20) Ngũ Long Tranh Đuôi

Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng (5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3… Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.

Luật chơi:

– Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc.

– Đầu rồng chỉ cần chạm được vào đuôi rồng khác là coi như đã bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.

21) Ghế Di Động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Cách chơi:

Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng bằng nhau.Mỗi đội xếp thành một hàng dọc phía sau vạch xuất phát, người khom xuống, ngồi len đùi người phía sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là thắng cuộc.

Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại.

22) Con Tàu Tìm Báu Vật

Cách chơi:

Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m.

Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển.

Ví dụ:– Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái.– Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải.

– Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng.

Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng.

Luật chơi:

Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại.

NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi

KHI CHƠI TRẺ EM HỌC ĐƯỢC GÌ ?

Chơi là một phương pháp học rất hiệu quả. Tất cả các hoạt động vui chơi mà trẻ tham dự đều xây dựng cho trẻ khả năng nhận thức, tình cảm. Giúp trẻ phát triển thể lực, kỹ năng để làm nền tảng cho việc học tập sau này.

Với các trò chơi vận động, điều này giúp trẻ phát triển thể lực, biết phối hợp sự vận động, tăng cường khả năng phản xạ, sự nhanh nhẹn…

Trò chơi cũng giúp cho các em nâng cao tính kỷ luật tự giác, thông qua việc ý thức được các vai trò trong cuộc chơi, chấp hành các quy định của trò chơi một cách tự nguyện. Dần dần điều đó sẽ hình thành ở trẻ một thói quen tốt là tự đặt ra cho mình những nguyên tắc về kỷ luật, làm nền tảng cho các hoạt động sau này.

TRẺ EM VIỆT chuyên Tư vấn – Thiết kế – Setup khu vui chơi trẻ em liên hoàn trong nhà và ngoài trời.

  • Tư vấn thiết kế tại mặt bằng nhanh chóng.

  • Gửi báo giá thiết bị vui chơi chi tiết, báo giá chính xác, giá cả cạnh tranh nhất.

  • Thi công trực tiếp, kỷ thuật chuyên nghiệp, kiến trúc thiết kế khu vui chơi trẻ em thật sự đam mê với nghề.

  • Thiết kế những khu vui chơi liên hoàn trong nhà HIỆN ĐẠI đáp ứng xu thế hiện nay cũng như trong tương lại.

  • Tư vấn lựa chọn thiết bị vui chơi có tính vận dụng cao và tiết kiệm chi phí đầu tư.

  • Giúp chủ đầu tư giai đoạn quảng cáo, khai trương, Pr, ..khu vui chơi.

  • Giúp chủ đầu tư có chiến lược kinh doanh hiệu quả, hướng dẫn cách vận hành cũng như cách quản lý khu vui chơi một cách chi tiết và chuyên môn.

Vậy để mở được 1 KHU VUI CHƠI TRẺ EM hoàn hảo thì vui lòng gọi ngay cho chúng tôi “Công ty chuyên thiết kế lắp đặt khu vui chơi TRẺ EM VIỆT sẽ tư vấn cho bạn 1 cách hài lòng nhất”.

  • Các bạn muốn biết giá thiết bị khu vui chơi trẻ em là bao nhiêu, vui lòng CLICk XEM TẠI ĐÂY.

  • Hay xem thêm một số câu Slogan giành cho khu vui chơi trẻ em, CLICK XEM TẠI ĐÂY.

NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi

NGÂN hàng trò chơi dành cho thiếu nhi