Ngành Công nghệ sinh học ở Việt Nam

Khoa Công nghệ sinh học trường đại học Mở TP. HCM được thành lập tháng 6/1991 là khoa Công nghệ sinh học đầu tiên được chính phủ cấp phép tại Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, hiện nay khoa có một đội ngũ giảng viên đầy tâm huyết và giàu kinh nghiệm gồm: 2 phó giáo sư tiến sĩ, 5 tiến sĩ, 16 thạc sĩ với 5 nghiên cứu sinh và một số cán bộ phụ trách các phòng thí nghiệm. Đội ngũ giảng viên hùng hậu đã đáp ứng nhu cầu giảng dạy lý thuyết gắn liền với thực tiễn, cung cấp nguồn kiến thức phong phú cho sinh viên của khoa. Ngoài ra, khoa còn sở hữu một hệ thống gồm 8 phòng thí nghiệm tại Bình Dương được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.

Khoa công nghệ sinh học là một trong những khoa đi đầu trong phong trào nghiên cứu khoa học của đại học Mở TP. HCM, hàng năm, khoa đều có đề tài dự thi và đạt các giải cao trong các cuộc thi sinh viên, nghiên cứu khoa học cấp bộ như Eureka, Sony xanh,...

Ngành Công nghệ sinh học là một bộ môn nằm trong khoa Công nghệ sinh học nhằm đào tạo các cử nhân có năng lực chuyên môn, tư duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học, ứng dụng công nghệ sinh học trong y - dược, nông nghiệp, môi trường, công nghệ thực phẩm để có thể đáp ứng yêu cầu của các loại hình doanh nghiệp và tổ chức khác nhau.

Tổ hợp môn xét tuyển:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • B00: Toán, Sinh học, Hóa học
  • D00: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Điểm chuẩn năm 2016: 16 điểm

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 97 Võ Văn Tần, P. 6, Q. 3, TP.HCM
  • Điện thoại: 08.39300372 & 08.39300072 & 08.39300210 [Ext: 600, 123]
  • Email: -
  • Website: //www.oude.edu.vn/
  • Facebook: //www.facebook.com/tuyensinh.ou.edu.vn/

Đại học Mở TP. HCM

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học

"Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?"

là câu hỏi được hầu hết thí sinh đặt ra khi tìm hiểu về ngành Công nghệ sinh học - một trong những ngành học hấp dẫn của lĩnh vực Kỹ thuật – Công nghệ. Đây là mối băn khoăn hoàn toàn dễ hiểu, vì để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải hiểu rõ ngành học đó là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao.

Bài viết dưới đây sẽ giúp cho những bạn đang mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ sinh học giải tỏa được niềm trăn trở chính đáng này. "Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?" , chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, trả lời và định hướng tương lai các bạn nhé.

Ngành Công nghệ sinh học là gì ?

Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩn và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Cụ thể, các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường;…
 


Công nghệ sinh học là một trong những ngành học hấp dẫn của lĩnh vực Kỹ thuật - Công nghệ


Đối với trình độ đại học, ngành Công nghệ sinh học thường được phân thành các chuyên ngành tùy theo mục đích ứng dụng: Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, ứng dụng trong thực phẩm, ứng dụng trong môi trường. Ngoài khối lượng kiến thức nền tảng về lĩnh vực sinh học, kỹ thuật và công nghệ, các chuyên ngành này còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm. Sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng các vấn đề cấp thiết về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp,.. đang được xã hội quan tâm. Trước tình hình nhiều trung tâm nghiên cứu được thành lập để giải quyết các vấn đề trên, cùng những lợi thế đầy tiềm năng đến từ ngành công nghệ quan trọng này, ngành Công nghệ sinh học đã trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của thời đại công nghệ cao. Từ việc vận hành, bảo trì các thiết bị ứng dụng hiện đại cho đến nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ sinh học, điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia am tường về công nghệ sinh học.

Học ngành Công nghệ sinh học ra trường làm gì?

Hiện nay, có nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo, cũng như hàng loạt cơ sở triển khai ứng dụng Công nghệ sinh học đã được hình thành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện đang thiếu nên triển vọng nghề nghiệp dành cho người theo học Công nghệ sinh học là rất lớn. Đây chính là cơ hội cho các cử nhân ngành Công nghệ sinh học có thể lựa chọn việc làm với mức lương hấp dẫn cùng với chế độ ưu đãi tốt.
 


Nhiều cơ hội việc làm cho kỹ sư công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa. Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Công nghệ sinh học. Chẳng hạn tại Đại học Công nghệ TP.HCM [HUTECH] - một trong những trường đại học uy tín đào tạo ngành Công nghệ sinh học, sinh viên sẽ đặc biệt được chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo, quy trình vận hành công nghệ, những thành tựu mới về công nghệ sinh học của thế giới. Ngoài ra, sinh viên ngành Công nghệ sinh học tại HUTECH sẽ được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.

Với những điều đã trình bày, có lẽ "Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?" đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Công nghệ sinh học không, ngành Công nghệ sinh học xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Công nghệ sinh học khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Công nghệ sinh học,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ sinh học và trở thành một cử nhân thành công trong tương lai.

Đăng ký xét tuyển trực tuyến


 

Mọi thắc mắc về các vấn đề có liên quan, mời bạn đặt câu hỏi để được tư vấn chi tiết
 

Xem thêm

Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học,sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khaithác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống,phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Các nhóm chuyên môn của ngành công nghệ sinh học

* CNSH truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như tương, chao, nước mắm ... theo phương pháp truyền thống; xử lí đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp ...

* CNSH cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym ...

* CNSH hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein,công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường...

Các ĐH ở Việt Nam hiện đang đào tạo một số chuyên ngànhnhư công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein -enzym và kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học [CNSH] nôngnghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược,tin - sinh học.

Ngày nay, CNSH đang được ứng dụng vào trong rất nhiềulĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y học, dịch vụ, du lịch… nhằm phục vụ cho mọi như cầu của cuộc sống như dinh dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe... Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật,nấm, vi khuẩn,... và sử dụng “công nghệ DNA tái tổ hợp” những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người...

Chính vì vậy sinh viên tốt nghiệp ngành này được công nhận là cử nhân hoặc kỹ sư, làm việc tại các lĩnh vực: y dược [chẩnđoán bệnh, chế biến thuốc, vắcxin]; môi trường [xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải...]; nông - lâm - ngư- nghiệp [giống, bệnh, chất lượng]; công nghiệp [lên men công nghiệp,vật liệu sinh học...

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu CNSH thì để có thể học tốt hoặc đi sâu vào nghiên cứu ngành này đòi hỏi thí sinh hội tụ rất nhiều yếu tố.

Điều đầu tiên là đam mê khoa học và sáng tạo. Bên cạnh đó học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là sinh học, hóa học và vật lý. Những kiến thức vững chắc về các môn này sẽ là nền tảng tốt để sinh viên có thể tiếp thu các kiến thức phức tạp của ngành CNSH.

Ngoài ra, sự cẩn trọng, tỉ mỉ luôn là một tố chất quan trọng cho người làm CNSH. Do phải làm việc nhiều trong phòng thí nghiệm với những chi tiết nhỏ li ti hay những quá trình phải tuân thủ nghiêm ngặt nên nếu không cẩn thận trong những chi tiết, quá trình đó thì khómà hoàn thành được kết quả.

Bên cạnh đó năng lực chuyên môn và các tố chất trên,làm việc trong thời đại hiện đại ngày nay thì người theo học ngành này cần phải có trình độ ngoại ngữ, tin học tốt và có những kỹ năng mềm.



CNSH đã và đang ngày càng tỏ ra thực sự có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, CNSH đãđược ưu tiên đầu tư rất lớn cho những nghiên cứu và những kế hoạch mang tính ứng dụng.

Do đó, có rất nhiều cơ hội dành cho các cử nhân/kỹ sưtốt nghiệp ngành công nghệ sinh học, bao gồm cả các công ty nước ngoài chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn.

Thông thường, các công ty nước ngoài hay có các phòng lab để đánh giá chỉ tiêu nước thải hoặc mức độ độc hại của sản phẩm, vì thế nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí này cũng khá nhiều và cần thiết.

Còn đối với các doanh nghiệp trong nước chuyên về môi trường, xử lý nước thải, cây xanh… cũng luôn cần tuyển những nhân viên mới, có năng lực để tiếp cận các công nghệ hiện đại.

Một số các công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên trong ngành này là: Unilever, Kimberly, Bia Việt Nam, SanMiguel, Dutch Lady…

Ngoài ra còn có rất nhiều các công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước chuyên về xử lý chất thải, môi trường, thực phẩm…

Tuy nhiên, ngành học này làm việc trên các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền chỉ có ở các cơ sở nghiên cứu, các công ty lớn tập trung ở các TP lớn. Do đó, phần đông sinh viên tốt nghiệp hiện tại chỉ tập trung ở thành phố, ở các tỉnh không phát huy hết khả năng ngành nghề được đào tạo do thiếu trang thiết bị. Đây là lý do đầu ra gặp phần nào khó khăn.

Do hiện nay các trường đều giảng dạy theo khung chương trình đào tạo của Bộ GD-ĐT nên ở các cấp bậc đào tạo cùng nhóm ngành như nhau thì đềudùng chuẩn chung này. Vì thế, việc điểm chuẩn vào các trường khác nhau nhưng về cơ bản thì khung chương trình là tương đối giống nhau.

Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng thì việc thí sinh học ngành CNSH ở trường nào không phải là yếu tố quyết định mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như kỹ năng mềm, khả năng sử dụng máy tính, tiếng Anh... Tuy nhiên, đối với những trường có truyền thống và có uy tín trong việc đào tạo ngành CNSH thì đó là một lợi thế nhất định trong qúa trình tuyểndụng.



Nguyễn Sơn
Nguồn dantri.com


Danh sách các trường tuyển sinh ngành CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Video liên quan

Chủ Đề