Nghe gì đến chết cũng phải đi làm

Câu thành ngữ ý nói một nghề mà giỏi thì thành đạt, một nghề mà chắc chắn thì sống, đừng có hời hợt, nghề gì cũng biết nhưng không chuyên một nghề gì thì sẽ đổ vỡ không thành.

Tin liên quan

Chuyện kể:

Ở một làng nọ, có một người muốn làm giàu, chuyên học đòi, ai mách gì cũng nghe theo.

Một hôm, nghe người ta đồn ở làng Ứng Thủy có nghề làm gầu kiếm ra tiền. Anh ta bèn cất công sang Ứng Thủy để học. Ba năm sau thành nghề, anh làm được gầu rồi thì năm ấy lại mưa đều, nước dư nước dật, ruộng đồng tốt tươi, chẳng ai cần đến gầu để chống hạn cả. Có người bảo: “Mưa nhiều, thì sẽ úng. Ở làng Vạc có nghề làm guồng chống úng, anh sang đó mà học”. Anh ta nghe người ta mách lại sang làng Vạc học nghề làm guồng. Nhưng năm ấy thời tiết lại khô hạn, có nước đâu mà cần guồng chống úng. Thấy trời nắng anh ta lại quyết tâm lên đường học nghề làm nón. Lần này chắc mẩm sẽ thành. Nhưng chẳng tính toán gì, lúc anh ta học được nghề làm nón thì thiên hạ chẳng mấy ai dùng nón nữa. Người ta sử dụng mũ nỉ, mũ lưới, vừa tiện vừa gọn. Chẳng bán được hàng, chẳng ra nghề ngỗng gì, anh ta ngửa mặt lên trời than:

- Trời ơi, tôi già mất rồi. Một đống nghề như tôi mà vẫn chết đói ư!

Người ta làm nghề gì cũng muốn thành đạt, nghề tinh xảo mà phát triển. Muốn được như vậy phải tu chí đến nghề, ta gọi là “chuyên”. Vậy nên có câu “Nhất nghệ tinh” là làm một nghề cho tinh thông còn hơn chín mười nghề hời hợt, chẳng nghề gì tinh thông cả. Câu thành ngữ hàm ý ca ngợi những người biết say sưa theo đuổi nghề nghiệp của mình để đem lại cuộc sống đẹp. Đồng thời hàm ý chê bai, phê phán những người thiếu kiên trì không có được nghề nào tinh thông cả.
Dân gian có câu: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.
Còn “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết”, như anh chàng truyện trên là vậy.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn

[1] Theo “Đông Tây ngụ ngôn” – Ôn Như Nguyễn Văn Học – NXB Văn học, 2003

 

 

 

Nguồn:quehuongonline.vn Copy link

Nguồn: //quehuongonline.vn/giai-thich-thanh-ngu-tuc-ngu/mot-nghe-thi-song-dong-nghe-thi-chet-30436.htm

Chuyện kể:

Ở một làng nọ, có một người muốn làm giàu, chuyên học đòi, ai mách gì cũng nghe theo.

Một hôm, nghe người ta đồn ở làng Ứng Thủy có nghề làm gầu kiếm ra tiền. Anh ta bèn cất công sang Ứng Thủy để học. Ba năm sau thành nghề, anh làm được gầu rồi thì năm ấy lại mưa đều, nước dư nước dật, ruộng đồng tốt tươi, chẳng ai cần đến gầu để chống hạn cả. Có người bảo: “Mưa nhiều, thì sẽ úng. Ở làng Vạc có nghề làm guồng chống úng, anh sang đó mà học”. Anh ta nghe người ta mách lại sang làng Vạc học nghề làm guồng. Nhưng năm ấy thời tiết lại khô hạn, có nước đâu mà cần guồng chống úng. Thấy trời nắng anh ta lại quyết tâm lên đường học nghề làm nón. Lần này chắc mẩm sẽ thành. Nhưng chẳng tính toán gì, lúc anh ta học được nghề làm nón thì thiên hạ chẳng mấy ai dùng nón nữa. Người ta sử dụng mũ nỉ, mũ lưới, vừa tiện vừa gọn. Chẳng bán được hàng, chẳng ra nghề ngỗng gì, anh ta ngửa mặt lên trời than:

- Trời ơi, tôi già mất rồi. Một đống nghề như tôi mà vẫn chết đói ư!

Người ta làm nghề gì cũng muốn thành đạt, nghề tinh xảo mà phát triển. Muốn được như vậy phải tu chí đến nghề, ta gọi là “chuyên”. Vậy nên có câu “Nhất nghệ tinh” là làm một nghề cho tinh thông còn hơn chín mười nghề hời hợt, chẳng nghề gì tinh thông cả. Câu thành ngữ hàm ý ca ngợi những người biết say sưa theo đuổi nghề nghiệp của mình để đem lại cuộc sống đẹp. Đồng thời hàm ý chê bai, phê phán những người thiếu kiên trì không có được nghề nào tinh thông cả.
Dân gian có câu: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.
Còn “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết”, như anh chàng truyện trên là vậy.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn

[1] Theo “Đông Tây ngụ ngôn” – Ôn Như Nguyễn Văn Học – NXB Văn học, 2003

 

 

 

Nghề chính là nghiệp. Nghiệp đẩy người vào làm công việc nào đó, gắn bó với nó suốt cuộc đời cho đến tận cuối đời, có thể theo ý muốn hoặc không. Có người chọn nghề nghiệp, định hướng nghề từ tuổi 18 không tiếp tục theo con đường học vấn, có người lại chọn nghề trong tương lai thông qua kiến thức đào tạo từ trường lớp chuyên môn mong muốn sau này ra trường có được một công việc nhàn hạ cùng mức lương cao nhưng cũng không ít người mất phương hướng, chọn học một ngành nhưng ra trường lại làm nghề khác. Không ai biết trước được công việc tương lai của mình có theo đúng như lựa chọn ban đầu hay chỉ một tác động nào đó từ người thân, bạn bè, từ nhịp sống của xã hội mà thay đổi. 

Sinh nghề tử nghiệp là câu nói được nhắc tới liên quan đến việc làm và định hướng nghề nghiệp của người lao động cho bản thân. Một thành ngữ ám chỉ công việc đi theo suốt cuộc đời vì cái “nghiệp” phải đeo bám với nó. Trong câu nói này ta thấy xuất hiện hai từ trong danh từ “nghề nghiệp” bị tách nhau, mỗi từ lại mang nghĩa một nghĩa riêng mà khi phân tích nó gắn với hai động từ đối lập “sinh >< tử”.

- Sinh nghĩa là được ban sự sống, được tồn tại trên cõi đời 

- Nghề chính là công việc hiện tại đang làm, đang theo đuổi hàng ngày để nhận được mức thu nhập vào cuối mỗi tháng đáp ứng nhu cầu sống. Có vô vàn ngành nghề khác nhau để mọi người lựa chọn đi theo, có thể làm trong thời gian ngắn thấy không phù hợp, chuyển nghề nhưng cũng có những nghề gắn bó với suốt cuộc đời. Hôm nay bạn chọn nghề ngày, ngày mai bạn vẫn làm nghề ngày, 5 năm sau nghề này bạn vẫn theo đuổi,… nhưng không biết trước rằng liệu 10 năm sau bạn còn đam mê hứng thú tiếp tục theo đuổi nghề hãy chọn cho mình một lối đi mới. 

- Tử là cái chết, tức là mất đi sự sống mà theo phật giáo là đi về cõi vĩnh hằng 

- Nghiệp ở đây không nhắc tới với nghĩa động từ mà nó là một danh từ trong “sự nghiệp”, mang tính chất lâu dài, không dễ thay đổi bởi tác động từ một phía. Để vươn tới sự nghiệp người ta phải xây dựng hẳn một lộ trình, từng bước thực hiện để đạt mục đích. 

Qua phân tích ý nghĩa cụ thể của từ có thể hiểu nôm na sinh nghề tử nghiệp là sống bằng nghề gì, chết cũng bằng chính nghề đó. Còn nếu tìm hiểu ngẫm nghĩ sâu xa, sinh nghề tử nghiệp không đơn giản chỉ là cái chết vì nghề nghiệp mà quan trọng hơn là cái chân chính trong nghề, là niềm đam mê, đó là lý do vì sao có người chấp nhận gắn bó với nghề dù biết là nguy hiểm là khó khăn. Tuy nhiên không thể nhìn phiến diện theo một hướng bởi không ai cũng có cơ hội được làm điều mình thích, được thực hiện điều mình muốn mà còn bị tác động từ ngoại cảnh, người ta chọn gắn bó với nghề vì nhu cầu sống và tồn tại. 

Việc làm Bảo hiểm

2. Câu chuyện chưa kể về “sinh nghề tử nghiệp”

Câu chuyện chưa kể về “sinh nghề tử nghiệp”

Một cách hiểu đơn giản sinh nghề tử nghiệp là sống bằng nghề nào, chết cũng bằng chính nghề đó thì có lẽ quá đơn giản để thấm nhưng mang một ý nghĩa sâu xa hơn sẽ thấy rằng con người ai cũng muốn chọn cho mình một nghề nghiệp xứng đáng để theo đuổi dài lâu nhưng hoàn cảnh sống đâu thể chiều lòng được tất cả mọi cá nhân. Nhịp sống bộn bề, xô bồ ngoài xã hội đôi khi khiến con người ta mất đi cái quyền được lựa chọn những cái mình muốn, làm những điều mình thích vì thế nếu muốn tiếp tục duy trì sự sống phải chấp nhận để cái “nghiệp” định hướng. 

Lúc này nghĩa của “nghiệp” không còn nằm trong “sự nghiệp” mà nó đã được chuyển cách hiểu sang một thiên hướng khác. Theo đó “nghiệp” chính là cái gì đó được ấn định cho con người trong suốt quá trình tồn tại, có thể là những điều tốt đẹp nhưng cũng có thể là cái xấu đeo bám ta suốt một đời. Một khi đã mặc số phận cho cái “nghiệp” định hướng tức là chấp nhận sống, gắn bó với nghề đó cả đời. 

Nghề nào cũng có cái được, cái mất, có an toàn và nguy hiểm, có nhàn hạ nhưng cũng có khó khăn, có nghề lương cao thì cũng có nghề lương thấp,… nhưng không phải là không có sự đền bù tương xứng. Không được lựa chọn mà đây là “bị” lựa chọn vì thế dù thích hay không vẫn phải từng ngày cố gắng theo nghề. Khi đã vướng vào phận duyên nghiệp thì khó mà từ bỏ.   

Việc làm Marketing - PR

3. Chấp nhận theo nghề vì nghiệp 

Chấp nhận theo nghề vì nghiệp

Sinh ra ai cũng có sở thích, có ước mơ và có hy vọng đạt được những điều đó nhưng đâu phải cứ muốn là được, cứ thích là sở hữu. Câu chuyện chưa kể về “sinh nghề tử nghiệp” trên đây đã nhận ra rằng không phải ai cũng có may mắn làm những điều mình muốn. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, con người sinh ra không có quyền chọn hoàn cảnh sống, những người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, hạn chế về tài chính không có điều kiện được tiếp thu kiến thức chuyên môn thì dù có ước mơ, có mục tiêu phấn đấu thì việc theo đuổi nghề là rất khó khăn. Và thật may mắn cho những ai có được điều kiện thuận lợi để thực hiện ước mơ của mình. 

Đặt câu hỏi với cô lao công làm việc ngoài đường, điều kiện không đảm bảo, thường xuyên phải chịu thay đổi đột ngột của thời tiết, khi là những trận mưa, có khi lại là cái nắng chói trang hay những đợt gió mùa buốt giá về sở thích nghề nghiệp. Liệu có mấy ai trả lời “cô ước mơ từ nhỏ trở thành lao công quét rác” không? Không phủ nhận đây là một nghề cao quý, đem lại môi trường sống xanh – sạch – đẹp cho con người, không có những người như cô, liệu ai sẽ là người chịu thực hiện công việc cao cả vì cộng đồng. Nhưng tính chất công việc vất vả, làm việc khi mọi người say giấc, khi người ta được sum họp bên gia đình sau những màn pháo hoa mãn nhãn,… Vì thế nếu để ước mơ thì đây chắc chắn là công việc không nằm trong suy nghĩ của họ. Chấp nhận làm việc vì cuộc sống mưu sinh, vì mức thu nhập hàng tháng để có cái ăn cái mặc, và cũng vì điều kiện học vấn không cho phép đòi hỏi một vị trí công việc cao hơn. Do đó chấp nhận theo nghề, lâu dần thành quen và trở nên gắn bó. 

Người ta thường nói “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” thế nhưng tính cách con người không phải là điều mặc định mà nó hoàn toàn có thể bị thay đổi nếu có tác động mạnh mẽ từ ngoại cảnh. Con người thường có xu thể chạy theo cái mới, cái lạ. Đáng để khuyến khích nếu những cái mới lạ có tác động tích cực tới con người nhưng trong xã hội ngày nay, cái tiêu cực lại tác động mạnh mẽ hơn nhiều mà nếu con người không có lòng kiên định, tính kỷ luật,… để vượt qua những cám dỗ đó rất dễ có bước đi sai lầm. Đó là cái nhìn ngoài lề, quay về chủ đề chính “chấp nhận theo nghề vì nghiệp”. Có thể ban đầu làm việc không phải vì đam mê, không phải vì niềm yêu thích nhưng vì bị chọn, bắt buộc phải làm việc, trong lâu dài thành thói quen và cũng có thể thành đam mê. 

Không phải ngẫu nhiên mà Shark Đỗ Thị Kim Liên từ một nhà giáo được đào tạo tại Khoa Ngữ văn của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội II lại chuyển hướng sang kinh doanh thành công trở thành bà trùm trong lĩnh vực bảo hiểm. Dù được gia đình định hướng từ nhỏ theo nghề giáo nhưng sau khi tốt nghiệp đứng lớp giảng dạy học sinh cấp hai được 3 năm, cái nghiệp đã hướng bà theo một lối đi khác. Chia tay với nghề chuyên môn, bà vào Nam lập nghiệp để có được thành công như ngày hôm nay. 

4. Nghề sinh ra ấn định nghiệp lên con người

Nghề sinh ra ấn định nghiệp lên con người

Khi con người mất đi cái quyền được lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội phát triển, kinh tế đời sống con người cũng không mấy khó khăn khi nhu cầu việc làm tăng cao tuy nhiên để cố chọn nghề theo chuyên môn thì tỷ lệ thất nghiệp không những không được giải quyết mà còn tăng lên đáng kể. Vì thế mà ngày nay trong vấn đề định hướng nghề nghiệp có nhận định rằng “nghề chọn người chứ người không được chọn nghề”. Tức là lựa chọn nghề nghiệp theo nhu cầu phát triển của xã hội, theo xu thế hiện tại và theo hướng phát triển của ngành nghề, lĩnh vực mới. 

Có thể bạn thích làm giáo viên nhưng tỷ lệ giáo viên ra trường hiện  nay không có việc làm khá cao, công việc dạy hợp đồng lại cho mức thu nhập hàng tháng không đủ để chi trả cho nhu cầu sống. Bạn có còn muốn chấp nhận theo học để thực hiện đam mê hay chọn đi theo định hướng mới? 

Thời đại công nghệ 4.0 ngày một phát triển mạnh mẽ, ngành nghề được đánh gái có tiềm năng việc làm cao trong thời gian tới liên quan đến lĩnh vực điện tử như công nghệ thông tin với những công việc như lập trình viên, nhân viên thiết kế đồ họa, thiết kế web. Thương mại điện tử cũng là một ngành phát triển rạo rực trong kỷ nguyên mới này đáng cho vào danh sách ngành nghề tiềm năng. Và cuối cùng một nghề được “nghiệp” định hướng đi theo đó là Marketing - một từ bao quát của biết bao vị trí cho cơ hội việc làm cao. Là nhân viên sale marketing, chuyên viên Marketing, nhân viên chạy Facebook ads,Google ads,… Bên cạnh đó còn rất nhiều các vị trí trong một số lĩnh vực có tiềm năng phát triển khác như Logistics, quản trị nhân lực,.. Tất cả đều là những ngành nghề có tiềm năng việc làm cao trong tương lai. 

Thông qua bài viết sinh nghề tử nghiệp là gì trên đây, hy vọng độc giả đã có cách hiểu đúng về thành ngữ này không chỉ với nghĩa đen mà cả nghĩa bóng. Qua đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp theo nhu cầu phát triển của xã hội nhưng không có nghĩa khuyến khích mọi người từ bỏ đam mê. Cuối cùng Timviec365.vn chúc các bạn có quyết định đúng đắn nhất để chào đón một tương lai tươi sáng.

Chủ Đề