Ngoài độ tuổi lao động là bao nhiêu

Căn cứ theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh tăng theo lộ trình cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Năm 2023 là năm thứ 3 thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường vào năm 2023 đối với nam là từ đủ 60 tuổi 9 tháng, với nữ là từ đủ 56 tuổi.

Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường vào mỗi năm.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Độ tuổi này áp dụng đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường. Đồng thời, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm như trên chỉ áp dụng cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hiện nay theo quy định, thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu phải đủ 20 năm, dẫn tới nhiều người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ngắn nên khi hết tuổi lao động, không tích lũy đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.

Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 theo hướng giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới còn 10 năm, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tham gia muộn, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ngắn, được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chế độ an sinh nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm, giúp họ tìm kiếm được việc làm hoặc hỗ trợ người lao động học nghề để chuyển đổi mục đích nghề nghiệp, sớm quay lại thị trường lao động. Tuy nhiên, khi hết tuổi lao động họ sẽ không còn được thụ hưởng chính sách này.

Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019, độ tuổi lao động năm 2023 của nam là từ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi 9 tháng; độ tuổi lao động của nữ là từ 15 tuổi đến đủ 56 tuổi.

Người lao động được nghỉ hưu khi hết tuổi lao động, do vậy tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường của nam năm 2023 là đủ 60 tuổi 9 tháng. Tuổi nghỉ hưu của nữ năm 2023 là đủ 56 tuổi.

Là đơn vị trực tiếp hỗ trợ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bà Vũ Thị Thanh Liễu, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm [thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội] cho biết, chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp người lao động ổn định cuộc sống, duy trì hỗ trợ tìm kiếm việc làm, học nghề, hỗ trợ người lao động lúc khó khăn.

Tuy nhiên, khi người lao động hết tuổi lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng như là bảo hiểm xã hội. “Khi người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hết tuổi lao động, họ chỉ nhận chế độ hưu trí”, bà Liễu thông tin.

Bà Liễu cũng cho biết, theo quy định của Điều 49, Luật Việc làm, đối với những lao động đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện như: Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà được hưởng lương hưu, hoặc hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng thì cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng, tính trước thời điểm người lao động nghỉ việc. Với hợp đồng lao động có xác định thời hạn, hoặc không xác định thời hạn, người lao động đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 36 tháng. Nếu là hợp đồng mùa vụ hoặc có công việc nhất định, thì phải từ 3 tháng trở lên cho tới 12 tháng.

Người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm của 63 địa phương trên toàn quốc.

Trường hợp nữa là người lao động sau khi đã nộp hồ sơ và không có việc làm sau 15 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm thì cũng sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải có đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Họ cũng phải trình giấy tờ chứng minh mình đã chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việ, ví dụ như: quyết định nghỉ việc, quyết định sa thải, giấy tờ liên quan. Người lao động mang bản chính, bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu, khi đến Trung tâm Dịch vụ việc làm.

Người lao động cần mang sổ bảo hiểm xã hội có sự xác nhận thời gian người đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Căn cứ vào đó, các Trung tâm Dịch vụ việc làm sẽ tính toán để người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mức thời gian mà họ đã tham gia.

Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo quy định, mức hưởng của người lao động là bằng 60% bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng phụ thuộc vào thời gian đóng. Nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp là đóng - hưởng, hưởng trên mức đóng và thời gian đóng.

Về thời gian hưởng, tối đa là 12 tháng, tối thiểu là 3 tháng. Người lao động đóng từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp, sau đó, cứ thêm 12 tháng đóng thì được thêm 1 tháng trợ cấp, tối đa không quá 12 tháng trợ cấp.

Về thời điểm hưởng, người lao động trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chấm dứt quan hệ lao động, nếu có nhu cầu thì nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất cứ trung tâm dịch vụ việc làm nào thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội của 63 tỉnh. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện hưởng theo quy định thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người hết tuổi lao động là bao nhiêu tuổi?

Cụ thể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Độ tuổi lao động ở Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động tại Việt Nam là 15 tuổi trừ một số trường hợp đặc biệt theo luật định. 1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

Độ tuổi lao động năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019, độ tuổi lao động năm 2023 của nam là từ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi 9 tháng; độ tuổi lao động của nữ là từ 15 tuổi đến đủ 56 tuổi.

Năm 2023 tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau: Theo quy định tại Điều 169, Khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019, Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ có nội dung như sau: a] Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của lao động nam tại năm 2023 là 60 tuổi 9 tháng.

Chủ Đề