Ngoại giao công chúng là gì

Ngày 12/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Tổ chức nghiên cứu chính sách và trao quyền (SPSE-Ấn Độ) đã tổ chức hội thảo trực tuyến "Ngoại giao công chúng và quan hệ Việt Nam-Ấn Độ."

Tham dự có đông đảo các nhà ngoại giao, học giả uy tín của Ấn Độ và Việt Nam.

Theo Chủ tịch SPSE Mahjabin Banu, ngoại giao công chúng bộ là phận không thể thiếu trong quan hệ quốc tế, không bị gò bó bởi ngoại giao truyền thống đồng thời có thể hỗ trợ ngoại giao truyền thống.

Trong tình hình hiện nay, khi thế giới đang đối mặt với đại dịch COVID-19, tác động đối với thương mại và ngoại giao là vô cùng lớn và phức tạp, việc sử dụng ngoại giao công chúng càng trở nên quan trọng, thúc đẩy hiểu biết liên văn hóa và hòa bình giữa các quốc gia.

Ngoại giao công chúng của Ấn Độ trong thời gian qua cũng trở nên phong phú hơn với việc nâng cấp các cam kết với các quốc gia láng giềng bao gồm cả những quốc gia ASEAN.

Đối với Việt Nam, hai nước đã thúc đẩy giao lưu đa văn hóa, học bổng giáo dục, chương trình nghiên cứu hợp tác, nâng cao năng lực, giao lưu nhân dân và nhiều khía cạnh khác.

[Việt Nam-Ấn Độ phát huy mọi tiềm năng hợp tác cùng phát triển]

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh Ấn Độ và Việt Nam có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, kết nối văn hóa gần 2.000 năm lịch sử và được các thế hệ lãnh đạo, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Jawaharlal Nehru cùng nhân dân hai nước dày công vun đắp và không ngừng phát triển.

Cùng với sự phát triển tích cực của quan hệ chính trị, quan hệ giữa nhân dân hai nước cũng được củng cố.

Ngoại giao nhân dân là cầu nối quan trọng gắn kết hai nước, góp phần thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, tin cậy trong bối cảnh Việt Nam và Ấn Độ đều mong muốn hội nhập tích cực, sâu rộng vào cộng đồng quốc tế.

Ngày nay, Việt Nam nhận thức rõ những thay đổi cũng như xu thế lớn trên thế giới và công nhận vai trò ngày càng quan trọng của ngoại giao công chúng trong việc triển khai chính sách đối ngoại của quốc gia, phục vụ các mục tiêu an ninh, phát triển và nâng cao vị thế của đất nước.

Đẩy mạnh giao lưu nhân dân, sử dụng các công cụ văn hóa và thông tin đối ngoại trong quan hệ quốc tế... chính là những biểu hiện sinh động của ngoại giao công chúng.

Để triển khai một nền ngoại giao toàn diện và hiện đại, cần thiết phải đẩy mạnh ngoại giao công chúng để đáp ứng hiệu quả những yêu cầu mới đặt ra.

Tại hội thảo, các học giả cũng chúc mừng và đặt nhiều câu hỏi về kinh nghiệm thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Đại biểu tham dự bày tỏ ấn tượng với việc Việt Nam-quốc gia có hàng nghìn km biên giới đất liền với Trung Quốc và gần 100 triệu dân nhưng đã kiểm soát tốt số ca lây nhiễm và không có bệnh nhân nào tử vong./.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Hồng Hải

CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG
CỦA HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 603140

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM MINH SƠN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010

MỤC LỤC
Danh mục các bảng biểu ..............................................................................2
Mở đầu............................................................................................................3
Chương 1. Khái quát về ngoại giao công chúng........................................11
1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................11
1.2. Những yếu tố lớn ảnh hưởng đến phát triển của ngoại giao công
chúng..............................................................................................................16
1.3. Quá trình phát triển ngoại giao công chúng ..........................................22
1.4. Vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ đối ngoại của quốc
gia...................................................................................................................25
Chương 2. Chính sách ngoại giao công chúng của chính phủ Hàn
Quốc........................................................................................................................ 28
2.1.Cơ sở thực tiễn và những chính sách ngoại giao công chúng chủ
yếu....................................................................................................................28
2.2.Các hoạt động ngoại giao công chúng chủ yếu của Hàn Quốc .............. 42
Chương

3.

Ngoại

giao công

chúng

của

Hàn Quốc

Việt

Nam......................................................................................................................... 59
3.1.Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc ................................ 59
3.2.Các hoạt động ngoại giao công chúng của Hàn Quốc ở Việt Nam......... 61
3.3.Làn sóng Hàn Quốc trong sinh viên Việt Nam........................................73
3.4.Những kinh nghiệm cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay......79
Kết luận.........................................................................................................87
Tài liệu tham khảo.......................................................................................91
Phụ lục..........................................................................................................95

1

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Chương 1
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức....................................21
Chương 2
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu phim Hàn Quốc sau Worldcup 2002............33
Bảng 2.2: Tín nhiệm quốc gia của Hàn Quốc theo đánh giá của Moody’s....34
Bảng 2.3: Lịch phát sóng của đài KBS ở Đông Nam Á.................................43
Bảng 2.4: Hiệu quả trực tiếp của Làn sóng Hàn Quốc..................................50
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng xuất khẩu phim truyền hình theo quốc gia.................50
Bảng 2.5: Các học bổng của Hàn Quốc.........................................................53
Bảng 2.6: Mạng lưới nghiên cứu toàn cầu..................................................57
Chương 3
Bảng 3.1: Các cơ sở dạy tiếng Hàn Quốc tại Đông Nam Á năm 2008..........69
Bảng 3.2: Các trường đại học ở Việt Nam có khoa dạy tiếng Hàn Quốc......70
Bảng 3.3: Kết quả điều tra ảnh hưởng Hàn Quốc đối với sinh viên Việt
Nam...........................................................................................................................74
Biểu đồ 3.1: Mức độ yêu thích văn hoá Hàn Quốc........................................75
Biểu đồ 3.2: Các lĩnh vực của văn hoá Hàn Quốc được yêu thích.................76
Biểu đồ 3.3: Lý do xem phim Hàn Quốc.......................................................76
Biểu đồ 3.4: Mức độ quan tâm đến văn hoá Hàn Quốc.................................77
Bảng 3.4: Mua bán bộ phim Hàn Quốc..........................................................77
Bảng 3.5: Mua bán sản phẩm âm nhạc Hàn Quốc.........................................78
Bảng 3.6: Mua bán sản phẩm khác của Hàn Quốc........................................78
Bảng 3.7: Yêu thích nhất văn hoá Hàn Quốc ở điểm nào..............................78

2

LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhất là những tiến bộ
gần đây trong công nghệ thông tin đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. Truyền tin
qua vệ tinh và mạng Internet dường như đã thu hẹp khoảng cách không gian ngăn
cách các dân tộc trên hành tinh, tạo điều kiện liên kết ngày càng nhiều người trong
một cộng đồng điện tử ảo. “Chính siêu lộ thông tin đã dịch chuyển các loại tiền tệ
của nền kinh tế toàn cầu quanh hành tinh với tốc độ ánh sáng cũng chuyên chở các
ý tưởng và hình ảnh tự do xuyên biên giới chính trị và tư tưởng” nguyên thứ trưởng
Ngoại giao Hoa Kỳ Strobe Talbott nhấn mạnh.
Một yếu tố khác quan trọng là quan hệ quốc tế có bước phát triển mới và
không ngừng chuyển biến nhanh chóng. Vấn đề “Quyền lực mềm” mà giáo sư quan
hệ quốc tế Joseph Nye nêu lên đang được nhiều người quan tâm. Việc tăng cường
quyền lực mềm chính là mục đích của ngoại giao công chúng, bởi vì quyền lực
mềm có khả năng định hướng sự ưu tiên của người khác nhờ sự hấp dẫn của tư
tưởng và văn hoá của mình. Quyền lực mềm trong thời đại thông tin và kinh tế tri
thức hiện nay là càng có điều kiện thực hiện.
Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, các yếu tố văn hoá đóng một vai trò rất to
lớn trong việc thiết lập “quyền lực mềm”. Bởi vì sự xâm nhập về văn hoá là bước
đầu tiên để xây dựng hình tượng và truyền tải thông điệp của quốc gia này vào quốc
gia khác.
Rào ngăn quốc gia được dỡ bỏ, các quốc gia hướng tới một nền ngoại giao
mở - hướng tới ngoại giao hợp tác và hòa bình, đa phương hóa, toàn cầu hóa. Điều
này đã đưa đến nâng cao tầm quan trọng của dư luận quốc tế và phát triển một nền
văn hoá toàn cầu. Công chúng ngày càng mong muốn được ảnh hưởng, được tham
gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách.
Hàn Quốc đang ngày càng chú trọng đến việc tăng cường quan hệ quốc tế.
Nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những thập niên qua, “Con hổ Châu Á” Hàn Quốc - đang nắm giữ vai trò quan trọng trong khu vực Đông Á nói riêng và
3

Châu Á nói chung. Để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, uy tín,
tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, những năm gần đây, Hàn Quốc đã đẩy
mạnh tiến hành các chính sách quảng bá hình ảnh văn hoá quốc gia qua các hình
thức như phim ảnh, âm nhạc… Hình ảnh Hàn Quốc từ mờ nhạt trên thế giới đã trở
nên rõ nét, thậm chí có lúc có nơi trở nên rực rỡ với những thành công đến mức tạo
thành một làn sóng Hàn Quốc (Korea Wave, Hallyu) tại các nước mà văn hoá Hàn
Quốc xuất hiện.
Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị với Hàn Quốc đã được 18 năm
kể từ năm 1992 đến nay, tuy nhiên, chỉ đến khi các bộ phim truyện nhựa và phim
truyền hình Hàn Quốc có mặt ở nước ta vào khoảng năm 1998 thì mối quan hệ này
thực sự phát triển nhanh chóng. Trong tất cả các sản phẩm văn hoá của Hàn Quốc
xâm nhập vào Việt Nam có thể nói phim truyền hình là hình thức gây ảnh hưởng rõ
ràng nhất. Khi làn sóng Hàn Quốc bùng nổ tại nhiều quốc gia Châu Á, Việt Nam
cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của làn sóng ấy. Chúng ta bị ảnh hưởng về
mọi mặt theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Khắp nơi tràn ngập hình ảnh
những diễn viên được yêu thích, mỹ phẩm, điện thoại, ẩm thực, thời trang Hàn
Quốc,… thậm chí ngay cả nội dung một số phim, nhạc bài hát của Việt Nam cũng
có xu hướng na ná của Hàn Quốc.
Tại sao làn sóng Hàn Quốc lại thành công đến vậy? Nó ảnh hưởng như thế
nào đến giới trẻ, đặc biệt sinh viên Việt Nam hiện nay? Và chúng ta nghĩ gì về cách
thức quảng bá văn hoá, cách tiếp cận công chúng ở nước ngoài của Hàn Quốc– một
cách thể hiện của ngoại giao công chúng hiện đại?
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động đối ngoại nói chung, đối ngoại công chúng nói riêng là vấn đề
được đề cập trong khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu. Có thể chia những
công trình đó thành 3 loại:
Thứ nhất, những bài viết đề cập đến một số nội dung của hoạt động đối
ngoại công chúng:
- Các cuốn sách nước ngoài: Makers – Advertising, Public Relations, and the
Ethos of Advocacy, Nxb The University of Chicago Press, Chicago and London,
4

1992. Public Diplomacy and International Politics, Nxb Praeger, London, 1994.
Communicating with the world, Nxb St. Martin‟s Press, NewYork, 1990, Public
Diplomay‟s :An old art, a new profession, Nxb Virginia Quarterly Review,
Summer 2001. v.v…
- Các bài viết ở nước ngoài: Get Smart- Combining Hard and Soft Power, của
tác giả Joseph S. Nye, đăng trên Foreign Affairs (www.foreignaffairs.com), số
July/August 2009. Các bài báo chuyên viết về ngoại giao công chúng trên trang
điện tử http://publicdiplomacy.com, cung cấp 1 số thông tin cần thiết về khái niệm
ngoại giao công chúng là gì cũng như lịch sử xuất phát của khái niệm đó.
Có thể thấy rằng hầu hết các trang điện tử chuyên về ngoại giao công chúng
trên được quản lý bởi các cơ quan, viện nghiên cứu ngoại giao của Hoa Kỳ. Thông
qua các định nghĩa, ta thấy được đường lối ngoại giao, các hoạt động triển khai của
Hoa Kỳ, nên không tránh khỏi thiếu tính đa dạng và sáng tạo cho việc đưa ra một
định nghĩa mới, và vận dụng ngoại giao công chúng ở quốc gia của mình.
Ở Việt Nam, ngoại giao công chúng là một lĩnh vực tương đối mới mẻ. Các
bài viết, công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung về vấn đề đối ngoại nhân dân (hay
ngoại giao nhân dân).
- Các cuốn sách: Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại
của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009. Tổ chức và
hoạt động phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Sổ tay
kiến thức đối ngoại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Ngoại giao Việt Nam
1945 -2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, Hoạt động đối ngoại nhân dân
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, v.v…
Các cuốn sách nêu trên chủ yếu nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Đảng
và hoạt động ngoại giao nhà nước, còn hoạt động đối ngoại nhân dân hầu hết mới
chỉ dừng lại ở một số khía cạnh của hoạt động đối ngoại nhân dân như quan hệ hữu
nghị, hợp tác của nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, hoạt động viện trợ
phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam.
5

- Các bài viết: Ngoại giao Việt Nam năm 2008 và phương hướng năm 2009
của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm. Cục diện thế
giới hiện nay và hoạt động đối ngoại của Việt Nam của tác giả Vũ Khoan, Tạp chí
Thông tin đối ngoại, số 10/1995. Đối ngoại nhân dân trong nền ngoại giao hiện đại,
của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, báo Sài Gòn giải phóng ngày 20-6-1996. Công tác
đối ngoại nhân dân trong sự nghiệp đổi mới của tác giả Hồng Hà, Tạp chí Hữu
Nghị số 34/2002. Đối ngoại nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Những định
hướng cơ bản và thành tựu của tác giả Hà Văn Thầm, Thông tin Nghiên cứu quốc
tế số 3/2002. Đảng lãnh đạo công tác ngoại giao nhân dân qua các thời kỳ cách
mạng của tác giả Lê Thị Tình, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7/2002. Vài suy nghĩ về
ngoại giao nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế trong thời kỳ mới của tác giả
Phạm Quốc Trụ, Tạp chí Hữu Nghị số 1/2003. Hoạt động đối ngoại nhân dân với
công tác thông tin đối ngoại của tác giả Hồ Anh Dũng, Thông tin đối ngoại, số
7/2004. Đối ngoại nhân dân góp phần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong tình hình mới, của tác giả Vũ Xuân Hồng, Tạp chí Hữu Nghị số
14/2004. Phát triển ngoại giao nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng của
tác giả Vũ Quang Vinh, Tạp chí Lịch sử Đảng số 12/2006, v.v…
Thứ hai, các công trình chuyên khảo, nghiên cứu về văn hoá, lịch sử, chính
trị của Hàn Quốc.
Các sách: Tìm hiểu về văn hoá Hàn Quốc, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh,
2000. Những vấn đề văn hoá, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc, Nxb Đại học quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh, 2002. Nhập môn Văn học Hàn Quốc, Nxb Giáo dục, 1997, Xã
hội Hàn Quốc hiện đại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2008, Tra cứu văn hoá Hàn
Quốc, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2000 của tác giả Hwang Gwi Yeon, Trịnh
Cẩm Lan, v.v…
Hiện chỉ có một quyển sách viết về đề tài Làn sóng Hàn Quốc là “The wave
of Korean Cultures in East Asia” [동아서 한류열풍] (Làn sóng văn hoá Hàn Quốc
ở Đông Á) của Viện Nghiên cứu về Đông Á, thuộc Đại học Sogang (Hàn Quốc).
Cuốn sách viết bằng tiếng Hàn với tựa đề bằng tiếng Anh tập hợp những bài viết và
6

nghiên cứu về Làn sóng Hàn Quốc ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan,
Việt Nam, Singapore, Malaysia, Mông Cổ, Thái Lan,… của nhiều tác giả khác nhau.
Các bài viết khoa học, nghiên cứu về Hàn Quốc chủ yếu tập trung các vấn đề
như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên 1
số lĩnh vực như văn hoá, kinh tế, hợp tác, viện trợ, v.v…Một số đề tài luận văn tốt
nghiệp của các khoá quan hệ quốc tế như: Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
của học viên Phó Thị Huyền Trang, Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc từ 1992 đến
nay của học viên Nguyễn Văn Dương, Quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc sau chiến
tranh lạnh của học viên Trần Thị Duyên, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc
KOICA và những đóng góp cho quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thông qua các hoạt
động tại Việt Nam của học viên Nguyễn Hương Giang, Quan hệ hợp tác giữa
CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh của học viên
Nguyễn Thị Nga, v.v….
Về nội dung hoạt động ngoại giao ở Hàn Quốc, cho đến nay, mới chỉ có một
số bài viết nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu được đăng trên các trang điện tử nước
ngoài viết bằng tiếng Anh. Đó là các bài viết: Public Diplomacy is Efficient
Diplomacy Tool, của tác giả Yoon Won-sup, Tạp chí The Korea Times (Seoul), số
4 tháng 9/2006, Branding Korea của By Sung - Ah Lee, đang làm việc ở
International Trade Centre, International Trade Forum số 4/2005 실용과 관념사이이명박정부의 대중 관념외교(Định nghĩa ngoại giao công chúng của Lee Myung
Bak – từ khái niệm đến thực tiễn), của tác giả Bak Hong Seo, đăng trên trang điện
tử www.knsi.org, ngày 02/9/2009, bài phỏng vấn của phóng viên Na Jeong-ju với
Euh Yoon-Dae, Chủ tịch Uỷ ban Hình ảnh quốc gia thuộc Văn phòng Tổng thống
Hàn Quốc (Presidential Council on Nation Branding), đăng trên trang điện tử
www.nation-branding.info, số 8/2009. Một bài báo thông tin tổng quát về South
Korea đăng trên trang http://publicdiplomacy.com giới thiệu sơ lược về 5 mục tiêu
của chính phủ Hàn Quốc trong chính sách ngoại giao và cung cấp đường liên kết tới
địa chỉ của các báo, đài ở Hàn Quốc.

7

Tuy nhiên, các bài báo viết về ngoại giao công chúng của Hàn Quốc chủ yếu
mới dừng lại việc đề cập đến một số tầm quan trọng của ngoại giao công chúng
trong thời kỳ hiện đại, và Hàn Quốc cần thiết cải tổ hình ảnh, vị trí của quốc gia trên
trường quốc tế,v.v…, nhưng chưa có những bài viết hoặc công trình khoa học phân
tích các hoạt động ngoại giao công chúng của chính phủ cũng như những nội dung
chính sách cụ thể và công bố rộng rãi trên thông tin đại chúng.
Thứ 3, những năm gần đây, ngoại giao văn hoá bắt đầu được quan tâm. Một
số công trình tiêu biểu về vấn đề này là Cultural Impact on International Realations,
Beijing của tác giả Yu Xintian, Culture in International Relations, Washington
Quarterly Spring, 1996 của Mazarr, Michael J. , The Clash of Civilizations and the
Remaking of World Order, Simon & Schster, Canada, 2001 của Hungtington,
Samuel. Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh của tác giả Hồ Sĩ Quý,
đăng trên Tạp chí Triết học, số 02/2006.
Ngoài ra, có một quyển sách “Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại
của Mỹ” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2010 nghiên cứu chi tiết về khái niệm ngoại giao nhân dân (public diplomacy – theo
dịch của tác giả) và phân tích các hoạt động ngoại giao nhân dân của chính phủ Mỹ.
Đây là quyển sách bổ ích giúp có thể hiểu hơn về ngoại giao công chúng ở một
cường quốc.
Có thể thấy, những bài báo, sách vở bàn luận về ngoại giao công chúng, chú
trọng đến Mỹ, Trung Quốc, Nhật và các sách báo ở Hàn Quốc hoặc ở các nước khác
chủ yếu viết nhiều về hiện tượng “làn sóng Hàn Quốc” (Korea Wave, Hallyu),
nhưng chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về ngoại giao công chúng của Hàn Quốc.
Tôi từng là một sinh viên ngành Hàn, trực tiếp được tìm hiểu về Hàn Quốc về các
lĩnh vực và có thể nói sinh viên chúng tôi là một trong những đối tượng đầu tiên có
phản ứng với văn hoá Hàn Quốc khi nền văn hoá này thâm nhập vào nước ta. Luận
văn: “Chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc ở Việt Nam ” là công trình
nghiên cứu đầu tiên xem xét, phân tích làn sóng Hàn Quốc theo khía cạnh quan hệ
quốc tế hay nói cách khác là ngoại giao công chúng của Hàn Quốc.

8

3.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc, việc
thực hiện chính sách này ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đến sinh viên
Việt Nam, luận văn rút ra những kinh nghiệm cho công tác đối ngoại của Việt Nam
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những khái niệm cơ bản, quá trình phát triển và vai trò của ngoại
giao công chúng trong quan hệ đối ngoại của quốc gia
- Làm rõ quá trình phát triển ngoại giao công chúng và những nội dung cơ
bản của chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc
- Phân tích các hoạt động ngoại giao công chúng của Hàn Quốc ở Việt Nam
và những ảnh hưởng của nó đến sinh viên Việt Nam
- Tổng hợp, rút ra những kinh nghiệm cho công tác đối ngoại của Việt Nam
hiện nay
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc và những hoạt động nhằm
thực hiện chính sách này ở Việt Nam.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Luận văn không đánh giá tất cả các mặt ảnh hưởng của chính sách ngoại giao
công chúng của Hàn Quốc mà chỉ giới hạn ở việc làm rõ quá trình phát triển ngoại
giao công chúng Hàn Quốc, những chính sách cụ thể trong lĩnh vực văn hoá, điện
ảnh đang được áp dụng đối với Việt Nam và ảnh hưởng của chính sách ngoại giao
này đối với sinh viên Việt Nam. Luận văn nhìn nhận, đánh giá những tác động của
làn sóng Hàn Quốc theo tính tiêu cực hay tích cực đối với sự phát triển và rút ra bài
học cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay.
Về thời gian, luận văn nghiên cứu các vấn đề từ khi Việt Nam và Hàn Quốc
thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay, đặc biệt tập trung nghiên cứu về
những sự kiện, diễn biến trong những năm gần đây.
9

5.Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích – tổng hợp,
phương pháp so sánh – lịch sử và phương pháp nghiên cứu liên ngành, thông qua
nghiên cứu lịch sử kết hợp với tập hợp tài liệu, tư liệu, từ đó, tổng hợp, phân tích và
rút ra những điều làm sáng tỏ cho đề tài luận văn.
6.Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu làm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1 tập trung vào cơ sở lý luận – làm rõ khái niệm đối ngoại công
chúng, quá trình phát triển ngoại giao công chúng và vai trò của ngoại giao công
chúng trong quan hệ đối ngoại của quốc gia
Chương 2 giới thiệu chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc, trong
đó nêu lên quá trình phát triển của ngoại giao công chúng của Hàn Quốc từ các
nguyên nhân tác động đến chính sách đến chính sách ngoại giao qua các thời kỳ
tổng thống, từ đó, đưa các dẫn chứng cho các hoạt động ngoại giao công chúng chủ
yếu của Hàn Quốc
Chương 3 giới thiệu chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc được
thực hiện ở Việt Nam, trước tiên, ở chương này điểm lại quan hệ của hai nước, đặc
biệt tập trung vào quan hệ đã được hai bên nâng lên là đối tác chiến lược. Để dẫn
chứng cho các hoạt động ngoại giao công chúng, chương 3 đưa ra một số hoạt động
ngoại giao công chúng của Hàn Quốc ở Việt Nam và làn sóng Hàn Quốc trong sinh
viên Việt Nam, và cuối cùng, chương 3 đúc kết những bài học của Hàn Quốc và rút
ra những kinh nghiệm cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay.

10

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG

1.1. Các khái niệm cơ bản
-Khái niệm “ngoại giao công chúng”
Ngoại giao là sự giao thiệp giữa các nhà nước, và nhà nước vẫn sẽ là thành
phần chính trong các mối quan hệ quốc tế trong một thời gian dài nữa. Trong lịch sử
quan hệ quốc tế, các nước tiến hành các hoạt động ngoại giao dưới nhiều hình thức
khác nhau, nhưng qui tụ lại thành hai loại chính là ngoại giao nhà nước (còn gọi là
ngoại giao truyền thống) và ngoại giao công chúng. Ngoại giao nhà nước chính là
mối quan hệ giữa chính phủ với chính phủ của các nước có chủ quyền, giữa các nhà
lãnh đạo cao cấp nhất của các nước. Các quan chức làm việc trong các đại sứ quán
hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của một nước ở nước ngoài là những người đại
diện cho chính phủ của họ ở nước sở tại.
Tuy nhiên, sẽ là thiển cận nếu nghĩ rằng nhà nước có thể hoạt động được như
mô hình nhà nước kiểu mẫu lý tưởng Westphalia. Còn có những thành phần khác có
khả năng cung cấp những ý tưởng, chiến lược và giúp tăng cường ảnh hưởng của
một nước trên trường quốc tế hơn là nhà nước tự thân vận động. Trên khía cạnh đó,
bộ máy nhà nước nên là thành phần khởi xướng và điều phối chính thức, chứ không
phải là thành phần thực hiện duy nhất. Các phòng thương mại, hội đồng cố vấn, tổ
chức phi chính phủ, chuyên gia các bộ, ngành, học giả, vận động viên thể thao, nghệ
sĩ, kể cả dân ca nhạc cổ truyền – tất cả đều có thể trở thành công cụ cho ngoại giao
công chúng của một nước.
Khái niệm “ngoại giao công chúng” là một khái niệm còn mới mẻ ở Việt
Nam, trong tiếng Anh là “public diplomacy”. Khái niệm “Public diplomacy” có nơi
được dịch là “ngoại giao công chúng”, có nơi được dịch là “ngoại giao nhân dân”,
“đối ngoại nhân dân” hay thậm chí là “ngoại giao tuyên truyền”. Trong luận văn
này, khái niệm “public diplomacy” được hiểu là “ngoại giao công chúng”. Nội
dung hoạt động của “public diplomacy” là rất rộng và bao quát không chỉ trong
11

phạm vi ngoại giao truyền thống mà còn là những hoạt động nhằm tạo ra những ảnh
hưởng tích cực đến thái độ và tình cảm của người dân và chính phủ nước ngoài tới
quốc gia khác thông qua các phương tiện công chúng.
Ở Hàn Quốc, ngoại giao công chúng được hiểu như sau: trong bản báo cáo
“Ngoại giao trong thời đại truyền thông: vận dụng và hiệu quả của ba phương thức
mới” của giáo sư Yoon Ye Sul – khoa Ngoại giao chính trị định nghĩa ngoại giao
công chúng (tiếng Hàn 공공외교) là một phương thức ngoại giao có nhiều chủ thể
của một quốc gia tham gia và sử dụng các kênh liên lạc đa dạng và phương tiện
truyền thông nhằm tác động tới tình cảm, suy nghĩ của cộng đồng quốc tế, tạo một
hình ảnh đẹp về quốc gia của mình và nhằm tác động tới chính sách, quan hệ ngoại
giao với chính phủ nước ngoài.
Theo giáo sư Yun, ngoại giao công chúng có hai đặc điểm: Thứ nhất, nó gắn
kết chặt chẽ các loại hình phương tiện truyền thông. Thông qua phương tiện truyền
thông, nó phổ biến rộng rãi hình ảnh đất nước Hàn Quốc tới mọi tầng lớp người dân
và nó tập trung vào các vấn đề, mục tiêu cần nhắm tới, cần giải quyết. Thứ hai, nó
thể hiện nét văn hoá. Ngoại giao công chúng là sự giao lưu trao đổi văn hoá, học
thuật, mỹ thuật, âm nhạc Hàn Quốc gửi đến cho các nước ngoài hiểu về đất nước
Hàn Quốc một cách căn bản và đáng tự hào nhất.
Ở Việt Nam, ngoại giao công chúng được hiểu là “ngoại giao nhân dân”.
Ngoại giao nhân dân đã trở nên quen thuộc, là một bộ phận cấu thành của ngoại
giao Việt Nam hiện đại. Khái niệm ngoại giao nhân dân ở nước ta được hiểu như
sau: Đối ngoại nhân dân là một bộ phận cấu thành quan trọng của công tác đối
ngoại chung, gắn bó chặt chẽ với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, hoạt
động trong lĩnh vực quan hệ với các đối tác nước ngoài ở trong và ngoài nước, do
các chủ thể nhân dân triển khai theo chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và
đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp tiếp, tập trung thống nhất và toàn diện của
Trung ương Đảng chịu sự quản lý theo pháp luật của Nhà nước.
“Public diplomacy” lần đầu tiên sử dụng tại Mỹ và Anh vào những thập niên
60 của thế kỷ XX với hàm ý chủ yếu là một quốc gia quản lý và điều chỉnh danh
12

tiếng, hình ảnh của quốc gia mình ở những quốc gia khác. Trong thời kỳ đầu tiên,
hoạt động ngoại giao công chúng nổi tiếng nhất chính là “ngoại giao bóng bàn”
giữa Trung Quốc và Mỹ dẫn đến việc bình thường hoá quan hệ Trung - Mỹ những
năm 70 của thế kỷ XX.
Ngoại giao công chúng là những cách thức trong đó một nước hoặc một tổ
chức phi chính phủ thiết lập quan hệ với các thành phần phi chính phủ của các
nước khác. Những thành phần này có thể là những cá nhân hoặc tổ chức quần chúng,
hoặc tổ chức phi chính phủ. Hoạt động của ngoại giao công chúng nhằm mục đích
phát huy “sức mạnh mềm” của một nước, hỗ trợ cho ngoại giao nhà nước để thực
hiện chính sách đối ngoại mà chính phủ nước đó đã đề ra. Một đặc điểm thuận lợi
của ngoại giao công chúng là nó có thể tiếp cận với đối tượng và mục tiêu một cách
nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn trong những điều kiện mà ngoại giao chính thức của
nhà nước khó thực hiện được hoặc thực hiện ít hiệu quả.
Nói một cách đơn giản, ngoại giao công chúng là nỗ lực của chính phủ một
quốc gia nhằm tạo ảnh hưởng tới công chúng hoặc giới lãnh đạo của một quốc gia
khác nhằm thay đổi chính sách của nước đó theo hướng có lợi cho mình. Theo quan
điểm của Hans Tuch [8,tr. 3] thì đó là “một quá trình giao thiệp của chính phủ với
công chúng nước ngoài nhằm mang lại hiểu biết về ý tưởng và lý tưởng, thể chế và
văn hoá, cũng như mục tiêu và chính sách hiện hành của nước họ”.
Trong Bản chiến lược an ninh quốc gia năm 1983 của Mỹ (National Security
Decision Directive 77) có nhắc đến ngoại giao công chúng “là những hoạt động mà
chính phủ xây dựng nhằm hỗ trợ cho các mục đích an ninh quốc phòng” [8, tr.7]
Ngoại giao công chúng, theo hai chuyên gia Ba Lan Ociepka và
Kieldanovich, có nghĩa là “hướng dòng chảy thông tin ngoại giao qua các phương
tiện thông tin đại chúng và các kênh không có trung gian đến với công chúng nước
ngoài nhằm tạo một hình ảnh tích cực về đất nước và xã hội của mình, từ đó đạt
được các mục đích chính trị quốc tế dễ dàng hơn” [10].
Ngoại giao công chúng trở thành một bộ phận rất quan trọng của công tác đối
ngoại của nhà nước và nhân dân. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, công nghệ
thông tin, toàn cầu hoá, đấu tranh quyết liệt trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, công
13

tác thông tin đối ngoại, ngoại giao công chúng càng có tính chất phức tạp và có tầm
quan trọng đặc biệt. Ngoại giao công chúng liên quan đến các chương trình tài trợ
của chính phủ nhằm thông tin hoặc ảnh hưởng tới công chúng các nước khác. Các
công cụ chủ yếu là các ấn phẩm, sách báo, các hình ảnh, trao đổi văn hoá, đài phát
thanh và truyền hình [7, tr.85]. Đây là một lực lượng rộng lớn bao gồm nhiều cơ
quan từ trung ương đến địa phương, gồm các tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều
thành phần kinh tế. Mỗi cơ quan, tổ chức tiến hành công tác này dưới nhiều hình
thức khác nhau, song đều có mục tiêu nhằm làm cho các nước, người nước ngoài
hiểu về con người, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của quốc
gia mình.
Tuy nhiên, ngoại giao công chúng có tính chất hai chiều: “Nếu chúng ta
muốn thành công trong nỗ lực tạo sự hiểu biết về xã hội và chính sách của mình,
chúng ta trước hết phải hiểu những mô-tip, văn hoá, lịch sử và tâm lý của dân tộc
mà chúng ta muốn giao thiệp, và dĩ nhiên cả ngôn ngữ của họ nữa” [11, tr.12].
Giống như đối với giao tiếp hàng ngày giữa hai người, việc lắng nghe cũng quan
trọng ngang việc nói.
Các hoạt động ngoại giao công chúng có thể hình thành với sự hỗ trợ trực
tiếp của một mục tiêu chính sách đối ngoại cụ thể. Chẳng hạn, hầu hết các nước đều
có những chương trình “khách nước ngoài” trong các bộ phụ trách thông tin truyền
thông hay ngoại giao. Những chương trình này được xây dựng nhằm thu hút báo chí
nước ngoài và các quan chức cao cấp nước ngoài đến thăm chính thức nước chủ nhà
trước khi tổ chức hội nghị hay tuyên bố chính sách quan trọng nhằm tăng cường sự
hiểu biết và thiện cảm về những chính sách hay sáng kiến cụ thể của nước chủ nhà.
Những loại hình ngoại giao công chúng khác, đặc biệt là các chương trình
văn hoá và giáo dục quốc tế, không nhất thiết phải có liên quan tới những mục tiêu
chính sách ngắn hạn cụ thể; chúng giúp xây dựng hình ảnh đất nước, dẫn đến hiểu
biết hoàn thiện và cân bằng hơn về sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của nước
đó. Một chiến lược quan hệ công chúng tốt được xây dựng nhằm dần dần tạo thiện
cảm từ chính phủ cũng như công chúng của đất nước mà mình nhắm đến để giảm
thiểu sự va chạm khi quyền lợi hai bên mâu thuẫn nhau.
14

-Phân biệt khái niệm “ngoại giao công chúng” và “công tác công chúng”
Trong Bản kế hoạch ngoại giao đổi Cơ quan thông tin Hoa Kỳ (United States
Information Agency - USIA) định nghĩa ngoại giao công chúng là sự tìm kiếm để
tăng cường lợi ích quốc gia Mỹ thông qua sự hiểu biết thông tin về Mỹ và có thể
ảnh hưởng tới công chúng nước ngoài. Bản kế hoạch cũng đã phân biệt “công tác
công chúng” (“Public Affairs”) với “ngoại giao công chúng”.
Công tác công chúng thường sử dụng những hoạt động và kỹ năng giống
ngoại giao công chúng nhưng hướng tới công dân của bản thân nước mình, giúp họ
hiểu được thế giới bên ngoài từ góc độ quốc gia và tăng cường nhận thức trong
công chúng về vai trò quốc tế của nước mình cũng như vai trò của ngành ngoại
giao. Công tác công chúng đơn thuần là sự cung cấp thông tin tới công chúng qua
các ấn phẩm, các nghiên cứu truyền bá mục tiêu, đường lối, hoạt động của một
chính phủ. Giữa ngoại giao công chúng và công tác công chúng có quan hệ quay
vòng [29]. Trong mối quan hệ đó, truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng.
Truyền thông đại chúng nhắm tới việc làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi
của con người, cá nhân hay nhóm xã hội, hoặc cả xã hội. Trong xã hội hiện đại, sự
phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến các dạng
thức của truyền thông. Trước đây, truyền thông trực tiếp giữ vai trò chủ đạo, thì nay
truyền thông gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật, truyền thông cá nhân giữ
vai trò chủ đạo.
Nhiệm vụ của ngoại giao công chúng không chỉ dừng lại trong việc truyền
nhận tin tức một cách thụ động, mà còn bao hàm cả việc phân tích, đánh giá, phát
biểu quan điểm và định hướng xử lý về các thông tin liên quan đến những sự kiện
trong nước và quốc tế nhằm đạt tới những mục đích phục vụ cho đường lối đối nội
và đối ngoại của một quốc gia [29].
Trước bối cảnh đời sống chính trị quốc tế đang chuyển biến phức tạp và khó
lường, cùng với sự bùng nổ của thông tin trên thế giới, hoạt động ngoại giao công
chúng trong công tác đối ngoại càng trở nên quan trọng. Nó không chỉ góp phần
nâng cao dân trí, định hướng dư luận xã hội mà còn đáp ứng nhu cầu thông tin phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển các quan hệ đối ngoại của quốc gia.
15

1.2. Những yếu tố lớn ảnh hƣởng đến phát triển của ngoại giao công chúng
1.2.1. Sự biến đổi trong môi trường an ninh quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh
lạnh
Sự phát triển của ngoại giao công chúng đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
những biến đổi trong môi trường an ninh quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, đặc
biệt là sự thay đổi trong quan hệ giữa các nước lớn và sự xuất hiện và lớn mạnh của
những chủ thể quan hệ quốc tế mới.
+ Sự thay đổi trong quan hệ giữa các nước lớn
Do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
đã dẫn đến sự thay đổi trật tự thế giới hai cực. Mỹ trở thành siêu cường thế giới,
đang nuôi tham vọng làm bá chủ thế giới. Trong khi đó, các cường quốc khác đều
mong muốn phá vỡ thế độc quyền của Mỹ, xây dựng trật tự thế giới đa cực, trong
đó họ có tiếng nói bình đẳng hơn với Mỹ.
- Các nước Tây Âu muốn vươn lên giành lại quyền hay ít nhất là chia sẻ
với Mỹ - quyền lãnh đạo thế giới. Để thực hiện tham vọng trên, EU đã nỗ lực tăng
cường nội lực của mình: năm 1992 Hiệp ước Mastricth được ký kết, lập Liên minh
châu Âu, lập Thị trường EU đơn nhất và mở rộng EU sang phía Đông
- Nhật Bản thi hành chính sách đuổi kịp về chính trị, vươn lên trở thành
cường quốc hoàn chỉnh
- Trung Quốc thi hành chính sách trỗi dậy hoà bình, đẩy mạnh phát triển
kinh tế, phát huy ảnh hưởng trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á và hiện đại hoá
quân sự .
+ Sự xuất hiện và lớn mạnh của những chủ thể quan hệ quốc tế mới
Cũng sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, trên
bản đồ thế giới đã xuất hàng loạt quốc gia mới. Ở Trung Á: Udơbêkítxtăng,
Cadắctăng, Kiếcgítăng, Tátgíchtăng trở thành các quốc gia độc lập; Ngoại Cápcadơ
xuất hiện các nhà nước độc lập chủ quyền mới: Gioocgia, Ácmênia. Ở Đông Âu:
Séc, Slovakia, Slovenia, Maxeđônia, các nước cộng hoà vùng Ban tích: Latvia,
Lituania, Ettonia. Ở Đông Nam Á: Đông Timor trở thành quốc gia độc lập.

16

Những quốc gia độc lập mới trên đã tham gia vào quan hệ quốc tế và khu vực
và trở thành những chủ thể quan hệ quốc tế mới. Sự xuất hiện của họ làm phong
phú thêm quan hệ quốc tế nhưng cũng làm trở nên phức tạp hơn. Môi trường an
ninh quốc tế thay đổi đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy về an ninh quốc tế và điều chỉnh
các thể chế hợp tác an ninh cũ và xây dựng các thể chế hợp tác an ninh mới phù hợp
nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Khái niệm an ninh không giới hạn trong
khuôn khổ quân sự chật hẹp mà cũng cần bao hàm những mối quan ngại kém truyền
thống hơn như sự xuống cấp của môi trường, dân số, các hoạt động tội phạm xuyên
quốc gia đang làm trầm trọng các mối quan hệ liên nhà nước và có tiềm năng dẫn
tới xung đột.
Nhiều quan điểm mới về an ninh đã xuất hiện như An ninh tương hỗ của
Trung Quốc, An ninh hợp tác của John Steinbruner - một nhà khoa học ở Viện
Brookings, An ninh toàn diện do Nhật Bản đề xướng những năm 70 và khái niệm an
ninh toàn diện được ủng hộ mạnh mẽ của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là
Malaysia, Inđônêxia và Singapore.
Các quan điểm này cho phép các biện pháp chính thức, phi chính thức, song
phương, đa phương được sử dụng cùng nhau để đối phó với một loạt các vấn đề
quốc gia và toàn cầu. Quan hệ nhà nước với nhà nước cần đặt trên cơ sở cùng tồn
tại hoà bình, tức là tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Các nước cần tăng
cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau thông qua sự đối thoại và hợp tác, tiến hành
giải quyết những khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
Khi khái niệm về an ninh được mở rộng, khoảng cách giữa chính sách đối
nội với chính sách đối ngoại nhanh chóng thu hẹp, khiến những mối quan tâm hàng
ngày của người dân trở thành mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách đối
ngoại. Các nhà ngoại giao phải lưu ý nhiều hơn đến giải quyết các vấn đề an ninh
phi truyền thống, vấn đề dư luận trong nước và quốc tế được đặt ở vị trí cao hơn,
mối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ được quan tâm và thiết lập chặt chẽ hơn.

17

1.2.2 . Sự thay đổi quan niệm về quyền lực trong quan hệ quốc tế
Một yếu tố lớn nữa đang ảnh hưởng đến sự phát triển của ngoại giao công
chúng là sự thay đổi quan niệm về quyền lực trong quan hệ quốc tế. Cái mà Joseph
Nye gọi là “quyền lực mềm” đang có vai trò ngày càng quan trọng. Nói đến quyền
lực là nói tới khả năng chi phối, kiểm soát hành động của đối tượng khác: một nhà
nước hùng mạnh có thể buộc đối tượng tiếp tục một hoạt động nào đó, thay đổi
những gì nó đang làm, hoặc không làm điều gì. Các nhà lãnh đạo từ lâu đã cho rằng,
khả năng kiểm soát đối tượng khác là nội hàm của những nguồn lực họ sở hữu, đặc
biệt là sức mạnh quân sự. Trong khi năng lực của quân đội vẫn là một nguồn sức
mạnh chính của quốc gia, quyền lực “mềm” đang trở nên quan trọng hơn bởi vì chi
phí cho việc sử dụng sức mạnh quân sự ngày nay cao hơn rất nhiều so với những
giai đoạn trước đây, khi sự cùng phụ thuộc về kinh tế chưa lớn lắm.
Trong khi đó, quyền lực mềm là khả năng định hướng sự quan tâm, chú ý
của người khác nhờ sự hấp dẫn của tư tưởng và văn hoá của mình, dễ dàng thực
hiện trong thời đại hiện nay khi thông tin, tri thức đã trở thành sức mạnh thực sự.
Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể xây dựng hay đánh mất quyền lực mềm vào bất cứ
lúc nào. Ngoại giao công chúng trở thành những hoạt động thực tiễn của quyền lực
mềm. Vì vậy, ngày càng nhiều quốc gia đầu tư vào các biện pháp phi quân sự để đạt
được quyền lực mềm, cố gắng xây dựng nền “ngoại giao thông minh” - sự kết hợp
giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm. Đường lối “ngoại giao thông minh” của
Hoa Kỳ dưới chính quyền của tổng thống Obama là một ví dụ. Hoa Kỳ đã chọn
phương pháp giải quyết những vấn đề thử thách nhất hiện nay chính là ngoại giao
công chúng. Tổng thống Obama nói chuyện trực tiếp với người dân theo cách dễ
hiểu và thuyết phục kết hợp với việc mở rộng sử dụng công nghệ mới để giao tiếp
với người dân. Hoa Kỳ đang hướng tới việc sẽ lãnh đạo thế giới bằng tấm gương
chứ không phải bằng sự can thiệp. Hoa Kỳ đang nhấn mạnh tầm quan trọng của các
tổ chức và thể chế địa phương để tạo ra sự quan tâm mới về trách nhiệm chung và
các hành động phối hợp trên toàn cầu.
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay, các yếu tố văn hoá đóng
một vai trò rất to lớn trong việc thiết lập “quyền lực mềm”. Bởi vì sự xâm nhập về
18

văn hoá là bước đầu tiên để xây dựng hình tượng và truyền tải thông điệp của quốc
gia này vào quốc gia khác. Với tư cách là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần
của xã hội, trong đời sống xã hội, văn hoá luôn luôn can thiệp vào các quá trình xã
hội thông qua sự đánh giá của tất cả các chủ thể xã hội, từ những cá nhân riêng lẻ
đến toàn thể cộng đồng.
Khi dựa vào các giá trị xã hội, nhân tố văn hoá tác động đến quá trình phát
triển thường trở nên tiềm ẩn hơn, tinh tế hơn và có sức sống bền vững hơn so với
các nhân tố khác. Vũ khí của nó không chỉ là những chuẩn mực xã hội có tính chất
gây áp lực như kinh tế, pháp quyền mà còn là những chuẩn mực khác có khả năng
điều chỉnh hành vi không bằng con đường cưỡng bức, hoặc cưỡng bức thông qua tự
nguyện, chẳng hạn như đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán. Bằng cách đó, văn
hoá có khả năng tác động đến mỗi thành viên xã hội, buộc mỗi thành viên xã hội
phải tỏ thái độ của mình trước mỗi sự biến xã hội. Bởi vậy, bất kể một chương trình
xã hội nào, dù là chương trình thuần tuý kinh tế hay thuần tuý công nghệ, khi đã
được hoạch định và triển khai thì kèm theo nó và ẩn giấu đằng sau nó bao giờ cũng
là sự phản ứng hay bày tỏ thái độ xã hội về mặt văn hoá, là trách nhiệm xã hội tự
nhiên của mọi thành viên xã hội, kể cả những người không tham dự vào những
chương trình đó. Trong lịch sử của sự tiến triển văn minh, đã có không ít những bài
học đầy sức thuyết phục về sự gánh chịu những hậu quả văn hoá nặng nề do những
chương trình kinh tế và kỹ thuật gây ra, khi nhân tố văn hoá (do vô tình hoặc hữu ý)
không được xem xét như là những thành tố của sự phát triển.
1.2.3. Toàn cầu hoá tác động đến biến đổi nền chính trị thế giới
Toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và làm thay đổi quan niệm về chủ
quyền quốc gia. Toàn cầu hoá là sự mở rộng liên tục và dần dần các quá trình tương
tác, các dạng tổ chức và các dạng hợp tác bên ngoài không gian truyền thống được
định nghĩa theo chủ quyền (Victor D.Cha). Toàn cầu hoá liên quan đến sự thu hẹp
thế giới và tăng cường nhận thức về thế giới như một thực thể nói chung (Roland
Robertson).
Quan niệm về chủ quyền quốc gia gắn liền với Hoà ước Westphalia năm
1648. Hoà ước Westphalia đã đánh dấu “cột mốc pháp lý” khi khẳng định chính phủ
19