Ngũ thập tri thiên mệnh là gì năm 2024

Nhiều người lầm tưởng là câu “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” là lời của Không Tử bởi vì Khổng Tử đã chia cuộc đời con người thành 6 giai đoạn,mà giai đoạn cuối bắt đầu ở tuổi 70.“Thất thập cổ lai hy”không phải là lời của Khổng Tử mà là một câu thơ của thi hào Đỗ Phủ [712 – 770] thời nhà Đường, Trung Quốc. Năm chữ: Thất thập cổ lai hy bắt nguồn từ “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”.Đó là câu thơ thứ tư trong bài “Khúc Giang Nhị Thủ” kỳ nhị [bài 2] của Đỗ Phủ, nguyên văn như sau: Triều hồi nhật nhật điển xuân y Mỗi nhật giang đầu tận túy quy Tửu trái tầm thường hành xứ hữu Nhân sinh thất thập cổ lai hy “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Sống bảy mươi năm xưa nay có mấy người?”. Đỗ Phủ đã viết như thế, vì thời đó có rất hiếm người thọ đến 70 tuổi [Đỗ Phủ chỉ sống đến tuổi 59]. Vậy thì khổng Tử đã nói gì? Sách Luận ngữ có chép câu nói của Khổng Tử [551-479 Trước CN]: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học,Tam thập nhi lập,tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”.Dịch nghĩa câu này thì : 15 tuổi có chí học hành. 30 tuổi vững vàng, tự lập. 40 tuổi chẳng nghi hoặc [vì trí tuệ đã mở mang]. 50 tuổi biết mệnh trời. 60 tuổi biết phán đoán mọi sự. 70 tuổi làm theo ý mình muốn mà không vượt khuôn khổ đạo lý. Như vậy “Thất thập cổ lai hy” rõ ràng không phải là lời của Khổng Tử. Bàn rộng ra về lời của Không Tử ta có thể nói như sau : 1- 15 tuổi thì để hết tâm trí vào việc học, thiếu thời cần tập trung vào việc tu dưỡng, xác định chí hướng và tích lũy kiến thức. 2- Tam thập nhi lập, 30 tuổi thì tự lập, gây dựng sự nghiệp, có khả năng tự nuôi sống bản thân và xác định một vị trí của mình trong xã hội. 3- Tứ thập nhi bất hoặc, 40 tuổi, có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với những việc diễn ra trong xã hội có lập trường rõ ràng. 4- Ngũ thập nhi tri thiên mệnh, 50 tuổi mới có thể bắt đầu thông suốt chân lý của tạo hóa, tức là hiểu được mệnh của trời. Ở tuổi này đã nắm vững quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. 5- “Lục thập nhi nhĩ thuận”, 60 tuổi thì nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt [thuận nhĩ], không như tuổi trẻ còn nông cạn, nên trước nhiều sự việc dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn.

6- “ Thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ”, 70 tuổi đạt đến tình trạng hoàn hảo về cách xử thế ở đời, làm điều gì cũng thể hiện đúng với lòng mình mà không bao giờ vượt ra khỏi quy tắc [bất du củ có nghĩa là không vượt ra ngoài quy tắc]. Sáu giai đoạn của Khổng Tử về đời người ngày nay có khác đi một chút vì chẳng hạn ngày nay “Thất thập cổ lai hy” thì đầy rẫy, có rất nhiều người sống đến 90 tuổi hoặc 100 tuổi. Dù thế nào đi nữa lời của tiền nhân ta nên suy ngẫm. Để kết thúc tôi xin viện dẫn những lời đầu tiên Đức Phật sau khi Ngài vừa mới giác ngộ :“Trong dòng đời luân chuyển này, ta đã sinh tử biết bao nhiêu lần, hết lần sinh tử này đến lần sinh tử khác, vô lượng lần sinh tử. Và mỗi lần sinh ra, ta không ngừng chạy, chạy mãi và hướng đến cái chết”. Có phải Khổng Tử và Phật Thích Ca gặp nhau ở điểm này ? Khổng Tử quan niệm một cuộc đời của một con người còn đức Phật quan niệm vô lượng kiếp, vô lượng lần sinh tử của chúng sinh. Khổng Tử dạy con người làm sao để sống trong một đời người , Đức Phật dạy ta sống sao để giác ngộ, giải thoát , thoát khỏi luân hồi vô lượng kiếp… NAM GIANG TỬ. [Nguồn:The World News. 2020mdusa@gmail.com; life@googlegroups.com; myfriendsq @googlegroups.com; Sat, Dec 4 at 10:49 AM.]

Tam Thập Nhi Lập

Tam thập nhi lập; [三十而立]

Tứ thập nhi bất hoặc; [四十而不惑]

Ngũ thập nhi tri thiên mệnh; [五十而知天命]

Lục thập nhi nhĩ thuận; [六十而耳順]

Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ. [七十而從心欲,不踰矩]

“Tam thập nhi lập” nghĩa là người ta đến 30 tuổi mới có thể tự-lập, dựng nên sự-nghiệp cho mình., Theo giáo-lý Khổng-Học, điều này thường để áp-dụng cho đàn ông và con trai. Tuy-nhiên, cái tuổi 30 dù là trai hay gái cũng là tuổi có thể tự-lập và có sự-nghiệp vững-vàng nếu được chuẩn-bị từ nhỏ. Căn-cứ theo sự giải-thích của Khổng-Tử, con người đến một mức tuổi nào đó mới hiểu rõ được một số điều mà những người chưa đến tuổi đó không hiểu nổi. Chính vì thế mà Khổng-Tử đã nói: “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất-hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ-thuận, và thất thập nhi tùng-tâm sở-dục bất du-củ.” Ngoài tuổi “tam thập nhi-lập,” con người ta đến 40 tuổi mới có trình-độ “tứ thập nhi bất-hoặc,” tức là có thể hiểu được lý-lẽ trong thiên-hạ, phân-biệt được điều phải điều trái, ai tốt ai xấu, và ít khi sai lầm; đến 50 tuổi mới có trình-độ “ngũ thập nhi tri thiên-mệnh,” tức là có thể hiểu được mệnh trời hay chân-lý của tạo-hóa; đến 60 tuổi mới có trình-độ “lục thập nhi nhĩ-thuận,” tức là có học-vấn và kinh-nghiệm trường đời chín-mùi, sự hiểu-biết và việc-làm mới chu-đáo, không thấy những gì nghe được là khó hiểu hay chướng-ngại, và có thể phán-đoán được n_ mọi việc; đến năm 70 tuổi mới có trình-độ “thất thập nhi tùng-tâm sở-dục bất du-củ” rất tự-nhiên, tức là khi 70 tuổi thì hễ nói hay làm một điều gì là tự-nhiên thể-hiện đúng chủ-tâm của mình, muốn sao được vậy, không vượt ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý hay lẽ phải. Muốn đạt tới mức hiểu biết ở mỗi loại tuổi như đã đề-cập ở trên, không phải cứ sống tới tuổi đó là được, người ta còn phải chuyên-tâm vào việc học-hỏi liên-tục từ khi còn trẻ mới đạt kết-quả ấy. //cadaotucngu.com/diendan/topic.asp?TOPIC_ID=381

Chủ Đề