Ngữ văn 9 chương trình địa phương phần văn năm 2024

1.1. Tên các tác giả và các tác phẩm

a. Anh Đức

  • Tên thật là Bùi Đức Ái sinh ngày 5 tháng 5 nắm 1935
  • Quê quán: An Giang
  • Tác phẩm
    • Tiểu thuyết Hòn Đất.
    • Đứa con của đất.
    • Truyện ngắn: một chuyện chép ở bệnh viện.

b. Nguyễn Quang Sáng

  • Tên là Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932.
  • Quê quán: An Giang.
  • Tác Phẩm
    • Chiếc lược ngà.
    • Con gà trống.
    • Mùa gió chướng.

c. Viễn Phương

  • Tên là Phan Thanh Viễn sinh năm 1928.
  • Quê quán: An Giang
  • Tác phẩm:
    • Tập thơ như mấy mùa xuân.

d. Trịnh Bửu Hoài

  • Tên là Trịnh Bửu Hoài
  • Quê quán: An Giang.
  • Tác Phẩm
    • Tình yêu trong veo.

e. Bảo Định Giang

  • Bút danh: Văn Kỳ Thanh sinh năm 1919
  • Quê quán: Long An
  • Tác phẩm:
    • Đường giải phóng.
    • Màu khói.

f. Chim Trắng

  • Tên là Hồ Văn Ba sinh năm 1938
  • Quê quán: Bến Tre
  • Tác Phẩm
    • Một góc quê hương.
    • Những ngã đường.

g. Diệp Minh Tuyền

  • Tên là Diệp Minh Tuyền sinh 1941
  • Quê quán: Tiền Giang
  • Tác phẩm:
    • Mùa nước nổi.
    • Đêm châu thổ.

h. Lê Anh Xuân

  • Tên là Lê Anh Xuân sinh năm 1940 mất năm 1976.
  • Quê quán: Tiền Giang.
  • Tác Phẩm
    • Tiếng gà gáy.
    • Hoa dừa
    • Trường ca Nguyễn Văn Trỗi.

i. Lê Chí

  • Tên là Lê Chí Cường sinh năm 1940.
  • Quê quán: An Giang
  • Tác phẩm:
    • Mùa Xuân đến sớm.
    • Những con đường lặng.

1.2. Giới thiệu nội dung và nghệ thuật một số truyện ngắn

a. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" Nguyễn Quang Sáng

  • Nội dung
    • Truyện “Chiếc lược ngà” đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
    • Truyện còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
  • Nghệ thuật
    • Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí
    • Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất,đặt vào nhân vật bác Ba,người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ,bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan.
    • Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu.
    • Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ.

b. Bài thơ "Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương

  • Nội dung
    • Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác.
  • Nghệ thuật
    • Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào.
    • Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước.
    • Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực vớihình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng như “mặt trời trong lăng”,”tràng hoa”,”trời xanh” vừa quen thuộc, vừa gần gũi vớihình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm. dưới đây được HOCMAI sưu tầm và biên soạn để giới thiệu với các em học sinh tham khảo để chuẩn bị tốt kiến thức học tốt bộ môn Ngữ văn lớp 9 một cách dễ dàng nhất. Sau đây là toàn bộ bài viết chi tiết, mời các em tham khảo.

Bài viết tham khảo thêm:

  • Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
  • Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn [Trích Truyện Lục Vân Tiên]

Câu 1 | Trang 122 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Tìm đọc thêm các sách, báo, bản tin, tạp chí văn nghệ địa phương em để nắm được những tác giả người địa phương và các tác phẩm viết về địa phương [Tỉnh, thành phố, quê em hay nơi mà em đang sinh sống].

Yêu cầu: Học sinh tự tìm hiểu để thống kê lại các tác giả, tác phẩm tại địa phương mình.

Gợi ý:

Một số tác giả tiêu biểu tại Hà Nội:

stt Tác giả Quê quán Cuộc đời và tác phẩm

1

Thế Lữ [1907 | 1989]

Sinh ra tại ấp Thái Hà, Tp Hà Nội. Quê của cha ông tại làng Phù Đổng, huyện Tiên Du [nay là xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Tp Hà Nội], quê mẹ ở Nam Định. Là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới.

2

Nguyễn Tuân [1910 | 1987]

Sinh ra tại phố Hàng Bạc, Tp Hà Nội, quê gốc ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục [có tên nôm là làng Mọc], nay thuộc phường Nhân Chính của quận Thanh Xuân [Tp Hà Nội]. Tác phẩm viết về Hà Nội: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi [tập tùy bút, 1972]

3

Nguyễn Huy Tưởng [1912 | 1960]

Sinh ra ở trong một gia đình Nho giáo tại làng Dục Tú thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Tp Hà Nội. – Ông là một nhà viết kịch, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.

– Tác phẩm về Hà Nội: Tiểu thuyết Sống mãi với sáng tác năm 1960.

4

Nguyễn Đình Thi [1924 | 2003]

Sinh ra tại Luông Pra Băng nước Lào. Tuy nhiên, nguyên quán của ông lại ở làng Vũ Thạch, hiện nay chính là phố Bà Triệu thuộc địa phận của phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội. Ông là một nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình và họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam.

5

Tô Hoài [1920 | 2014]

Tô Hoài sinh ra trong một gia đình thợ thủ công tại thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Đông cũ . – Ông là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam sở hữu nhiều tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi [ nổi tiếng nhất là Dế Mèn phiêu lưu ký].

– Các tác phẩm của ông viết về Hà Nội: Ký sự Chuyện cũ Hà Nội năm 2010; Tạp văn Giữ gìn ba mươi sáu phố phường năm 2017.

– Tác phẩm viết về Hà Nội:

  • Hà Nội trong cơn lốc | Vũ Bằng
  • Hà Nội và hai ta [Thơ | Tế Hanh]
  • Chuyện cũ Hà Nội [Truyện tư liệu | Tô Hoài]
  • Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi [bút ký | Nguyễn Tuân],…

Câu 2 | Trang 122 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Bổ sung vào bảng thống kê về tác giả văn học địa phương mà em đã làm ở lớp 8 bài 14 về những tác giả có sáng tác được công bố từ 1975 đến nay. Bảng thống kê bao gồm có các mục: số thứ tự, họ tên, bút danh và những tác phẩm chính.

Gợi ý:

STT Họ tên Bút danh Tác phẩm chính

1

Vũ Hùng

Tạ Vũ

Những cánh chim trời [1984] | Vừng sen Hàm Rồng [trường ca – 1975] | Trên thềm sông cổ | Thác bà | Mưa đồng đội.

2

Phan Thị Thanh Nhàn

Phan Thị Thanh Nhàn

Hương thầm | Con đường | Không đề | Trời và đất | Làm anh | Bảo Lộc.

3

Trần Việt Phương

Việt Phương

Cửa đã mở [2008] | Cát dưới chân người [2011]

Câu 3 | Trang 122 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Sưu tầm thêm một số tác phẩm hay [có thể thuộc bất kỳ thể loại nào] viết về địa phương em [kể cả những tác phẩm không phải do người địa phương sáng tác].

Gợi ý:

Một số tác phẩm về Hà Nội:

  • Một người Hà Nội | Nguyễn Khải
  • Hà Nội băm mươi sáu phố phường | Thạch Lam
  • Miếng ngon Hà Nội | Vũ Bằng
  • Chuyện cũ Hà Nội | Tô Hoài
  • Phố | Chu Lai,…

Câu 4 | Trang 122 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Viết một bài văn ngắn để giới thiệu và nêu cảm nghĩ của bản thân về một trong những tác phẩm viết về địa phương em sưu tầm được hoặc có thể viết một bài văn hay một bài thơ về địa phương mình.

Gợi ý:

Bài văn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của bản thân về truyện ngắn “Một người Hà Nội” của tác giả Nguyễn Khải.

Truyện ngắn “Một người Hà Nội” được nhà văn Nguyễn Khải Sáng tác vào năm 1990. Truyện đã phát hiện ra được vẻ đẹp trong tính cách, chiều sâu tâm hồn của con người Việt Nam qua nhiều sự biến động cũng như sự thăng trầm của lịch sử.

Nếu đã đọc tác phẩm “Một người Hà Nội” của tác giả Nguyễn Khải, chắc hẳn rằng độc giả sẽ cảm thấy ấn tượng với hình ảnh nhân vật cô Hiền. Đó chính là nhân vật trung tâm của truyện – Một con người bình thường của Hà Nội. Cũng như mọi người Hà Nội bình thường, cô đã cùng Hà Nội, cùng với đất nước trải qua nhiều biến động, thăng trầm diễn ra trong lịch sử. Nhưng điều đáng được trân trọng chính là cô vẫn giữ được cốt cách, cái bản lĩnh của văn hoá người Hà Nội. Cô Hiền sống chân thành, thẳng thắn, không hề giấu giếm quan điểm, thái độ riêng của mình với tất cả hiện tượng xung quanh.

Thời còn trẻ, cô Hiền là một cô gái tài hoa, yêu thích văn chương và từng kết bạn với những thanh niên con nhà giàu, con nhà nghệ sĩ văn nhân. Nhưng khi lựa chọn người chồng, cô vô cùng thực tế khi đã lựa chọn một ông giáo dạy ở cấp Tiểu học hiền lành và chăm chỉ. Khi quản lý gia đình cô tính toán kỹ lưỡng, dạy dỗ con cái từ cách ăn nói, cách đi đứng sao cho thể hiện được những nét văn hoá của người Hà Nội.

Hòa bình lập lại tại miền Bắc, cô Hiền nói về những niềm vui và cả những cái có phần cực đoan, máy móc của cuộc sống xung quanh: “Vui hơi nhiều mà nói cũng hơi nhiều, theo cô thì chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá”. Cô tính toán rất khôn khéo mọi việc trước sau và đã tính thì sẽ làm, đã làm là không cần để ý đến những lời đàm tiếu của thiên hạ.

Khi miền Bắc phải đối mặt với chiến tranh phá hoại bằng không quân của quân đội Mỹ. Cô Hiền dạy con cách sống phải “biết tự trọng, biết xấu hổ”, phải biết sống đúng với bản chất của con người Hà Nội. Đó cũng chính là lý do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra mặt trận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó phải sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó có dám đi cũng là biết tự trọng”.

Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, khi đất nước trong thời kỳ đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kỳ kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, không pha trộn, thuần tuý Hà Nội”. Từ chuyện cô suy nghĩ tới cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Thông qua tác phẩm này, nhà văn Nguyễn Khải muốn ngợi ca nét đẹp về phẩm chất của những con người Hà Nội. Cũng như cách họ ứng xử với chế độ mới. Bên cạnh đó còn mở ra một không gian nghệ thuật cổ kính, mảnh đất Kinh Kỳ trải qua nghìn năm văn hiến cùng những nét thay đổi của thời đại. Có thể nói đây chính là một trong những tác phẩm viết về con người cũng như mảnh đất Hà Thành hay và để lại ấn tượng nhiều nhất mà em đã từng đọc.

Trên đây HOCMAI đã chia sẻ tới các em học sinh bài học hướng dẫn Soạn văn Chương trình địa phương [Phần Văn]. Hy vọng bài viết này sẽ là tài liệu giúp ích cho các em có thêm kiến thức, tư liệu tham khảo để chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới trên lớp. Chúc các em học tốt và nhớ thường xuyên theo dõi các bài viết của HOCMAI nhé!

Chủ Đề