Người đứng đầu quốc hội singapore là ai

Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin. [Nguồn: edwiretimes.com]

Theo Thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Tan Chuan-Jin cùng Phu nhân dẫn đầu Đoàn Đại biểu Quốc hội Cộng hòa Singapore sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 20/5/2022./.

[TTXVN/Vietnam+]

Ông Lawrence Wong phát biểu tại cuộc họp báo ở Singapore ngày 27/1/2020. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Ngày 13/6, Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong chính thức đảm nhận vai trò Phó Thủ tướng Singapore.

Trước đó, vào tháng 4, ông đã được chọn là người đứng đầu thế hệ lãnh đạo thứ tư [4G] của đảng Hành động Nhân dân [PAP] cầm quyền, mở đường để ông trở thành Thủ tướng Singapore trong tương lai.

Ông Lawrence Wong, 49 tuổi, sẽ tiếp tục giữ vai trò Bộ trưởng Tài chính hiện tại trong khi giữ chức vụ Phó Thủ tướng.

Ông sẽ phụ trách Nhóm Chiến lược trong Văn phòng Thủ tướng với nhiệm vụ giám sát các ưu tiên chính và các vấn đề Singapore phải đối mặt trong trung và dài hạn.

Ông Wong được đánh giá là người có vai trò lớn trong việc giúp Singapore vượt qua đại dịch COVID-19 với tư cách là đồng Chủ tịch Lực lượng liên bộ đặc trách COVID-19 của nước này.

Ông từng giữ các chức vụ Bộ trưởng Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên, Bộ trưởng Phát triển Quốc gia và Bộ trưởng Giáo dục Singapore.

[Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long bổ nhiệm Phó Thủ tướng mới]

Trước đó, Văn phòng Thủ tướng Singapore cũng đã thông báo một số điều chỉnh nhân sự trong nội các với 8 vị trí quốc vụ khanh, tương đương cấp thứ trưởng, được thay đổi.

Những sự thay đổi mới nhất này diễn ra một năm sau khi 7 bộ trưởng thuộc thế hệ 4G được giao các vai trò mới trong một cuộc cải tổ lớn của Singapore vào tháng 5/2021. 

Những thay đổi trong nội các, được Văn phòng Thủ tướng công bố, sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi lãnh đạo của Singapore đi xa hơn, sau khi quá trình này gặp khó khăn khi Phó Thủ tướng Vương Thụy Kiệt từ chức lãnh đạo nhóm 4G vào tháng 4/2021.

Giới phân tích chính trị nhận định việc bổ nhiệm ông Lawrence Wong làm Phó Thủ tướng giúp củng cố kế hoạch để ông trở thành Thủ tướng Singapore trong tương lai.

Trên cương vị mới, ông cùng với thế hệ lãnh đạo thứ tư của Singapore sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình đưa nước này phục hồi và phát triển trong thế giới hậu dịch bệnh với những bất ổn địa chính trị, tình trạng lạm phát và gián đoạn thương mại trên toàn cầu./.

Nguyễn Thúy [TTXVN/Vietnam+]

Singapore: Chuyển quyền sang thế hệ lãnh đạo thứ 4 ra sao?

Nguồn hình ảnh, Michael Nguyen

Chụp lại hình ảnh,

Bầu cử ở Singapore theo mô hình Phương Tây và cử tri sẽ bỏ phiếu cho danh sách đảng [party list system]

Phó thủ tướng Singapore Vương Thụy Kiệt [Heng Swee Keat], người được kỳ vọng sẽ đảm nhận ghế thủ tướng tương lai sau ông Lý Hiển Long, vừa tuyên bố sẽ rút khỏi vai trò 'lãnh đạo kế cận'.

Hôm 08/04, tin tức về việc ông Vương không muốn giữ vai trò người đứng đầu thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Singapore khiến nhiều báo nước ngoài ngỡ ngàng.

Thế nhưng, những người dân Singapore đứng tuổi chúng tôi gặp lại bình thản cho rằng con tàu quốc gia có thủy thủ đoàn chuyên nghiệp đã được "lập trình" tới đích, nên một thay đổi nhân sự cao cấp không đáng lo.

Nhưng ta cũng cần hỏi, thay đổi nhân sự đột ngột này có ảnh hưởng tới các chiến lược hay tiến trình phát triển chung của Singapore?

Đảng PAP trước thay đổi thế hệ

Dù được yêu hay bị ghét, được ủng hộ hay bị phản đối, có một thực tế là đảng cầm quyền được đa số dân thừa nhận, ủng hộ.

Họ cũng tin là không thể có một Singapore thịnh vượng bây giờ nếu không có Lý Quang Diệu, người sáng lập và đảng PAP - Đảng Hành động Nhân dân.

Nhà quan sát HN nói về 'giấc mơ Singapore'

Ba giá trị định hình Singapore hiện đại

Singapore 'đã bỏ xa Việt Nam' nhiều năm

Huyền thoại về Singapore và so sánh với Sài Gòn

KP Singh, 65 tuổi, sống tại một chung cư HDB [nhà ở của Ủy Ban nhà cửa quốc gia] tại một quận miền Đông Singapore cho tôi biết ông bỏ phiếu cho PAP trong suốt hơn 40 năm, và tự hào về việc đó. KP Singh không phải là trường hợp cá biệt.

Hầu hết những bậc trung niên trên 50 tuổi đều có thiện cảm với PAP. Họ là thế hệ đã chứng kiến một Singapore nghèo khổ, lạc hậu, kém kỷ luật, xung đột sắc tộc... trở thành một quốc gia tiên tiến, thịnh vượng, với mức thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới.

Nhóm này hưởng lợi từ nền kinh tế thịnh vượng, và ở nước châu Á mang nặng văn hóa và tinh thần Khổng giáo, họ còn mang ơn Lý Quang Diệu và đảng PAP.

Tuy thế, bầu cử ở Singapore theo mô hình Phương Tây hoàn toàn. Cử tri sẽ bỏ phiếu cho danh sách đảng [party list system] chứ không chọn từng ứng cử viên [first-past-the-post system]. PAP trụ được là nhờ uy tín của đảng đảm bảo phần lớn các ứng viên họ đề cử sẽ được chọn.

Đảng PAP có các địa bàn hoạt động truyền thống tại khu vực đông dân trung lưu và trí thức. Đảng WP có khu vực truyền thống tại nơi nhiều công nhân cư trú.

Nhưng thế hệ trẻ hơn của Singapore, lứa tuổi dưới 30, lại suy nghĩ khác. Họ sinh ra khi đất nước đã thịnh vượng, giàu có, tiên tiến và coi đó là chuyện đương nhiên. Giới trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới dân chủ Phương Tây.

Tờ Straits Times có số lượng phát hành lớn nhất ở Singapore và giữ xu hướng ủng hộ chính quyền đã không còn là lựa chọn yêu thích và duy nhất của độc giả trẻ.

Lựa chọn đa dạng, thích sự thay đổi, thích tiếng nói khác là thay đổi thế hệ rất tự nhiên nhưng đang khiến đảng phái chính trị Singapore xuất hiện ngày càng nhiều, với các khẩu hiệu hợp thời, dân tuý, thoả mãn các nhu cầu trước mắt của giới trẻ.

Tôi thấy rõ trong gia đình mình: hai vợ chồng có thiện cảm với PAP nhưng các con lại thích đảng đối lập hơn.

Nguồn hình ảnh, NTU

Chụp lại hình ảnh,

Singapore has been ranked as having the highest-achieving schools

Hệ thống dân cử có đối lập, phản biện công khai

Singapore không phải là quốc gia độc đảng như nhận thức sai lệch của nhiều người bên ngoài. Về hình thức, như Trung Quốc, Singapore cho phép nhiều đảng phái chính trị thành lập, tranh cử. Nhưng Singapore lại có điểm khác Trung Quốc vì không phải là quốc gia độc tài, không có điều nào trong hiến pháp nói đảng 'lập quốc' PAP có vị trí ưu tiên.

Để liên tiếp giành vị trí lãnh đạo, các chức trong đảng cầm quyền PAP, từ sau Lý Quang Diệu, được chọn lựa cẩn thẩn từ trong nội bộ đảng.

Có người nói mô hình tổ chức của PAP chặt chẽ như Giáo hội Vatican, và rất giống đảng cộng sản, loại trừ hoàn toàn khả năng cướp quyền lãnh đạo đảng từ bên ngoài.

Năm 2020, lần đầu tiên quốc hội Singapore công nhận chính thức vị trí lãnh đạo đảng đối lập đối với ông Pritam Singh, tổng bí thư đảng Công nhân - WP.

Đây cũng là đảng chính trị lớn thứ hai ở Singapore. WP giữ mười ghế trên tổng số 93 ghế quốc hội, đủ để có một tiếng nói phản biện nhưng không đủ để bác các quyết định do PAP - chiếm 83 ghế đưa ra.

Những đảng chính trị khác có uy tín trong xã hội thường do cựu đảng viên PAP sáng lập, đều cố gắng tranh thủ các chính sách dân túy để tranh cử.

Ông Michael Ng, sống ở hạt bầu cử trung tâm Singapore cho biết mặc dù dân chúng tham dự khá đông các buổi vận động bầu cử của đảng đối lập, họ nghe, họ vỗ tay, nhưng không nhất thiết họ sẽ dồn phiếu cho đảng đó.

Dân trí của Singapore đủ cao, đủ tỉnh táo để chấp nhận tiếng nói phản biện trong quốc hội, tránh tình trạng một đảng nắm quá nhiều quyền và độc đoán.

Di sản của Lý Quang Diệu nay ra sao?

PAP thành công sớm, trở thành một đảng lớn, chi phối gần như tuyệt đối đời sống xã hội của Singapore là do thời kỳ đầu lập quốc, người dân chỉ có nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, áo mặc, nhà ở. Lý Quang Diệu và các cộng sự của ông đã thoả mãn được yêu cầu đó một cách tương đối đầy đủ.

Nhưng ông Lý không chỉ để lại cho Singapore một nền độc lập. Một chính trị gia 'khôn ngoan' nghĩ đến ngày mai, nghĩ đến lá phiếu của kỳ bầu cử sắp tới, còn Lý Quang Diệu nghĩ đến hai mươi năm sau, năm mươi năm sau, và đặt ra cơ chế điều chỉnh, tự điều chỉnh quyền lực lâu dài.

Ông lập ra một hệ thống quản lý, vận hành xã hội, chính trị và kinh tế Singapore mà năm mươi năm trước đây bị phần lớn dân chúng phản đối, còn thế hệ bây giờ thừa nhận và tự hào về nó.

Trong sạch, hiệu quả, hệ thống quản lý điều hành quốc gia này sẽ tiếp tục vận hành suôn sẻ trong nhiều năm nữa. Thế hệ lãnh đạo sau Lý Quang Diệu rõ ràng chưa ai có thể so sánh được với ông về độ khôn ngoan và bản lĩnh, nhưng họ có thể vận hành tốt hệ thống do ông sáng lập ra.

Hệ thống này có nguyên tắc cân bằng quyền lực và kiểm tra chéo [check and balance], có quy tắc - protocol, có hệ thống pháp lý điều chỉnh rõ ràng.

Một ví dụ là việc sử dụng dự trự quốc gia, do tổng thống phi đảng phái là người nắm chìa khoá, có quyền quyết định, tránh trường hợp chính phủ của một đảng lạm dụng tiêu xài những tích luỹ từ năm trước.

Hệ thống này đảm bảo xã hội Singapore vận hành trên nguyên tắc chế độ nhân tài - meritocracy. Nhân tài luôn được tìm kiếm, trọng dụng trong PAP và bộ máy chính quyền đồng thời được hệ thống giám sát chặt chẽ, tránh lạm quyền.

Nguồn hình ảnh, Darren Soh

Chụp lại hình ảnh,

Singapore có chế độ đa đảng nhưng đảng PAP chiếm ưu thế - ít ra là trong thời gian hiện nay

Xây cao căn nhà Singapore với thế hệ lãnh đạo thứ 4

Thế hệ lãnh đạo thứ 4 hiện nay của Singapore còn khá trẻ, trên dưới 50 tuổi và được cho là đủ năng lực điều hành.

Công thức thường thấy của lãnh đạo Singapore là tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng trong nước hoặc Oxbridge của Anh, hay Ivy League của Mỹ, rồi đươc bồi dưỡng tại học viện quản lý Harvard Kennedy School trước khi được luân chuyển qua nhiều vị trí quản lý tại các bộ, ngành khác nhau.

Bắt đầu từ Lý Quang Diệu, người kế nhiệm lãnh đạo PAP không do tổng bí thư đương nhiệm chỉ định mà được ủy viên trung ương trẻ, thế hệ lãnh đạo kế nhiệm đồng thuận bầu ra. Lý Quang Diệu không giới thiệu, không chỉ định Goh Chok Tong làm người kế nhiệm. Goh Chok Tong không chỉ định Lý Hiển Long kế nhiệm.

Lý Quang Diệu từng so sánh rằng nền kinh tế Singapore đang như một toà nhà 30 tầng, còn có thể xây cao lên năm mươi tầng hoặc cao hơn nữa, có khả năng phát triển hơn nữa. Ông cũng ví Singapore như một máy bay đang bay ở độ cao mười ngàn mét, khá ổn định, có thể đặt chế độ lái tự động.

Còn người dân Singapore chúng tôi trao đổi thì cho rằng, với mức dân trí phát triển cao như hiện nay, cùng với một thể chế khá hoàn thiện, hành pháp, tư pháp, lập pháp độc lập và tiên tiến, kết hợp với chế độ trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, rất khó để Singapore đi chệch hướng, hoặc thụt lùi.

Chuyển giao quyền lực của Singapore vừa rồi có thể bị chậm hơn so với dự kiến, mà nguyên nhân lớn nhất là vì khách quan- dịch Covid-19 lan tràn trên thế giới. Tuy nhiên nhận thức chung của người Singapore là nó ít ảnh hưởng xấu tới các mục tiêu kinh tế xã hội dài hạn của nước này.

Như vậy, bất cứ ai được đảng cầm quyền lựa chọn, giới thiệu lên đứng đầu đảng và chính quyền, đều có khả năng điều hành hệ thống cùng với đội ngũ phụ tá đi kèm.

Có lẽ đây cũng là một kinh nghiệm lý thú nên được nghiên cứu, học hỏi và áp dụng đối với các quốc gia châu Á láng giềng và trong khu vực.

Bài thể hiện quan điểm của ông Michael Nguyễn, doanh nhân, công dân Singapore gốc Việt.

Xem thêm về Singapore:

Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn muốn TPP không có Mỹ?

Để Sài Gòn thành Singapore: Ước mơ 20 năm

Ông Lý Hiển Dương, em trai thủ tướng Singapore kêu gọi ủng hộ đảng đối lập

Video liên quan

Chủ Đề