Người vô văn hóa là gì

Văn hóa là gì?

Văn hóalà tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.

Đặc trưng của văn hóa

Tính hệ thống

Tính hệ thống của văn hóa giúp tập hợp, phát hiện những mối liên hệ giữa các sự kiện văn hóa, các hiện tượng, quy luật hình thành, phát triển cùng đặc trưng của nó. Với tính hệ thống, văn hóa hiện diện trong mọi hoạt động của xã hội, giúp tổ chức xã hội tốt hơn.

Tính giá trị

Giá trị của văn hóa dựa theo mục đích phân thành giá trị vật chất phục vụ nhu cầu vật chất của con người hay giá trị tinh thần phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con người. Còn nếu dựa theo ý nghĩa, văn hóa chia thành giá trị đạo đức, giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng. Dựa theo thời gian, văn hóa chia thành giá trị nhất thời, giá trị vĩnh cửu.

Giá trị theo thời gian giúp con người có thể đánh giá khách quan, biện chứng hơn về giá trị của văn hóa, tránh được sự phủ nhận sạch trơn hay tán dương hết lời một cách cực đoan.

Một hiện tượng, sự vật có thể tồn tại nhiều giá trị khác nhau nhiều hay ít tùy vào việc chúng ta xem xét ở những góc độ nào, dựa trên bình diện gì. Chính vì vậy, một hiện tượng được đánh giá có thuộc phạm trù văn hóa hay không sẽ được xem xét các giá trị và phi giá trị trong mối tương quan của nó.

Một hiện tượng có giá trị hay không còn phụ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử với các chuẩn mực văn hóa được lấy làm hệ quy chiếu.

Tính nhân sinh

Văn hóa là tất cả các sản phẩm do con người tạo ra và phục vụ lợi ích của con người nên văn hóa có tính nhân sinh. Từ lâu con người biết điêu khắc đã, chạm khảm gỗ là những hoạt động mang tính vật chất và thực hiện các hoạt động mang tính tinh thần như đặt tên cho các danh lam thắng cảnh, xây dựng truyền thuyết về cuộc sống xung quanh.

Tính lịch sử

Thời gian giúp phân biệt văn hóa là sản phẩm của một quá trình mà con người tạo ra. Vì vậy mà tính lịch sử của văn hóa cho thấy văn hóa được tích lũy qua nhiều thế hệ, có những giai đoạn phát triển khác nhau. Lịch sử của văn hóa tạo nên chiều sâu, bề dày cũng như giúp văn hóa phải điều chỉnh, phân loại lại các giá trị một cách thường xuyên. Truyền thống văn hóa sẽ là cốt lõi trong lịch sử phát triển của lĩnh vực này. Truyền thống văn hóa gồm các giá trị khá ổn định được tích lũy và phát triển theo thời gian của một cộng đồng người, sau đó được đúc kết thành khuôn mẫu xã hội, lưu truyền dưới dạng ngôn ngữ, nghi lễ, tập quán, phong tục và dư luận, luật pháp

Chức năng của văn hóa

Chức năng nhận thức của văn hóa

Khả năng nhận thức, tư duy và học tập của con người một cách có ý thức, có chủ đích là sự tiến hóa so với các loài động vật khác trên Trái Đất. Nếu loài vật chỉ sống đơn thuần theo bản năng tồn tại từ khi mới sinh ra thì con người luôn có nhận thức cao, từ khi sinh ra luôn vươn tới cuộc sống cao hơn.

Văn hóa với sự kế thừa từ đời này sang đời khác giúp con người thực hiện được điều này tức là họ học hỏi hay rút kinh nghiệm từ những giá trị trước để hướng đến điều mới mẻ tốt hơn, hình thành nên một xã hội nhân bản hơn.

Chức năng thẩm mĩ của văn hóa

Chức năng thẩm mỹ là chức năng quan trọng của văn hóa để con người, cộng đồng người không ngừng hoàn thiện hơn. Văn hóa là cái đẹp, làm cho con người đẹp hơn lên.

Chức năng giáo dục của văn hóa

Chức năng này giáo dục giúp con người nâng cao nhận thức, phát huy tiềm năng của con người. Con người lĩnh hội không chỉ kiến thức học vấn mà còn cả nhân cách, tư tưởng đạo đức và lối sống trong các mối quan hệ xã hội.

Chức năng điều tiết của văn hóa

Văn hóa với lịch sử và giá trị của nó có thể giúp điều tiết xã hội luôn đi theo định hướng nhất định, làm xã hội luôn vận hành ổn định vì mục đích chung của cộng đồng.

Cụ thể ở đây là pháp luật và văn hóa pháp luật giúp con người luôn chấp hành để giữ trật tự xã hội, giúp mọi người sinh sống tương sinh với nhau.

Chức năng động lực của văn hóa

Văn hóa có chức năng làm động lực, định hướng cho xã hội phát triển, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Đó cũng chính là mục tiêu phấn đấu của xã hội loài người, giúp chất lượng sống của con người tốt hơn cả về vật chất và tinh thần.

Vai trò của văn hóa

Văn hóa là một phạm trù rộng lớn bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội nền văn hóa cũng có nhiều vai trò to lớn, cụ thể như:

  • Văn hóa góp phần làm ổn định tình trạng xã hội, bởi nó là những thứ đã tồn tại trong một thời gian dài, đi sâu vào trong nhận thức của từng người dân, do vậy mọi hành vi của người dân đều chịu sự điều chỉnh bởi một khuôn khổ tập quán, đạo đức của dân tộc.
  • Văn hóa đã góp phần làm cải thiện các mối quan hệ trong xã hội, đem lại chất lượng sống tốt hơn cho người dân về cả mặt vật chất và tinh thần.
  • Văn hóa được chia thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, đem lại được những giá trị lợi ích về tinh thần và vật chất cho con người từ đó tạo dựng lên những nét đẹp truyền thống mang đậm dấu ấn của dân tộc Việt Nam.
  • Văn hóa một trong những tư liệu để minh chứng cho lịch sử huy hoàng, đầy uy quyền của dân tộc. Bởi văn hóa được phát triển trong quá trình hình thành dài, chứa đựng toàn bộ những thăng trầm của cả một đất nước nên thông qua những nét văn hóa đó mà thế hệ sau có thể cảm nhận được những truyền thống văn hóa của ông cha ta.
  • Văn hóa thực hiện chức năng giao tiếp và thể hiện được là cầu nối gắn kết giữa con người với con người, gắn kết thế hệ trước với thế hệ sau.
  • Văn hóa còn có chức năng giáo dục, giúp cho thế hệ sau thấu hiểu về lịch sử dân tộc, đảm bảo được sự lưu giữ và ngày càng phát triển.
  • Văn hóa góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Do văn hóa thể hiện cho nét đẹp đặc trưng của một đất nước, là một trong những yếu tố thu hút được bạn bè du khách quốc tế đến tham quan và khám phá văn hóa đất nước ấy.

Cơ cấu của văn hóa

  • Biểu tượng: Biểu tượng là bất cứ gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của một cộng đồng người nhận biết. Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của con người và cả những ký tự chữ viết, đều là biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những nền văn hóa khác nhau.
  • Chân lý: Chân lý chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy. Ý kiến cho rằng, chân lý đó là những nguyên lý được nhiều người ủng hộ thừa nhận. Còn nhiều ý kiến theo quan điểm thực dụng gán ý nghĩa của chân lý với tính lợi ích thực tế của nó. Nên chúng ta có thể hiểu một cách sâu hơn chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người.
  • Giá trị: Giá trị [Value] với tư cách là sản phẩm của văn hóa và thuật ngữ giá trị có thể quy vào các: mối quan tâm, thích thú, ưa thích, sở thích, bổn phận, trách nhiệm, ước muốn, nhu cầu, ác cảm, lôi cuốn và nhiều hình thái khác của định hướng lựa chọn.
  • Mục tiêu: Mục tiêu là một yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức của con người. Mục tiêu được coi là sự dự đoán trước kết quả của hành động hay đó là cái đích thực tế cần phải hoàn thành. Con người thực hiện mọi hành động của mình xoay quanh những cái đích thực tế này. Mục tiêu tạo ra khả năng hợp tác các hành động khác nhau của con người vào trong một hệ thống, kích thích đến sự xây dựng phương án cho các hành động. Trong thực tế, tồn tại mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung [cộng đồng, xã hội]. Mục tiêu là một bộ phận của văn hóa và phản ánh văn hóa của một dân tộc.
  • Chuẩn mực: Chuẩn mực là những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên trong xã hội. Nhìn nhận trên góc độ xã hội học, những chuẩn mực văn hóa quan trọng gọi là chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực văn hóa ít quan trọng hơn được gọi là tập tục truyền thống. Chính tầm quan trọng của nó các chuẩn mực đạo đức được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân.
  • Ví dụ: hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứng một cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định những hình phạt có tính chất cưỡng chế.

Sự thay đổi văn hóa và nguyên nhân

Văn hóa không ngừng phát triển, liên tục thay đổi, quá trình này diễn ra rất nhanh chóng. Chúng ta có thể đề cập đến những nguyên nhân:

  • Phát minh: Phát minh là quá trình tạo ra các yếu tố văn hóa mới, như phát minh ra bóng đèn điện, máy nghe nhạc, điện thoại, máy bay, máy tính điện tử có tác động rất lớn đến văn hóa nó làm thay đổi cuộc sống của con người. Mà cuộc sống con người thay đổi thì văn hóa mà nó sinh ra sẽ khác, hoàn toàn mới hoặc có thay đổi mới một phần.
  • Khám phá: Khám phá chính là quá trình nhận ra và hiểu biết về một cái gì đó đang tồn tại ví dụ như việc khám phá, tìm ra một hành tinh hay một loài thực vật, động vật mới. Khám phá có thể tình cờ như việc tìm ra lửa nhưng thường thì là kết quả của việc nghiên cứu khoa học.
  • Phổ biến: cả văn hóa vật chất và phi vật chất đều được phổ biến, lan truyền từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Một phát minh có thể nhanh chóng được cả thế giới ứng dụng. Sự phổ biến văn hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa của văn hóa. Nhiều xã hội đang tìm cách bảo vệ mình tránh khỏi sự xâm lăng của quá nhiều văn hóa từ những xã hội khác và đề cao bản sắc văn hóa.
  • Các yếu tố văn hóa không phải đều thay đổi ở cùng một mức độ, mặc dù văn hóa vật chất và phi vật chất tác động qua lại với nhau nhưng yếu tố văn hóa vật chất thường thay đổi nhanh hơn.

Các loại hình văn hóa ở nước ta hiện nay

Nhắc đến các loại hình văn hoá ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể kể đến 04 nét văn hoá đặc trưng đó là văn hoá cộng đồng, Văn hoá vùng lãnh thổ, Văn hoá sinh thái, văn hoá cá nhân.

Song vì giới hạn bài viết nên trong nội dung bài chúng tôi sẽ nhắc đến văn hoá cộng đồng. Với văn hoá cộng đồng phải kể đến các nét văn hoá nhỏ trong cộng đồng như: văn hoá tộc người, văn hoá quốc gia Việt Nam, văn hoá làng, Văn hoá gia đình, gia tộc và dòng họ, Văn hoá tôn giáo tín ngưỡng, Văn hoá nghề nghiệp.

Tuy nhiên chúng tôi sẽ làm sán tỏ nét văn hoá gia đình, gia đình và dòng họ vì có lẽ đây là một loại hình văn hoá, một nét đẹp văn hoá gần gũi, giản dị nhất trong cuộc sống hàng ngày mà trong chúng ta ai cũng thường gặp.

Truyền thống của Việt nam ta luôn trong một mối quan hệ đoàn kết, nhất là mối quan đệ Gia đình gia tộc dòng họ là các hình thức cộng đồng cùng huyết thống, một kiểu tập hợp, liên kết sớm nhất của con người.

Từ ngày xưa đã hình thành các dạng thức văn hoá đặc thù này, mà người xưa thường gọi là gia phong. Gia phong là nếp nhà, tuỳ theo mỗi địa phương, mỗi tộc người, thậm chí truyền thống mỗi gia đình có những sắc thái riêng về gia phong, thể hiện qua cách tổ chức gia đình [phụ hệ hay mẫu hệ], nghề nghiệp, học vấn, quan hệ và chuẩn mực ứng xử, cách thức giáo dục

Gia phong, gia tộc, gia đình giữ vai trò quan trọng tạo dựng văn hoá và nhân cách của con người, đó là:

  • Góp phần tạo dựng và củng cố ý thức cộng đồng, từ cộng đồng gia tộc, dòng họ đến cộng đồng làng xã, dân tộc và quốc gia, từ đó giáo dục và nâng cao chủ nghĩa yêu nước, là môi trường tốt rèn luyện, sản sinh ra những con người kiên cường chiến đấu, sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do, cho nghĩa lớn của dân tộc.
  • Góp phần xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc thế kỉ XX
  • Là môi trường giáo dục con người, môi trường để nhập thân văn hoá, trao truyền văn hoá từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ở đó con người được học tập, trau dồi ngôn ngữ, trí tuệ, kinh nghiệm sản xuất, ứng xử xã hội, ý thức văn hoá, ý thức cội nguồn
Song loại hình văn hoá gia đình- dòng họ bên cạnh những nét tích cực đáng ghi nhận thì cũng thể hiện những hạn chế, tiêu cực, như tư tưởng phe cánh, bè phái; chế độ mẫu hệ, lợi dụng tâm linh, tín ngưỡng để mưu cầu lợi ích riêng, gây phiền hà, tốn kém; tư tưởng gia trưởng, tôn ti trên dưới, chèn ép, cản trở tự do cá nhân Người đăng: chiu Time: 2021-09-07 13:50:28

Video liên quan

Chủ Đề