Nguyên nhân gây vàng da kéo dài

Hỏi:

Bệnh vàng da ở trẻ có nguy hiểm không? Cháu nhà tôi sinh được hơn một tháng rồi nhưng giờ cháu vẫn chưa hết vàng da. Tôi đã cho cháu đi khám và được bác sĩ khoa nhi chẩn đoán là cháu bị vàng da sinh lý kéo dài nhưng không vấn đề gì và bác sĩ dặn về tắm nước lá cây dành dành vài buổi là hết. Tôi đã làm như vậy và thấy cháu đỡ hơn. Vậy tôi phải làm gì để cháu hết vàng da và cháu nhà tôi bị như vậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không ạ? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!  (Trần Thị Thu Hiền) 

Trả lời – Bệnh vàng da ở trẻ

Trẻ bị vàng da sinh lý là do khi nằm trong bụng mẹ, cơ thể trẻ có lượng hồng cầu cao (khoảng 5 – 6 triệu hồng cầu/mm3). 

Vàng da sinh lý xảy ra với hầu hết trẻ mới sinh, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Trẻ vẫn ngoan, ăn ngon, ngủ tốt, nước tiểu và phân vàng, mỗi ngày trẻ đi từ 2 đến 3 lần. Đến ngày thứ 10 – 15 da tự hết vàng mà không phải điều trị. Vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và không gây nguy hiểm.

Khoảng 2 ngày sau sinh, khi trẻ đã có thể tự thở tốt được, lượng hồng cầu thừa bị vỡ hàng loạt làm tăng chất bilirubin trong máu. Chất bilirubin này được chuyển về gan, chuyển hóa ở đó rồi được thải ra ngoài qua đường bài tiết, da trẻ sẽ hết vàng. 

Ngoài nguyên nhân hồng cầu bị vỡ, trẻ mới sinh bị vàng da còn có thể do trong sữa mẹ có nhiều beta caroten (tiền tố vitamin A) vì chế độ ăn hằng ngày của người mẹ có quá nhiều rau xanh hoặc hoa quả có màu như cà rốt, đu đủ. 

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng: cạnh cửa sổ, ngoài hành lang… Trong trường hợp khó nhận biết như da trẻ đỏ hồng hoặc đen, nên dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên da trẻ trong vài giây, sau đó bỏ tay ra. 

Nguyên nhân gây vàng da kéo dài

Nếu trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng: đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng). 

Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa. 

Hằng ngày, cần theo dõi các vùng lan rộng của bệnh vàng da và các triệu chứng xuất hiện kèm theo. Theo dõi liên tục trong vòng 7 – 10 ngày sau sinh. Cần đưa ngay trẻ đến khám bác sĩ trong trường hợp: 

– Bú ít hơn một nửa so với bình thường. 

– Nước tiểu trong. 

– Ngủ nhiều. 

– Vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau khi sinh. 

– Vàng da lan đến bàn tay, bàn chân. 

– Vàng da kéo dài trên 15 ngày.

Theo chúng tôi, bạn nên đưa bé đi khám để được tư vấn sau quá trình thăm khám trực tiếp.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi thêm fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để cập nhật nhiều thông tin bổ ích: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Xin chào chị, câu hỏi của chị có liên quan đến vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh nên mình xin trả lời như sau:

Con của chị sinh tại Bệnh viện Trường, được Bác sĩ phát hiện và điều trị vàng da trong tuần đầu sau sinh với biện pháp điều trị là chiếu đèn. Từ đó, có thể nhận định rằng biểu hiện vàng da của em bé, trong ngôn ngữ chuyên ngành gọi là vàng da tăng bilirubin gián tiếp. Đây là một vấn đề rất thường gặp ở trẻ sơ sinh với khoảng 60% trẻ sơ sinh đủ tháng và 80% trẻ sơ sinh đẻ non có tình trạng này. Vàng da tăng bilirubin gián tiếp có thể là sinh lý (không cần điều trị) hay bệnh lý và do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể dẫn đến vàng da nặng gây tử vong hoặc di chứng thần kinh nặng nề (thường gọi là biến chứng vàng da nhân).

Đơn giản nhất, chị có thể hiểu rằng bilirubin gián tiếp có nguồn gốc chủ yếu từ hồng cầu vỡ. Theo sinh lý, bilirubin gián tiếp sẽ được đưa đến gan để kết hợp rồi đào thải ra ngoài theo phân hoặc qua thận ra nước tiểu. Đó là lý do chị thấy phân và nước tiểu có màu vàng. Vàng da tăng bilirubin gián tiếp thường gặp ở trẻ sơ sinh vì số lượng hồng cầu của trẻ sau sinh nhiều hơn người lớn, thời gian sống của hồng cầu lại ngắn hơn, khả năng kết hợp ở gan để thải chất này ra ngoài cũng kém hơn người lớn.

Khi trẻ vàng da, có thể là vàng da sinh lý nếu trẻ bắt đầu vàng da từ sau ngày thứ hai sau sinh, vàng nhẹ đến trung bình, mức độ vàng da tăng chậm (thông thường trẻ đủ tháng vàng nhiều nhất ở ngày thứ 3-4, trẻ đẻ non vàng nhiều nhất ngày 5-6) sau đó da giảm vàng dần cho tới 7-10 ngày(có thể kéo dài tới 2 tuần nếu trẻ đẻ non) và trẻ chỉ có vàng da đơn thuần, không có triệu chứng bất thường nào khác. Trường hợp này không cần điều trị gì.

Trường hợp thứ hai là vàng da bệnh lý nếu trẻ xuất hiện vàng da sớm ngay ngày đầu sau sinh hoặc vàng da nặng hoặc vàng da tiến triển nhanh hoặc trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác như bú kém, bỏ bú, nôn, khó thở, li bì, có cơn co cứng toàn thân hoặc cảm giác trẻ mềm nhũn... Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm và quyết định điều trị. Bởi vì, trong 2 tuần đầu sau sinh, khi bilirubin gián tiếp tăng cao có khả năng ngấm vào các nhân não, gây tổn thương các tế bào thần kinh dẫn đến bệnh lý não do tăng bilirubin, trẻ sẽ có cơn co cứng, co giật hoặc có giai đoạn giảm trương lực cơ, di chứng thần kinh nặng nề về sau.

Mục đích của chiếu đèn trong điều trị vàng da là giúp cho bilirubin gián tiếp từ không tan trong nước chuyển thành dạng có thể tan trong nước và đào thải ra mật hoặc nước tiểu. Đó là lý do chị thấy em bé giảm vàng da rất nhiều sau khi chiếu đèn. Mỗi lần chiếu đèn thường từ 3-5 ngày tùy mức độ và tiến triển của vàng da. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn vàng da sau 2 tuần, thường không cần chiếu đèn nữa vì hầu như không có nguy cơ bilirubin gián tiếp ngấm vào nhân não sau thời gian này. Vấn đề quan trọng là cần biết được nguyên nhân của tình trạng vàng da kéo dài là gì, từ đó sẽ có hướng xử trí thích hợp.

Có rất nhiều nguyên nhân gây vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh, tùy vào các yếu tố tiền sử từ gia đình, quá trình mang thai của mẹ, bệnh lý hiện có của trẻ, ngày tuổi của trẻ để bác sĩ có thể định hướng một số nguyên nhân vàng da. Ví dụ: nếu trẻ vàng da trong tuần đầu sau sinh có thể do vỡ hồng cầu ở con vì bất đồng nhóm máu mẹ con, do nhiễm trùng, xuất huyết hoặc kết hợp do trẻ đẻ non... Nhưng nếu kéo dài quá tuần thứ hai, vàng da có thể do viêm gan, do bệnh lý tắc mật bẩm sinh, do suy giáp bẩm sinh, do bệnh lý tan máu bẩm sinh...

Bởi vì chị không cung cấp thông tin con của chị hiện đã bao nhiêu ngày tuổi, tình trạng vàng da như thế nào, có vấn đề gì đi kèm không... Do đó, rất khó trả lời câu hỏi của chị là “con của chị có vấn đề gì hay không”. Vì vậy, nếu chị thấy em bé còn vàng da, chị nên đưa đến bác sĩ Khoa Nhi để Bác sĩ hỏi và khám bệnh trực tiếp cho con chị, cũng như làm một số xét nghiệm nếu cần thiết và sẽ tư vấn cụ thể cho chị nhé.

ThS. BS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Phòng khám Nhi Bệnh viện Đại học Y Dược Huế