Nguyên nhân gâynên bệnh ung thư cổ tử cung

Việc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn ung thư cổ tử cung:

Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn tiền ung thư

Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư được điều trị bằng cách loại bỏ các tế bào bất thường khỏi lớp niêm mạc cổ tử cung thông qua thủ thuật phá hủy tại chỗ hoặc khoét chóp – điều này thường giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Khoét chóp cổ tử cung

Khoét chóp cổ tử cung là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vùng chuyển tiếp ở cổ tử cung bị tổn thương nằm trong âm đạo theo hình chóp nón, có đáy là hai môi trước và sau cổ tử cung.

Phá hủy tại chỗ

Phá hủy tại chỗ là thủ thuật phá hủy mô cổ tử cung bằng nhiệt độ lạnh [còn gọi là phẫu thuật lạnh hay áp lạnh] hoặc bằng tia laser [đốt laze] thay vì cắt bỏ.

Trong phẫu thuật lạnh, một đầu dò kim loại rất lạnh được đặt trực tiếp vào cổ tử cung, phá hủy các tế bào bất thường bằng cách đóng băng chúng.

Trong đốt laze, một chùm tia laze hội tụ được chiếu qua âm đạo để đốt cháy các tế bào bất thường. Thủ thuật được tiến hành trong điều kiện gây tê [thuốc tê] ngay tại phòng khám của bác sĩ hoặc gây mê toàn thân trong phòng phẫu thuật vì thủ thuật này gây cảm giác khó chịu nhiều hơn so với phẫu thuật lạnh.

Điềutrị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm

Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm được điều trị bằng cách cắt bỏ tử cung [cắt tử cung] hoặc xạ trị [tia X năng lượng cao], thường kết hợp với hóa trị.

Cắt bỏ tử cung

Cắt bỏ tử cung là phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ toàn bộ tử cung, có thể được tiến hành bằng mổ hở hoặc mổ nội soi.

Phương pháp mổ hở bao gồm cắt tử cung qua đường âm đạo hoặc cắt tử cung qua vết mổ ở bụng.

Phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo: bác sĩ sẽ tiến hành cắt bên trong âm đạo và đưa tử cung bị cắt bỏ ra ngoài qua đường âm đạo.

Phẫu thuật cắt tử cung qua vết mổ ở bụng: bác sĩ sẽ rạch một đường ngang ở bụng và đưa tử cung ra ngoài qua vết rạch.

Hóa trị

Hóa trị là liệu pháp sử dụng các loại thuốc chống ung thư theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc bằng đường uống. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được tư vấn dùng hóa trị trước phẫu thuật [hóa trị tân bổ trợ] nhằm làm thu nhỏ khối u, giúp cho việc phẫu thuật sau đó trở nên ít xâm lấn hơn HOẶC dùng hóa trị sau phẫu thuật [hóa trị bổ trợ] nhằm tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại hoặc đã lan sang vùng khác nhưng không quan sát thấy [ngay cả bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh].

Điều trị Ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn

Ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn [tiến triển] được điều trị bằng xạ trị, thường kết hợp với hóa trị đồng thời

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton… để tiêu diệt hoặc phá hủy các tế bào ung thư. Ưu điểm của xạ trị là có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời bảo tồn được các tế bào bình thường.

Đặt lịch khám/ Tư vấn Các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi

Tin Tức

2021-11-20 09:54:09

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung và cách phòng ngừa. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung là gì? Tiêm phòng HPV ở BMT ở đâu?

Ung thư cổ tử cung đã và đang là nỗi ám ảnh, đe dọa tới sức khoẻ và tính mạng của phụ nữ trên toàn cầu. Là bệnh lý nguy hiểm, ung thư cổ tử cung có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong xếp thứ 2 trong các bệnh ung thư sinh dục ở nữ giới hiện nay. Vậy ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân ung thư cổ tử cung? Cách phòng chống? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Ban Mê tìm hiểu trong bài viết này!

Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là phần dưới của tử cung tiếp nối giữa thân tử cung và âm đạo.

Ung thư cổ tử cung [có tên khoa học là Cervical Cancer] là một bệnh lý ác tính của tế bào mô vảy [hay còn gọi là tế bào mô lát] hoặc tế bảo biểu mô tuyến cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tết bào này phát triển bất thường dẫn đến hình thành các khối u. Những khối u này nhân lên vô kiểm soát, lan rộng, xâm lấn và tác động đến những bộ phận xung quanh, chẳng hạn như âm đạo, gan, trực tràng, phổi, bàng quan,…

UTCTC thường gặp phải ở nữ giới từ 30-45 tuổi

Đối tượng mắc phải ung thư cổ tử cung thường là nữ giới đang ở trong giai đoạn sinh hoạt tình dục khoảng từ 30-45 tuổi. Ở giai đoạn dưới 20 tuổi, nguy cơ mắc bệnh thường thấp hơn, trong khi đó những trường hợp phát hiện bệnh trên 65 tuổi thường do không tầm soát tốt ở độ tuổi trước đó.

Vậy nguyên nhân ung thư cổ tử cung là gì?

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung?

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân ung thư cổ tử cung chủ yếu là do có khoảng 99,7% bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung bị nhiễm virus HPV [Human Papilloma Virus]. Trong đó virus HPV týp 16 và 18 chiếm đến 70% là nguyên nhân dẫn đến UTCTC. Do đó, virus HPV được xem như là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý này.

Virus HPV có hơn 100 tuýp. Trong đó, có khoảng 15 tuýp thuộc nhóm nguy cơ cao gây ra các khối u ác tính ở cổ tử cung, đặc biệt là virus HPV tuýp 16 và tuýp 18 được xem là nguy hiểm nhất vì chúng có thể nhiễm sâu vào tử cung, phát triển và làm thay đổi mô tử cung của phụ nữ và dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tiếp theo đó là các tuýp 31 và 45.

Loại virus này có thể lây truyền qua đường quan hệ tình dục, bao gồm cả âm đạo, hậu môn, thậm chí là quan hệ tình dục bằng miệng và tay. Ngoài ra, virus này vẫn có nguy cơ lây nhiễm dù chỉ tiếp xúc ngoài da.

Bên cạnh virus HPV, một số yếu tố khác cũng được cho là nguyên nhân ung thư cổ tử cung hoặc làm tăng khả năng mắc bệnh như:

-       Hút thuốc lá: So với những phụ nữ không hút thuốc lá, những phụ nữ hút thuốc thường có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung gấp 2 lần. Nguyên nhân là do trong thuốc lá có các chất độc hại được chứng minh là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung.

-       Quan hệ tình dục từ sớm, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn.

-       Sinh con nhiều lần [trên 5 lần].

-       Sinh con khi còn quá trẻ [< 17 tuổi].

-       Vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách.

-       Viêm cổ tử cung mãn tính.

-       Suy giảm hệ miễn dịch: đối với cơ thể suy giảm miễn dịch, nguy cơ nhiễm HPV tăng lên, dẫn đến tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung.

-       Sử dụng thuốc tránh thai trên 5 năm.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa ung thư cổ tử cung? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.

Cách phòng ngừa Ung thư cổ tử cung

Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nữ giới trong độ tuổi sinh hoạt tình dục hoặc từ 20 tuổi trở đi nên tiến hành tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung, đặc biệt là khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung giúp phát hiện bệnh kịp thời, tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tử vong.

Tầm soát định kỳ UTCTC giúp phát hiện bệnh kịp thời, tăng hiệu quả điều trị.

Đồng thời, nếu phát hiện bệnh kịp thời khi bệnh còn đang ở giai đoạn sớm, ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, chị em phụ nữ nên chủ động tầm soát định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả, tỷ lệ phục hồi, tránh được các biến chứng nguy hiểm, nặng nề, bảo tồn thiên chức làm mẹ thiêng liêng.

Tiêm phòng vắc xin HPV

Nguyên nhân ung thư cổ tư cung chủ yếu gây ra là do lây nhiễm vi rút gây u nhú ở người [HPV]. Chính vì vậy, cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản và hiệu quả nhất đó chính là tiêm phòng vắc xin HPV. 

Vắc xin HPV giúp giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung đến 90%, tuy nhiên phương pháp đơn giản mà hữu hiệu này trong thực tế lại bị nhiều người bỏ qua. Nhiều người mắc bệnh khi còn rất trẻ hoặc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị nhưng hiệu quả không cao, tỷ lệ phục hồi thấp. Điều đáng tiếc là họ hoàn toàn tránh được kết quả này ngay từ đầu nếu tiêm phòng vắc xin HPV.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 nên tiêm vòng vắc xin HPV, dù đã xảy ra quan hệ tình dục hay chưa. Đặc biệt, vắc xin sẽ có hiệu lực cao nhất đối với nữ giới 9-15 tuổi và chưa xảy ra quan hệ tình dục, ở thời điểm này, việc tiêm vắc xin giúp tăng cường kháng thể và đáp ứng miễn dịch cao. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên cho con mình tiêm vắc xin phòng HPV càng sớm càng tốt, bởi HPV không chỉ lây nhiễm qua đường quan hệ hay tiếp xúc tình dục mà còn dễ xảy ra khi tiếp xúc với đồ lót, đồ bơi… Đối với những nữ giới đã quan hệ tình dục, việc tiêm phòng vắc xin HPV không những giúp phòng chống ung thư cổ tử cung mà còn tránh mắc các bệnh nguy cơ cao chưa mắc phải.

Tiêm phòng vắc xin HPV tại Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Ban Mê

Với đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao kết hợp với cơ sở vật chất tiện nghi, Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Ban Mê là địa chỉ uy tín và chất lượng để tư vấn và thực tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung hàng đầu về tiêm phòng và xét nghiệm HPV tại thành phố Buôn Ma Thuột. Nguồn gốc xuất xứ và quy trình bảo quản vắc xin được đảm bảo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế, giá cả được công khai niêm yết minh bạch, rõ ràng.

PKĐK Sài Gòn Ban Mê là địa chỉ tiêm phòng HPV hàng đầu Buôn Ma Thuột

Xem thêm: 10 quan niệm sai lầm về ung thư cổ tử cung

Lưu ý:  Để được giải đáp mọi thắc mắc khác hoặc đặt lịch khám bệnh, vui lòng liên hệ 0262 361 5555

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất

Lý do bạn nên chọn Phòng khám Sài Gòn Ban Mê

Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám

Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại

Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ

Chăm sóc khách hàng chu đáo

Tư vấn bác sĩ: 0262 361 5555

Vui lòng điền hết thông tin bên dưới

Hỏi đáp

Liên hệ

Công ty Cổ phần đầu tư Giáo dục và Y tế Sài Gòn – Ban Mê

ĐKKD số: 6001627066 – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Lăk cấp ngày 19/10/2018

Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 0130/ĐL-GPHĐ do Sở Y tế tỉnh ĐắkLắk cấp ngày 09/1/201

Địa chỉ: Số 18A Nguyễn Tất Thành, P. Tự An, Tp.Buôn Ma Thuột, T.Đăk Lăk

Email:

Liên hệ: 02623.615.555 - 0964 620 623 trong các trường hợp sau:

- Đặt lịch khám

- Đặt lịch Bác sĩ

Sài Gòn - Ban Mê Clinic 

Tư vấn tận tình - Nhẹ nhàng thoải mái

Lời cảm ơn của bệnh nhân

Anh Tô Xuân Bình – 30 tuổi

Những năm trước, gia đình tôi thường hay vào Sài Gòn để khám chữa bệnh, nhưng từ khi có Phòng khám đa khoa Sài Gòn Ban Mê...

Bác Trương Thị Hoa – 71 tuổi

Nhà tôi ở huyện Ea Kar, cách Phòng khám Sài Gòn Ban Mê tầm 60km nhưng nhờ hỗ trợ từ hệ thống đặt lịch hẹn và hướng dẫn đường...

Chị Hà Thị Kim Chi – 33 tuổi

Thiết bị của Phòng khám đa khoa Sài Gòn Ban Mê mới mẻ, hiện đại. Tôi đến khám rất thoải mái vì thủ tục nhanh...

Giờ làm việc

- Giờ làm việc:

+ Sáng 7:00 - 12:00

+ Chiều 13:00 - 17:30

Tất cả các ngày trong tuần

- Hỗ trợ chăm sóc khách hàng: 02623.615.555

- Email : 

Chủ Đề