Nguyên nhân kinh thưa

Chu kỳ kinh 55 ngày, bị ra khí hư trắng có mùi hôi. Hỏi có ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ không? Có thể uống Terneurine H5000 được không?

Nếu chu kỳ thường xuyên kéo dài đến 55 ngày tức là một năm có dưới 7 chu kỳ kinh như vậycó thể thuộc về một kiểu chu kỳ kinh gọi là kinh thưa – một năm dưới 11 hay 13chu kỳ kinh. Các kỳ kinh vẫn bình thường và vẫn có rụng trứng chỉ có điều ít xảy ra hơn. Kinh nguyệt thưa xảy ra nhất ở phụ nữ sắp đến tuổi mãn kinh nhưng một số phụ nữ có kinh thưa suốt những năm ở tuổi trưởng thành do họ có chu kỳ hormon đặc biệt. Kinh nguyệt thưa không gây nguy hiểm cho sức khỏe và thường không cần điều trị gì trừ khi muốn có thai vì có thể do bất thường ở tuyến dưới đồi, tuyến yên,và buồng trứng.

Cần biết rằng chu kỳ kinh bị chi phối bởi nhiều hormon do trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng bài tiết ra. Tuyến dưới đồi có thể bị rối loạn do tác động của cảm xúc,do dùng hay ngừng một số thuốc [ví dụ như ngừng dùng thuốc tránh thai], do thay đổi cân nặng nhiều hoặc bệnh tật nghiêm trọng [ví dụ viêm màng não hay u não].Một khi tuyến dưới đồi đã hoạt động không bình thường thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên và buồng trứng và cuối cùng là chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.


Ảnh minh họa

Tuyến yên ít bị rối loạn hơn nhưng khi bị u tuyến yên [rất hiếm] thì hầu như bao giờ cũng gây ra bất thường về bài tiết hormon giới. Một số bệnh hiếm gặp của buồng trứng như một số u nang buồng trứng đa nang có ảnh hưởng đến sự bài tiết hormon và do đó ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Ra khí hư có mùi hôi không liên quan đến chu kỳ kinh dài mà có thể do viêm âm đạo. Kinh thưa nếu do rối loạn bài tiết hormon trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng và nhiễm khuẩn âm đạo nghiêm trọng, không được điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng Terneurine H5000 chỉ là hỗn hợp vitamin B1, B6 và B12 có tác dụng đến sức khỏe chung của cơ thể chứ không ảnh hưởng đến kinh nguyệt và cũng không làm tăng thêm cơ may có thai.

Thực hiện: Ban biên tập Website

[Sưu tầm]


Rối loạn kinh nguyệt là nỗi phiền toái lớn đối với không ít chị em phụ nữ trong cuộc sống thường nhật. Nó chẳng những ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe mà còn có liên quan trực tiếp tới khả năng sinh sản của họ sau này. Vậy thế nào là kinh nguyệt không đều? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC làm rõ vấn đề này nhé!

22/02/2021 | Khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
11/12/2020 | Phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay
10/12/2020 | Rối loạn kinh nguyệt sau sinh - Ám ảnh của các mẹ bỉm sữa

1. Chị em hiểu thế nào là kinh nguyệt không đều?

Mỗi tháng, phụ nữ đều sẽ phải trải qua 1 chu kỳ kinh nguyệt. Mọi người vẫn thường gọi vui là thời kỳ “rụng dâu” hay “ngày đèn đỏ”. Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi sự thay đổi sinh lý ở nữ giới, bắt đầu ở tuổi dậy thì và kết thúc ở thời kỳ mãn kinh.

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng sinh lý phổ biến 

Kinh nguyệt được biểu hiện bằng tình trạng chảy máu âm đạo dựa trên sự vận hành của buồng trứng theo chu kỳ nhất định. Nó là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở nữ giới được diễn ra theo một vòng tuần hoàn như sau:

  • Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài 28 - 32 ngày và được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ, tức là ngày đầu tiên ra máu âm đạo cho tới ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp [nghĩa là vào tháng tiếp theo]. 

  • Ngày hành kinh được tính là ngày âm đạo chảy máu, thường sẽ kéo dài từ 3 - 7 ngày tùy đối tượng. 

Như vậy, một chu kỳ kinh nguyệt vận hành như trên được gọi là chu kỳ bình thường, ổn định. Ngược lại, kinh nguyệt không đều là hiện tượng kinh nguyệt “đến” và “hết” không theo quy luật trên. Nó biểu hiện bằng việc thời gian chu kỳ ngắn/dài hơn, gặp bất thường ở lượng máu cũng như màu sắc kinh nguyệt. 

2. Biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt không đều

Để biết rõ hơn thế nào là kinh nguyệt không đều, chị em có thể tham khảo những biểu hiện điển hình như sau: 

Chu kỳ kinh đến sớm hơn dự kiến: Là chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra đúng ngày thay vào đó nó đến sớm hơn 3 ngày, 7 ngày thậm chí không hiếm trường hợp chị em “rụng dâu” 2 lần/tháng.  

Trễ kinh: Đây có lẽ là mối quan ngại lớn nhất, ảnh hưởng nhiều nhất tới tâm lý phái đẹp. Chị em có thể trễ kinh 3 - 4 ngày là chuyện hết sức bình thường. Thế nhưng, nếu thời gian trễ kinh quá lâu mà trước đó có quan hệ tình dục, rất có thể đây là một dấu hiệu cho biết bạn đã có em bé chẳng hạn! 

Trễ kinh là biểu hiện đáng lo của rối loạn kinh nguyệt 

Rong kinh: Rong kinh cũng chính là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Nó biểu hiện bằng việc chu kỳ kinh kéo dài tới 10 ngày thậm chí còn hơn thế nữa. 

Kinh thưa: Kinh thưa là một hình thức khác của trễ kinh. Ở nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, cứ sau một tháng sẽ bắt đầu đến giai đoạn hành kinh. Ngược lại, kinh thưa được hiểu là tình trạng để lại khoảng cách giữa các chu kỳ lớn hơn có thể là 2, 3 hoặc 5 tháng. 

Vô kinh: Nó đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn không có kinh trong vòng 6 tháng - 1 năm [không tính phụ nữ trong thời gian mang thai].

Trên đây chính là lời giải cho câu hỏi “thế nào là kinh nguyệt không đều?”. Thế nhưng tại sao chu kỳ kinh nguyệt lại bất ổn như vậy, nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? 

3. Nguyên nhân kinh nguyệt không đều 

Kinh nguyệt không đều luôn để lại nhiều nỗi phiền toái đối với chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, nó cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với tâm lý, sức khỏe. Bởi thế, việc phát hiện và tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này là điều mà chị em cần phải làm trước tiên. 

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra rối loạn kinh nguyệt, chị em nhớ lưu tâm nhé! 

Ảnh hưởng bởi nội tiết tố 

Nhắc đến nội tiết tố chắc chắn không thể không nhắc đến estrogen và progesterone. Hai nội tiết tố này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nữ giới, chúng có chức năng điều phối hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt.

Do vậy, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều cần phải kể đến chính là do mất cân bằng nội tiết tố. Hiện tượng này xảy ra do lượng hormone trong máu có sự thay đổi. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cho nhan sắc phái đẹp bị suy giảm mà còn là tác nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt. 

Do quá trình dậy thì 

Các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì thường rất dễ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Bởi lẽ, ở thời điểm này, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi, hormone sinh dục cũng chưa ổn định. Điều này gây ra những rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. 

Một vài biểu hiện cụ thể như lượng máu ra hàng ngày có lúc quá nhiều, có lúc lại quá ít. Thêm vào đó, số ngày hành kinh cũng không đều, không lặp lại theo chu kỳ nhất định. 

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Hiểu một cách đơn giản, tiền mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi mãn kinh ở nữ giới. Lúc này, hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, mất cân bằng nội tiết tố do cơ thể tiết ra ít estrogen và progesterone hơn. Từ đó gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ hoàn toàn không còn kinh nguyệt nữa. 

Rối loạn kinh nguyệt xảy ra phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh 

Phụ nữ sau sinh 

Phụ nữ sau sinh cũng nằm trong đối tượng thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Hormone prolactin đảm nhiệm vai trò hết sức quan trọng trong việc vận hành, sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên, nó cũng “góp công” lớn trong việc cản trở quá trình rụng trứng ở các bà mẹ bỉm sữa. 

Kinh nguyệt không đều thường gặp phụ nữ sau sinh 

Đó cũng chính là lý do vì sao, phụ nữ sau sinh thường trễ kinh trong vòng 6 tháng thậm chí còn hơn thế nữa. Trong một vài trường hợp, chỉ khi phụ nữ đã ngừng cho con bú, kinh nguyệt mới bắt đầu xuất hiện trở lại. 

Tác dụng phụ của thuốc 

Kinh nguyệt không đều xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc. Một vài loại thuốc phải kể đến như: thuốc tránh thai, thuốc chữa tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm,... Chúng chẳng những làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt mà còn để lại những cơn đau bụng dữ dội. 

Kinh nguyệt không đều do tác dụng phụ của các loại thuốc tránh thai 

Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi 

Khi phải trải qua quá nhiều căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, tuyến thượng thận trong cơ thể nữ giới sẽ tiết ra nhiều cortisol - một loại hormone căng thẳng. Điều này gây ra nhiều bất lợi trong quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. 

Phụ nữ thường xuyên căng thẳng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

Thừa cân, sụt cân quá nhanh

Sự thay đổi cân nặng cũng là nguyên nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ diễn ra không đều. Tăng cân nhanh, thừa cân có thể là hệ quả của một chế độ ăn uống, tập luyện không khoa học mà chị em nên cân nhắc lại. 

Kinh nguyệt không đều do các bệnh phụ khoa 

Kinh nguyệt không đều là triệu chứng nổi bật nhất của một số bệnh phụ khoa điển hình như hội chứng đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hay nguy hiểm hơn nữa là ung thư cổ tử cung. Những bệnh lý trên nếu như không được phát hiện kịp thời sẽ để lại những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ vô sinh ở nữ giới. 

Như vậy, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã vừa cùng bạn làm rõ thắc mắc “thế nào là kinh nguyệt không đều?”. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn sẽ có cho mình thêm những kiến thức sinh lý thú vị và bổ ích! 

Chủ Đề