Nhà bác học đầu tiên đưa ra khái niệm nguyên tử là ai

Điều kiện ra đời, ý nghĩa định nghĩa vật chất của VI.Lênin

Việc khám phá bản chất và cấu trúc của sự tồn tại thế giới xung quanh ta là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lịch sử nhận thức của nhân loại. Hầu hết các trường phái triết học, dưới góc độ khác nhau đều hướng đến giải quyết vấn đề này. Vì thế trong Triết học phạm trù vật chất xuất hiện.

Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2500 năm. Ngay từ lúc mới ra đời, xoay quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, giống như mọi phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát sinh và phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, sự hiểu biết của con người về giới tự nhiên.

Trong lịch sử tư tưởng triết học đã có nhiều nhà tư tưởng đưa ra quan điểm của mình về phạm trù vật chất, song vẫn còn mắc phải những hạn chế nhất định, chưa giải quyết triệt để phạm trù vật chất. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (viết năm 1908, xuất bản lần đầu năm 1909) V.I.Lênin đã đưa ra một định nghĩa chính xác, khoa học và sâu sắc nhất về phạm trù vật chất: “vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con ngư­ời trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

Định nghĩa trên được ra đời trên cơ sở những điều kiện khách quan và chủ quan sau đây:

1. Ở thời kỳ cổ đại các nhà triết học duy vật đi tìm một nguyên thể vật chất đầu tiên, coi đó là cơ sở của thế giới, của mọi sự tồn tại và họ thường đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của nó. Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) các nhà triết học duy vật một mặt tiếp tục thừa nhận quan điểm đồng nhất vật chất với nguyên tử - là dạng vật chất nhỏ bé nhất, không thể phân chia được nữa. Mặt khác, rơi vào quan điểm siêu hình đồng nhất vật chất với một thuộc tính nào đó của nó như khối lượng, năng lượng… Những quan niệm về vật chất nêu trên mặc dù còn có những hạn chế như: mang tính chất thô sơ, chất phác, cơ giới, siêu hình. Song đã khẳng định sự tồn tại của thế giới vật chất, đây là cơ sở để bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo cho rằng ý thức tinh thần là cái có trước quyết định vật chất.

2. Trong giai đoạn của C.Mác và Ph.Ăngghen, các ông chưa đưa ra định nghĩa vật chất, nhưng cũng đã đưa ra quan điểm như: về sự đối lập giữa vật chất và ý thức, về bản chất và tính thống nhất vật chất của thế giới, về vận động, về không gian, thời gian... Chính những quan điểm đó đã đặt cơ sở làm nền móng để sau này V.I.Lênin kế thừa và phát triển nâng nội dung phạm trù vật chất thành một định nghĩa hoàn chỉnh.

3. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX nổ ra với nhiều phát kiến mang tính chất vạch thời đại đặc biệt là những phát minh như: Rơnghen phát hiện ra tia X, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, Tômxơn phát hiện ra điện tử, Kaufman đã phát hiện ra rằng trong quá trình vận động, khối lượng của điện tử thay đổi khi vận tốc của nó thay đổi và thuyết tương đối của Anhxtanh… Những phát minh khoa học quan trọng này đã có ảnh hưởng thay đổi to lớn đến nhiều phương diện sau:

Một là, các phát minh khoa học đã đưa lại những biến đổi sâu sắc và một bước tiến của loài người trong việc nhận thức giới tự nhiên, đã chứng minh rằng: nguyên tử không phải là phần tử nhỏ bé nhất, do vậy không thể quy vật chất về nguyên tử. Vật chất với các thuộc tính của nó không phải là bất biến, tất cả không ngừng được sinh ra và không ngừng được chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

Hai là, những phát minh khoa học đó đồng thời cũng đối lập gay gắt với những quan niệm máy móc, siêu hình đang thống trị trong khoa học thời kỳ bấy giờ như: đồng nhất vật chất với khối lượng, năng lượng, trọng lượng...

 Ba là, với những thành tựu trên đã gây ra một cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong các nhà triết học và khoa học tự nhiên. Khiến những nhà khoa học “giỏi khoa học nhưng kém cỏi về triết học” đã trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình sang chủ nghĩa tương đối hoài nghi và cuối cùng rơi vào quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng “vật chất tiêu tan”.

Bốn là, lợi dụng cơ hội này các nhà triết học duy tâm đã biện hộ, công kích và giải thích xuyên tạc để phủ định chủ nghĩa duy vật. Họ cho rằng: nếu nguyên tử bị phá vỡ tức là “vật chất tiêu tan” và chủ nghĩa duy vật sụp đổ.

Trư­ớc tình hình đó: V.I.Lênin đã chỉ ra rằng sự khủng hoảng thế giới quan chỉ có tính chất tạm thời, không phải vật chất tiêu tan mà là do nhận thức của con người có giới hạn nên chưa lý giải hết sự vận động và biến đổi của thế giới khách quan. Đồng thời, để phê phán quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất, Lênin đã định nghĩa vật chất với tư cách là một phạm trù Triết học.

4. V.I.Lênin đưa ra một phương pháp mới của lôgíc biện chứng để định nghĩa vật chất chứ không sử dụng phương pháp thông thường, bởi ông chỉ ra rằng, phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học - một phạm trù khái quát nhất, không có một phạm trù nào rộng hơn phạm trù vật chất. Cách duy nhất về mặt phương pháp luận, chỉ có thể định nghĩa vật chất bằng cách đặt phạm trù ấy đối lập với ý thức, xem vật chất là thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người, ý thức chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan mà thôi. Từ đó, giải thích vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng.

Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã kế thừa, bảo vệ, phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vật chất; khắc phục được tính trực quan, siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của các thời kỳ trước; giải quyết được sự khủng hoảng về mặt nhận thức luận trong khoa học tự nhiên ở đầu thế kỷ XX tạo nền tảng vững chắc cho chủ nghĩa duy vật phát triển.

Định nghĩa này chính là cơ sở khoa học và là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết đã phủ nhận khả năng nhận thức của con người về thế giới.

Định nghĩa về vật chất của Lênin đã trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho các nhà khoa học trong nghiên cứu thế giới vật chất; động viên, cổ vũ họ tin ở khả năng nhận thức của con người, tiếp tục đi sâu khám phá những thuộc tính mới của vật chất.

Đến nay, nhân loại đã tìm ra hơn 300 hạt cơ bản (hạt vi mô) kể cả phản hạt trong cấu trúc của nguyên tử, mà trước đó Lênin đã nhận định: nguyên tử là vô cùng, vô tận, tự nhiên là vô tận. Khoa học hiện đại đã chứng minh tính chính xác, đúng đắn về phạm trù vật chất mà Lênin đưa ra.

Tóm lại, định nghĩa vật chất đã ra đời hơn một thế kỷ, nhưng đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, chưa có nhà khoa học, nhà triết học nào đưa ra được một định nghĩa hoàn chỉnh, sâu sắc, toàn vẹn và chính xác hơn định nghĩa vật chất của Lênin./.

CN. Nguyễn Thị Thanh Hoa
Giảng viên Khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhà bác học đầu tiên đưa ra khái niệm nguyên tử là ai

Khái niệm "nhà khoa học"

Từ "nhà khoa học" đi vào ngôn ngữ tiếng Anh vào năm 1834. Đó là khi nhà sử học và triết học William Whewell của Đại học Cambridge (Anh quốc) đặt ra thuật ngữ này để mô tả một người nghiên cứu cấu trúc, hành vi của thế giới vật chất và tự nhiên thông qua quan sát và thử nghiệm.

Do đó, bạn và nhiều người khác có thể lập luận rằng nhà khoa học hiện đại đầu tiên là một người như Charles Darwin hoặc Michael Faraday, hai nhân vật mang tính biểu tượng cũng là những người cùng thời với Whewell.

Nhưng ngay cả khi thuật ngữ này không tồn tại trước những năm 1830, những người thể hiện các nguyên tắc được mô tả tương tự đã xuất hiện.

Chúng ta có thể quay trở lại thời kỳ xa xôi nhất của người Hy Lạp cổ đại, quay trở lại với Thalès de Milet, người sống từ khoảng năm 624 TCN đến khoảng 545 TCN. Theo nhiều tài liệu, Thales đã đạt được nhiều thành tựu trong cả khoa học và toán học, nhưng ông không để lại tài liệu nào.

Chúng ta cũng có thể xem xét những người Hy Lạp cổ đại khác, chẳng hạn như Euclid (cha đẻ của hình học) hay Ptolemy (nhà thiên văn học sai lầm đặt Trái đất ở trung tâm của vũ trụ). Nhưng tất cả những người này, mặc dù là những nhà tư tưởng vĩ đại, đều dựa vào việc đưa ra các lập luận thay vì chạy các thí nghiệm để chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết.

Một số học giả lại tin rằng khoa học hiện đại có nguồn gốc từ một tầng lớp ấn tượng gồm các nhà toán học và triết học Ả Rập làm việc ở Trung Đông nhiều thập kỷ trước khi thời kỳ Phục hưng châu Âu bắt đầu.

Nhóm này bao gồm al-Khwarizmi, Ibn Sina, al-Biruni và Ibn al-Haytham. Trên thực tế, nhiều chuyên gia công nhận Ibn al-Haytham, người sống ở Iraq ngày nay từ năm 965 đến 1039 SCN, là nhà khoa học đầu tiên. Ông đã phát minh ra máy ảnh lỗ kim, khám phá quy luật khúc xạ và nghiên cứu một số hiện tượng tự nhiên, chẳng hạn như cầu vồng và nguyệt thực. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu phương pháp khoa học của ông có thực sự hiện đại hay giống Ptolemy và những người tiền nhiệm Hy Lạp của ông. Cũng không rõ liệu ông có xuất hiện từ chủ nghĩa thần bí vẫn còn thịnh hành vào thời điểm đó hay không.

Gần như không thể xác định được khi nào ảnh hưởng của thuyết thần bí đã hoàn toàn mờ nhạt trong các nhà khoa học. Điều dễ nhận biết hơn là những đặc điểm của một nhà khoa học hiện đại.

Nhà khoa học hiện đại

Theo tác giả Brian Clegg, một nhà khoa học hiện đại phải nhận ra tầm quan trọng của thực nghiệm, coi toán học như một công cụ cơ bản, coi thông tin không thiên lệch và hiểu nhu cầu giao tiếp.

Nói cách khác, người đó phải không bị lung lay bởi giáo điều tôn giáo và sẵn sàng quan sát, phản ứng và suy nghĩ một cách khách quan. Rõ ràng, nhiều cá nhân làm công việc khoa học trong thế kỷ XVII như Christiaan Huygens, Robert Hooke, Isaac Newton đã thỏa mãn hầu hết các yêu cầu này. Nhưng để tìm được nhà khoa học đầu tiên có những đặc điểm này, bạn phải "du hành" đến thời kỳ Phục hưng, đến giữa thế kỷ XVI.

Bạn có thể nghĩ đến Galileo Galilei khi đề cập đến khoa học thời kỳ Phục hưng, và đúng như vậy. Ông lật ngược ý tưởng của Aristotle về chuyển động và bắt đầu giải thích những khái niệm phức tạp như lực, quán tính và gia tốc.

Ông cũng đã chế tạo một trong những kính thiên văn đầu tiên và sử dụng nó để nghiên cứu vũ trụ. Những gì được nhìn thấy qua ống kính của thiết bị đã loại bỏ Trái đất khỏi trung tâm vũ trụ và đặt nó vào đúng vị trí của nó. Trong tất cả các công việc của mình, Galileo nhấn mạnh sự cần thiết của việc quan sát và thử nghiệm. Tuy nhiên, Galileo còn mắc nợ một nhân vật nổi tiếng khác ra đời 20 năm trước đó.

Tên ông là William Gilbert, một nhân vật khá ít người biết đến trong lịch sử khoa học. Cùng với Galileo, Gilbert đã bận rộn thực hành phương pháp khoa học trong công việc của mình và làm gương cho các đồng nghiệp của mình sau thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XVII đã qua. Đây là những gì John Gribbin đã nói về Gilbert và Galileo trong cuốn sách năm 2002 "Các nhà khoa học" của ông.

Nhà bác học đầu tiên đưa ra khái niệm nguyên tử là ai

Hình ảnh miêu tả William Gilbert rèn một nam châm (Ảnh: Getty Images).

Mặc dù Galileo là một trong những nhân vật cao quý trong giới khoa học, được mọi người có học ngày nay biết đến tên tuổi nhưng Gilbert ít được biết đến hơn những gì ông ấy xứng đáng. Gilbert có ngày sinh sớm hơn và theo thứ tự thời gian, ít nhất xứng đáng với danh hiệu nhà khoa học đầu tiên.

Gilbert sinh năm 1544 trong một gia đình địa phương nổi tiếng và theo học Đại học Cambridge từ năm 1558 đến 1569. Cuối cùng, ông định cư ở London và bắt tay vào sự nghiệp thành công với tư cách là một bác sĩ.

Tuy nhiên, những nghiên cứu về bản chất của từ tính có thể khiến ông trở thành nhà khoa học hiện đại đầu tiên. Công việc này đạt đến đỉnh cao trong "De Magnete, Magneticisque Corporibus, et de Magno Magnete Tellure" ("Trên nam châm, các vật thể từ tính, và nam châm lớn của Trái đất"), cuốn sách quan trọng đầu tiên về khoa học vật lý được xuất bản ở Anh.

Trong lời tựa của cuốn sách, Gilbert mô tả sự cần thiết của "những thí nghiệm chắc chắn và những lập luận đã được chứng minh" thay vì "những phỏng đoán và ý kiến của những nhà triết học".

Ông cũng thảo luận về sự cần thiết phải tiến hành các thí nghiệm được mô tả "một cách cẩn thận, khéo léo và khéo léo, không quá chú ý và bừa bãi".

Cuốn sách của Gilbert kể lại những nghiên cứu của mình chi tiết đến mức một người khác có thể sao chép công việc và xác minh kết quả của ông. Nghiên cứu này đã dẫn đến nhiều khám phá quan trọng về từ tính. Ông là người đầu tiên giải thích đầy đủ cách hoạt động của la bàn từ tính và đề xuất rằng Trái đất là một hành tinh từ tính.

Gilbert là người có ảnh hưởng trực tiếp đến Galileo. Nhà khoa học nổi tiếng Italy đã đọc De Magnete và lặp lại nhiều thí nghiệm của nó. Thật dễ dàng để tưởng tượng Galileo đang nghiền ngẫm cuốn sách và gật đầu khẳng định những ý tưởng của Gilbert về thử nghiệm và quan sát những ý tưởng mà chính Galileo sẽ áp dụng trong công việc đột phá của mình.

Do đó dường như không có gì lạ khi Galileo tuyên bố Gilbert là người sáng lập ra phương pháp khoa học. Chỉ riêng sự chứng thực này được cho cũng có thể đủ để chứng minh rằng William Gilbert nên được coi là nhà khoa học hiện đại đầu tiên.

Trang Phạm

Theo How Stuff Works