Nhân viên y tế trường học có cần chứng chỉ hành nghề không

GD&TĐ – Nhân viên y tế học đường có nhất thiết phải có bằng từ trung cấp y trở lên không? Nếu có bằng trung cấp điều dưỡng đa khoa thì có đạt tiêu chuẩn để được tuyển dụng vào làm nhân viên y tế học đường không? 

* Trả lời:

Tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ Y tế – Giáo dục và Đào tạo, có nêu:

Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp y sĩ trở lên. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương, các trường học bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng quy định tại

Điểm này hoặc ký hợp đồng với Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh;

– Nhân viên y tế trường học phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định;

– Nhân viên y tế trường học có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo trường học phân công.

Còn theo Khoản 2 Điều 5 Quy định về hoạt động trong các trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ công có nhiều cấp học [Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/12/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT], thì:

Trình độ của cán bộ làm công tác y tế trường học từ trung cấp y trở lên. Cán bộ làm công tác y tế trường học được tham gia các cuộc hội thảo, lớp tập huấn, lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác y tế do ngành giáo dục, ngành y tế và các ban, ngành khác của địa phương tổ chức. Đối với cán bộ làm kiêm nhiệm công tác y tế trường học phải được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác y tế trường học.

Hoạt động của nhân viên y tế học đường được áp dụng theo Điều 4 Quy định trên. Trong đó có nội dung:

– Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe cho học sinh ít nhất mỗi năm một lần vào đầu năm học;

– Quản lý và lưu hồ sơ theo dõi sức khỏe của học sinh;

– Mua, bảo quản và cấp thuốc theo quy định;

– Sơ cứu, cấp cứu ban đầu; chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định của Bộ Y tế; Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế trong những trường hợp cần thiết.

Căn cứ vào quy định nêu trên và theo thư bạn viết, trường hợp người có trình độ trung cấp điều dưỡng đa khoa không phù hợp và đáp được yêu cầu để làm nhân viên y tế học đường. Theo đó, nhân viên y tế học đường phải có trình độ chuyên môn học từ trung cấp y trở lên.

Có thể thấy ngành Y sĩ đa khoa là một nghề hấp dẫn trong lĩnh vực y khoa. Bởi với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân không ngừng tăng qua các năm, nhất là trong thời điểm con người thường tập trung hơn về vấn đề phòng bệnh.

Hiện nay theo văn bản quy định của Bộ Y tế, hiện ngành Y đa khoa có 2 trình độ là trung cấp và đại học [không có trình độ cao đẳng]. Hệ đại học được gọi là bác sĩ đa khoa với thời gian đào tạo từ 4 đến 6 năm. Hệ trung cấp được gọi là Y sĩ hay Y sĩ đa khoa với thời gian đào tạo là 2 đến 3 năm.

Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực ngành Y tế nói chung và ngành y nói riêng của xã hội là rất lớn, các trường Đại học Y nhiều năm qua công bố điểm trúng với mức điểm cao chót vót.

Tuy nhiên, nguyện vọng trở thành người thầy thuốc chữa bệnh cứu người của các thí sinh không trúng tuyển Đại học Y vẫn chưa hoàn toàn khép lại. Thí sinh có thể đăng ký học Trung cấp Y sĩ đa khoa, sau khi tốt nghiệp với văn bằng chính quy sinh viên sẽ được phép thi liên thông lên Đại học [Bác sĩ chuyên tu] khi hội đủ các điều kiện để học liên thông theo quy đinh của Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT.

Trường trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng là trường đào tạo đa ngành về sức khỏe, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực Y tế cho cả nước. Văn bằng của Nhà trường cấp đều thuộc hệ thống văn bằng Quốc gia có giá trị trên toàn quốc. Đây là Trường đào tạo Trung cấp Y sĩ đa khoa 2022 chất lượng số 1 trên cả nước.

Trường trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng đã đào tạo hàng trăm y sĩ cho ngành y tế, sinh viên theo học tại trường có cơ sở vật chất phục vụ cho học tập đầy đủ và đạt chuẩn. Các sinh viên được tuyển chọn phải là những học sinh có hạnh kiểm tốt, có nền tảng tốt về giáo dục và văn hóa.

Cùng với đó đội ngũ giảng viên giỏi, có dầy dặn kinh nghiệm, trong số đó nhiều người đã từng tham gia công tác giảng dạy ở các trường đại học uy tín trên cả nước.

Trường đào tạo Trung cấp Y sĩ đa khoa theo tiêu chí “Học đi đôi với hành”. Với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho người học ra trường có việc làm và làm được việc ngay sau khi tốt nghiệp. Nhà trường liên tục cập nhật trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất cho các phòng thực hành để đáp ứng tối đa nhu cầu thực hành của sinh viên lên tới 70% thời gian thực hành.

Chính vì vậy nhiều sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm ổn định ở Bệnh viện, Trung tâm y tế, Phòng mạch và tổ chức y tế khác với thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung ở xã hội.

Thí sinh yêu thích Ngành Y nhưng không tự tin vào học lực của mình có thể lựa chọn chương trình đào tạo Trung cấp nhờ các ưu điểm như: Thời gian học ngắn, chi phí tiết kiệm, xét tuyển đầu vào dựa trên kết quả học bạ THCS.

Năm 2022, Y dược Tôn Thất Tùng tuyển sinh ngành Y sĩ đa khoa với hình thức xét tuyển học bạ từ bậc THCS.

Thời gian đào tạo Trung cấp Y sĩ đa khoa 2022 : Tốt nghiệp THPT: 24 tháng. Tốt nghiệp THCS: 36 tháng

Hồ sơ đào tạo Trung cấp Y sĩ đa khoa 2022 gồm:

1: Bằng, bảng điểm văn bằng thứ nhất hoặc bằng , học bạ tốt nghiệp trung học phổ thông công chứng mỗi loại [ 02 bản ]2: Hộ khẩu công chứng [ 02 bản ]3: Giấy khai sinh [02 bản ]4: Chứng minh nhân dân [ 02 bản]5: Giấy khám sức khỏe [01 bản ]6: 4 ảnh 4*67:Sơ yếu lý lịch có xác nhận dấu địa phương hoặc hoặc cơ quan làm việcVới trung cấp thêm

8:Phiếu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp

Chi tiết liên hệ: Trường trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng

– Tại Hà Nội: Số 28- Đường Vườn Cam- P. Phú Đô- Q.Nam Từ Liêm-Tp.Hà Nội.– Tại Ninh Bình: Số 8- Đường Phạm Thận Duật- P. Bích Đào- Tp. Ninh Bình.

– Tại Tp HCM: Số 168 Bis Phan Văn Trị- P5- Q. Gò Vấp- Tp HCM [ Trong cục trung tâm Y tế Dự Phòng quân Đội Phía Nam].

Mọi chi tiết liên hệ : Ban tư vấn tuyển sinh Cô Vân 0978 960 986 _ 0933 960 986
Lưu ý: Các em liên hệ trước với ban tư vấn tuyển sinh để được hướng dẫn hỗ trợ tốt nhất

Chất lượng đào tạo của các trường y khác nhau

Phát biểu tại buổi thảo luận tại tổ chiều 26/5 về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh [sửa đổi], Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã giải thích thêm một số vấn đề các Đại biểu Quốc hội quan tâm: “Đến thời điểm hiện nay, có lẽ chỉ có mỗi Việt Nam là nước duy nhất không thi cấp chứng chỉ hành nghề.

Chúng ta cứ học xong rồi thực tập 18 tháng, căn cứ trên những hồ sơ, giấy tờ để cấp chứng chỉ hành nghề. Vì vậy, không đánh giá được chất lượng của các bác sĩ khi ra trường như thế nào”.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đề cập: “Hiện nay chúng ta có 27 trường đào tạo khối ngành y, song, chất lượng đào tạo của các trường không giống nhau. Muốn đảm bảo công bằng trong khám, chữa bệnh, thì chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng. Vì vậy, thi cấp chứng chỉ hành nghề bước đầu phải đảm bảo chuẩn chung của một bác sĩ khi ra hành nghề.

Chúng ta chưa có chuẩn chung trong chất lượng cho nên dự thảo luật đưa ra và xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp của các bác sĩ và các đối tượng khác”.

“Việc cấp chứng chỉ hành nghề bắt buộc người bác sĩ ấy phải tham dự các kỳ thi, có giá trị trong vòng 5 năm. Nhưng để đảm bảo cho việc thuận lợi cũng như tạo mọi điều kiện, đặc biệt để khuyến khích với người bác sĩ khi ra hành nghề phải nâng cao năng lực, phải học tập suốt đời” - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long [Ảnh: H.B].

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, trong dự thảo luật, có đưa ra 2 cách thức có thể cấp chứng chỉ hành nghề:

Một là, trong giai đoạn 5 năm, người bác sĩ đó có thể tham gia các hội thảo, chuyển giao các kỹ thuật, có thể triển khai những chuyên môn mới.

“...Nếu bây giờ cấp chứng chỉ suốt đời thì sẽ không có động lực cho người bác sĩ phải học. Đó là lý do vì sao, lần này, chúng ta phải đưa ra việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ trước, sau đó mới đến các đối tượng khác. Nếu làm được như vậy, chúng ta đã hội nhập được với quốc tế”, Bộ trưởng phân tích.

Cần tính toán lại việc bỏ mã chức danh y sĩ

Trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung [Đoàn Đại biểu tỉnh Thái Bình, hiện đang là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình] cho biết, trong sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh, bà quan tâm tới vấn đề đang xin ý kiến là cấp chứng chỉ hành nghề. Cơ quan soạn thảo có đề nghị ngừng cấp chứng chỉ hành nghề từ 1/1/2025 đối với đối tượng y sĩ, chỉ để y sĩ trong lực lượng vũ trang.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung bày tỏ quan điểm về quy định ngừng cấp chứng chỉ hành nghề với đối tượng y sĩ. [Ảnh: H.B].

Không những như thế, các cơ quan, xí nghiệp, trường học cũng đang thiếu nhân lực y tế và đối tượng y sĩ phù hợp với các đơn vị này. Nữ Đại biểu đề cập: “Theo tôi, cần tính toán lại vì đối tượng y sĩ này đang công tác ở tuyến y tế cơ sở là chính, qua đại dịch Covid-19 vừa rồi chúng ta thấy y tế cơ sở đang yếu cả về số lượng và chất lượng, y sĩ là những người hoạt động tích cực ở tuyến này".

Mặt khác, Đại biểu cũng nhận định, y sĩ chỉ được đào tạo trong 2-3 năm như trước đây thì quả thực không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân cũng như tình hình thực tế. Vì vậy, vấn đề đặt ra không phải là ngừng cấp chứng chỉ hành nghề với đối tượng này, đồng nghĩa bỏ mã chức danh này.

“Chúng ta phải xem xét nâng cao trình độ đào tạo đối với chức danh y sĩ để họ đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay. Đây là lực lượng cần thiết cho y tế cơ sở khi chúng ta không đảm bảo nhân lực bác sĩ cho tuyến y tế cơ sở hiện nay”, vị Đại biểu kiến nghị.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung nhận định thêm, dự án luật lần này đã đề cập vấn đề phát triển y tế cơ sở nhưng chưa đủ, cần có chính sách và quan tâm hơn nữa. Mặc dù Đảng và Nhà nước quan tâm, nhiều Nghị quyết và văn bản đề ra, tuy nhiên, Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi cần được nghiên cứu để có những điều luật cụ thể hơn để tạo điều kiện cho y tế cơ sở thực sự phát triển.

Thảo luận cho ý kiến tại Tổ, Đại biểu Bùi Văn Nghiêm [Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long] cho rằng: “Về giá trị giấy phép hành nghề, trong luật chỉ nêu có giá trị 5 năm. Nhưng nếu như chỉ cấp 5 năm, thì sau 5 năm sẽ như thế nào? Tôi cho rằng, nếu cơ sở hành nghề không vi phạm, thì nên gia hạn 5 năm một lần để giảm thủ tục hành chính, vì khi hết hạn, phải làm thủ tục mất mấy tháng, vậy thì vấn đề hành nghề trong thời gian đó sẽ ra sao?”.

Ngân Chi

Video liên quan

Chủ Đề