Nhân xơ tử cung Tiếng Anh là gì

Bệnh u xơ tử cung, cách phòng và tránh


  • 2007-08-24

Your browser doesnt support HTML5 audio

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Thống kê trên thế giới cho thấy cứ khoảng 5 người phụ nữ thì có 1 người bị u xơ tử cung, đặc biệt là ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh cao như vậy, chắc hẳn sẽ có rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, muốn biết mức độ nguy hiểm của bệnh ra sao, đặc điểm như thế nào, làm thế nào để phòng và tránh?

  • Bấm vào đây để nghe tiết mục này
  • Download story audio
Bệnh u xơ tử cung. Photo courtesy uterine-fibroids.org.

Để giúp quý vị giải đáp những thắc mắc đó, chương trình tuần này có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên môn sản phụ khoa, Thomas Trí Quách, tại bang California, Hoa Kỳ. Mời quý vị theo dõi:

Trà Mi: Trước tiên xin bác sĩ giải thích cho quý thính giả được hiểu rõ hơn thế nào là bệnh u xơ tử cung?

Bác sĩ Trí Quách: U xơ tử cung là tình trạng những cục bứu thịt nằm trong thành tử cung, xảy ra cho những phụ nữ. Bệnh nhiều khi không có triệu chứng gì cả. Những cục bứu thịt này có thể nằm ngoài bìa, trong thành, hoặc lọt trong lòng tử cung.

Những người bị những cục u xơ này thường đau bụng dưới, cảm giác thấy nặng, lúc có kinh thì kinh ra thiệt nhiều, hay lúc dự tính mang thai thấy khó khăn đi siêu âm có thể thấy mấy cục u xơ này.

Trà Mi: Bác sĩ nói căn bệnh này chưa xác định được nguyên nhân, nhưng chắc cũng có những yếu tố gọi là nguy cơ, phải không ạ? Những đối tượng nào được xem là có nguy cơ cao đối với bệnh này?

Bác sĩ Trí Quách: Nói về nguy cơ thì phần nhiều do yếu tố di truyền trong gia đình. Nếu người thân có người bệnh này thì cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh. Còn về các yếu tố như hút thuốc hay tuổi tác thì hoàn toàn không liên quan đến bệnh này.

U xơ tử cung là tình trạng những cục bứu thịt nằm trong thành tử cung, xảy ra cho những phụ nữ. Bệnh nhiều khi không có triệu chứng gì cả. Những cục bứu thịt này có thể nằm ngoài bìa, trong thành, hoặc lọt trong lòng tử cung. Những người bị những cục u xơ này thường đau bụng dưới, cảm giác thấy nặng, lúc có kinh thì kinh ra thiệt nhiều, hay lúc dự tính mang thai thấy khó khăn đi siêu âm có thể thấy mấy cục u xơ này.

Khả năng gây biến chứng

Trà Mi: U xơ tử cung nếu để lâu ngày không được điều trị có khả năng gây biến chứng gì không?

Bác sĩ Trí Quách: Những u xơ đó dần dần lớn lên, có thể ép vào xương chậu gây cảm giác đau, có thể đau trong lúc quan hệ vợ chồng. Khi tử cung lớn hơn 20cm, có thể ép vào đường dẫn tiểu, làm sưng thận, hay ép vào bọng đái gây cảm giác mắc tiểu hoài. Phần đông các u xơ này hiền, tuy nhiên có dưới 1% các u xơ có thể có các tế bào không lành tính, có thể dẫn đến ung thư.

Nếu u xơ nằm bên phải hoặc trái, có thể che buồng trứng. Như vậy khi buồng trứng có vấn đề như ung thư hay có bứu thì bệnh nhân không cảm giác được, cũng không thấy được trên màng siêu âm.

Trong trường hợp u xơ trong tử cung thì làm bệnh nhân ra kinh rất nhiều, nhưng thay đổi từ từ chứ không đột ngột, khiến bệnh nhân bắt đầu quen với đường kinh nhiều đó. Tuy nhiên, tình trạng này dần dần làm hồng huyết cầu của bệnh nhân càng xuống thấp đến khi cảm thấy chóng mặt hay xỉu phải đi nhà thương cấp cứu khẩn cấp. Đó là những trường hợp chúng tôi thường bắt gặp.

Trà Mi: Có phải u xơ tử cung là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai không?

Bác sĩ Trí Quách: Điều này đúng nếu phôi thai tình cờ đậu ngay trên cục u xơ đó. Cục bứu dĩ nhiên không có nhiều tĩnh mạch nên phôi thai khi bám vào không ở được lâu, khiến sẩy thai vì thai không có chỗ bám vào để phát triển. Cũng có vài người may mắn mang thai được nhưng khoảng 6-7 tháng, do cục u xơ to quá, có thể gây khả năng sinh non, sinh sớm, hoặc gây cảm giác đau đớn trong lúc mang thai.

Trà Mi: Đó là những tác hại của bệnh u xơ tử cung. Xin hỏi bác sĩ về phương pháp điều trị đối với bệnh này, thời gian bao lâu, hiệu quả ra sao?

Bác sĩ Trí Quách: U xơ tử cung nếu gây đau, làm chảy máu nhiều quá, hay phát triển lớn quá thì phải điều trị. Cách chữa trị là phải giải phẫu. Những phụ nữ không muốn mổ cắt bỏ tử cung thì có thể phẫu thuật lấy cục u xơ đó ra. Những phụ nữ không cần tử cung để sinh nữa thì phải làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung đi.

U xơ tử cung nếu gây đau, làm chảy máu nhiều quá, hay phát triển lớn quá thì phải điều trị. Cách chữa trị là phải giải phẫu. Những phụ nữ không muốn mổ cắt bỏ tử cung thì có thể phẫu thuật lấy cục u xơ đó ra. Những phụ nữ không cần tử cung để sinh nữa thì phải làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung đi.

Ngày nay có những phương pháp tạm thời làm u xơ nhỏ đi, không qua giải phẫu, như chích thuốc làm mãn kinh tạm thời. Những thuốc này sẽ làm kích thích tố nữ ngưng đi, mãn kinh tạm thời. Trong thời gian đó, những u xơ này có thể giảm bớt, nhỏ đi từ 35-60%. Tuy nhiên, sau khi ngưng thuốc thì những cục u xơ này sẽ phát triển trở lại.

Tác dụng phụ của việc dùng thuốc trong thời gian từ 3-6 tháng là có thể gây tình trạng rỗng xương, kèm theo những triệu chứng bị bốc hoả, khó chịu. Phần lớn những bệnh nhân dùng các loại thuốc này là nhằm làm cho cục u xơ nhỏ bớt đi để phẫu thuật lấy ra qua đường âm đạo, tránh mổ bụng, thời gian phục hồi sẽ lẹ hơn.

Ngoài ra, có những phương pháp người ta luồng một ống dẫn máu vào trong tĩnh mạch từ đùi lên, sau đó bỏ thuốc làm máu đông ngay ở những động mạch nuôi tử cung để máu vào tử cung giảm bớt, như vậy những u xơ này sẽ nhỏ đi bớt phần nào. Tuy nhiên, đối với những người bị chảy máu nhiều quá thì phương pháp này không phải là tốt nhất. Phương pháp này cũng không sử dụng được đối với những người còn muốn sinh con.

Một phương cách khác, những người bị chảy máu ra nhiều, uống thuốc ngừa thai có thể giảm bớt đường kinh, nhưng ngược lại, thuốc ngừa thai có thể làm cho những cục u xơ phát triển luôn nữa. Cho nên phương pháp này cũng không được sử dụng thường xuyên.

Những người bị đau bụng nhiều nhưng u xơ chưa lớn và muốn được tiếp tục theo dõi thì mỗi 4 tháng phải siêu âm để xem tử cung có lớn lên nhiều quá hay không. Những người theo dõi bệnh dạng này, nếu bị đau có thể tạm thời uống những thuốc giảm đau thông thường như aspirin.

Nhưng cần nhớ theo dõi bệnh thường xuyên vì những khối u xơ có thể che buồng trứng, nếu bệnh nhân bị đau do buồng trứng sưng thì không thể chủ quan được, vì bứu buồng trứng lớn có thể gây ung thư buồng trứng. Cho nên, bệnh nhân bị u xơ tử cung thường giải phẫu lấy ra liền để tránh trường hợp bị các bệnh về buồng trứng mà không cảm giác được, không phân biệt được.

Phương pháp phẫu thuật

Trà Mi: Tóm lại, trong các biện pháp bác sĩ vừa trình bày, phương pháp phẫu thuật là hữu hiệu nhất?

Bác sĩ Trí Quách: Vâng, vẫn là phương pháp hàng đầu.

Những người bệnh này là do sinh ra đã như vậy, chứ không thể ngăn được. Tuy nhiên, mình có thể truy tầm bệnh bằng cách đi khám bác sĩ phụ khoa hay bác sĩ gia đình, và để ý đến các triệu chứng như bị đau bụng dưới, thấy nặng bụng, hay đường kinh ra máu nhiều bất thường. Khám phụ khoa hàng năm để theo dõi tử cung có vấn đề gì không. Bệnh không ngừa được, nên truy tầm để có thể giải quyết sớm.

Trà Mi: Nhưng sau khi được phẫu thuật rồi, bệnh nhân có khả năng bị tái phát bệnh này hay không?

Bác sĩ Trí Quách: Nếu họ dùng phương pháp chỉ lấy cục u xơ ra thôi, chứ không cắt bỏ tử cung thì trung bình trong 5 năm, có khả năng khoảng 25% là những cục u xơ này có thể mọc trở lại. Còn nếu mổ lấy tử cung ra rồi thì u xơ này không thể nào trở lại được nữa. Nhiều người thắc mắc là khi mổ nên giữ buồng trứng hay không.

Đây là vấn đề hoàn toàn riêng biệt. Những phụ nữ dưới tuổi mãn kinh thì buồng trứng vẫn còn ích lợi là cho kích thích tố để bảo vệ sức khoẻ. Vài nghiên cứu cho thấy những phụ nữ dưới 65 tuổi, không có tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng, nếu mổ bụng lấy tử cung, thì nên giữ lại buồng trứng cho họ, vì buồng trứng còn sản xuất một ít kích thích tố có lợi cho phụ nữ sau khi mãn kinh.

Trà Mi: Cuối cùng xin bác sĩ một vài lời khuyên giúp phòng ngừa u xơ tử cung. Có cách nào phòng ngừa đối với bệnh này không?

Bác sĩ Trí Quách: Thưa không, những người bệnh này là do sinh ra đã như vậy, chứ không thể ngăn được. Tuy nhiên, mình có thể truy tầm bệnh bằng cách đi khám bác sĩ phụ khoa hay bác sĩ gia đình, và để ý đến các triệu chứng như bị đau bụng dưới, thấy nặng bụng, hay đường kinh ra máu nhiều bất thường. Khám phụ khoa hàng năm để theo dõi tử cung có vấn đề gì không. Bệnh không ngừa được, nên truy tầm để có thể giải quyết sớm.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian bác sĩ đã dành cho chương trình hôm nay. Chương trình Sức khoẻ và đời sống kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào giờ này, sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.

Thông tin trên mạng

- About Uterine Fibroids

- Tìm hiểu về u sơ tử cung

- Phương pháp mới chữa u xơ tử cung

© 2007 Radio Free Asia

Những bài liên quan

  • Hội chứng khô mắt
  • Phân Urê trong nước mắm, ảnh hưởng gì đến sức khoẻ người tiêu thụ?
  • Bệnh liên cầu lợn, đe doạ đến sức khoẻ con người
  • Tính hiệu quả của ngành y tế và bệnh viện công tại Việt Nam
  • Nước mắm chứa ure: Thêm một vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Trả lời những thắc mắc về sức khoẻ của thính giả
  • Ảnh hưởng của hoá chất tẩy rửa vệ sinh dùng trong nhà đến sức khoẻ con người
  • Những điều cần ghi nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh [phần 2]
  • Những điều cần ghi nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh [phần 1]

Video liên quan

Chủ Đề