Nhóm tài khoản so sánh

Bảng hệ thống tài khoản kế toán là bảng tập hợp các tài khoản kế toán được sử dụng, phản ánh sự biến đổi của các đối tượng hạch toán kế toán trong doanh nghiệp.

Đối với bộ phận kế toán doanh nghiệp, việc nắm vững các nghiệp vụ kế toán là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Điều đó đòi hỏi người kế toán phải nắm vững được hệ thống tài khoản kế toán một cách đầy đủ nhất. Và bảng hệ thống tài khoản kế toán được xem như một “công cụ” hỗ trợ rất nhiều trong hoạt động này. Cùng BEPRO tìm hiểu xem bảng hệ thống tài khoản kế toán là gì cũng như ý nghĩa của nó ra sao thông qua bài viết này nhé!

Bảng hệ thống tài khoản kế toán là gì?

Bảng hệ thống tài khoản kế toán là bảng tập hợp các tài khoản kế toán được sử dụng, phản ánh sự biến đổi của các đối tượng hạch toán kế toán. Hiện nay, hệ thống tài khoản kế toán dựa trên Thông tư 200/2014/TT-BTC. Các tài khoản kế toán trong bảng được áp dụng thống nhất cho toàn bộ các doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế.

Các tài khoản kế toán trong bảng ngoài tên gọi thông thường còn được ký hiệu bằng chữ số để thuận tiện và đơn giản hóa việc ghi chép. Ví dụ, với tài khoản cấp 1 sẽ có 3 chữ số:

– Số đầu tiên: chỉ loại tài khoản

– Số thứ 2: chỉ nhóm tài khoản trong loại

– Số thứ 3: chỉ thứ tự tài khoản trong nhóm.

Xem bảng danh mục hệ thống các tài khoản kế toán tại đây.

Bảng hệ thống tài khoản kế toán

Ý nghĩa của bảng hệ thống tài khoản kế toán

Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, việc sử dụng bảng này giúp hỗ trợ theo dõi được chính xác những sự thay đổi của các đối tượng kế toán trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách cụ thể. Cụ thể, nhà quản lý có thể so sánh và phân tích được những sự tăng, giảm, chênh lệch về tình hình tài sản, nguồn vốn và các chi phí ,… để từ đó kiểm soát được sự biến động và có những giải pháp kịp thời cho doanh nghiệp.

Việc sử dụng bảng tài khoản kế toán giúp cho công việc phân loại, sắp xếp và thực hiện các hạch toán của bộ phận kế toán được thực hiện nhanh gọn, chính xác và quá trình xử lý thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhờ đó mà tiết kiệm được thời gian, công sức khi muốn kiểm kê các tài sản, nguồn thu chi. Cùng với đó, quá trình kê khai các khoản thuế theo quy định cũng dễ dàng hơn, đảm bảo kê khai đầy đủ và chính xác các khoản thu theo quy định pháp luật.

Các loại tài khoản kế toán trong bảng hệ thống tài khoản

Bảng hiện hành được phân làm các loại:

Tài khoản kế toán loại 1 và loại 2

Nhóm tài khoản loại 1 và 2 lần lượt là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Nhóm tài khoản này phản ánh giá trị các tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sở hữu trong thời điểm lập bảng. Nhóm này bao gồm các tài sản như: tiền, tài sản chính, tài sản trong thanh toán, các khoản tạm ứng, hàng tồn kho, tài sản cố định hoặc đầu tư dài hạn,…

Tài khoản kế toán loại 3 và loại 4

Nhóm tài khoản loại 3 phản ánh những khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Các nợ phải trả có thể kể đến như: các khoản phải trả cho người bán, lương cho người lao động, thuế, các khoản chi nội bộ cùng nhiều quỹ phúc lợi, ký quỹ, ký cược khác. Còn tài khoản loại 4 giúp thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tính đến hiện tại như: nguồn vốn đầu tư ban đầu, nguồn kinh phí sự nghiệp hay các quỹ đầu tư phát triển,…

Tài khoản kế toán loại 5 và loại 7

Hai loại tài khoản này phản ánh lần lượt là doanh thu và các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp.

Tài khoản kế toán loại 6 và loại 8

Tài khoản loại 6 và 8 thể hiện những chi phí phát sinh trong sản xuất kinh doanh [chi phí nhân công, chi phí máy móc, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung…] và một số khoản chi phí có liên quan khác.

Các loại tài khoản kế toán trong bảng hệ thống tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán loại 9

Loại tài khoản này là tài khoản trung gian, được sử dụng để kết chuyển tổng doanh thu và chi phí khi xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vào cuối kỳ.

Tài khoản kế toán loại 0

Đây là các tài khoản nằm bên ngoài bảng, áp dụng phương pháp ghi đơn để tính toán. 

Lựa chọn tài khoản kế toán căn cứ vào đâu?

Dựa trên bảng này áp dụng cho toàn bộ các doanh nghiệp, các kế toán sẽ lựa chọn các tài khoản phù hợp để phản ánh những nghiệp vụ, hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình.

Và việc lựa chọn các tài khoản kế toán sẽ căn cứ vào:

– Kết cấu tài sản – nguồn vốn cũng như quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 

– Yêu cầu quản lý cũng như nhu cầu thông tin cho quản lý đơn vị

– Kết cấu của các tài khoản trong bảng hệ thống tài khoản được Bộ tài chính ban hành cho toàn bộ doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bảng hệ thống tài khoản. Nếu bạn gặp các thắc mắc hoặc gặp các vấn đề liên quan đến hoạt động kế toán. Hãy liên hệ ngay với BEPRO để được tư vấn cụ thể hơn. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các dịch vụ Kế toán của BEPRO tại đây bạn nhé!

4. Tài khoản kế tốn và định khoản kế tốn

•Tài khoản kế toán : Phân loại tài khoản kế toán:Tài khoản kế tốn có nhiều loại với nội dung, kết cấu, công dụng và mức độ phản ánh khác nhau, để vận dụng có hiệu quả tài khoản kế tốn, cần thiết phải phânloại tài khoản theo từng nhóm, từng loại như sau: Có 4 phương pháp phân loại:- Phương pháp 1: Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế+ Loại 1: Loại tài khoản phản ánh tài sản Trong loại 1phân thành hai nhómNhóm tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn. Nhóm tài khoản phản ánh tài sản dài hạn.+ Loại 2: Loại tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản, loại này được phân thành 2 nhómNhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu. Nhóm tài khoản phản ánh cơng nợ phải trả.+ Loại 3: Loại tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập từ các hoạt động kinh doanh.+ Loại 4: Loại tài khoản phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh.- Phương pháp 2: Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu được phân thành 3 loại.+ Loại tài khoản cơ bản gồm 3 nhóm Nhóm tài khoản phản ánh tài sản.Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn nguồn hình thành tài sản hay còn gọi là nhóm phản ánh cơng nợ và nguồn vốn chủ sở hữuNhóm tài khoản hỗn hợp còn gọi là nhóm tài khoản bất định + Loại tài khoản điều chỉnh gồm 2 nhómNhóm tài khoản điều chỉnh gián tiếp giá trị của tài sản. Nhóm tài khoản điều chỉnh trực tiếp giá trị của tài sản.+ Loại tài khoản nghiệp vụ gồm 2 nhóm. Nhóm tài khoản phân phối.Nhóm tài khoản so sánh.- Phương pháp 3: Phân loại tài khoản theo quan hệ với các báo cáo tài chính được phân thành3 loại sau:+ Loại tài khoản thuộc bảng cân đối kế tốn gồm 2 nhóm cơ bản Nhóm tài khoản phản ánh giá trị tài sản.Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản. + Loại tài khoản ngồi bảng cân đối kế tốn.+ Loại tài khoản thuộc báo cáo kết quả kinh doanh.- Phương pháp 4: Phân loại theo hệ thống tài khoản kế tốn doanh nghiệp thống nhất ViệtNam hiện hành thì tài khoản được chia thành 10 loại+ Loại 1: Tài khoản Tài sản ngắn hạn. + Loại 2: Tài khoản Tài sản dài hạn.+ Loại 3: Tài khoản Nguồn nợ phải trả. + Loại 4: Tài khoản Nguồn vốn chủ sở hữu.+ Loại 5: Tài khoản Doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính. + Loại 6: Tài khoản Chi phí sản xuất - kinh doanh.+ Loại 7: Tài khoản Thu nhập hoạt động khác. + Loại 8: Tài khoản Chi phí hoạt động khác.+ Loại 9: Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh. + Loại 10 loại 0: Tài khoản Ngồi bảng cân đối kế tốn.•Ngun tắc kết cấu tài khoản. Nguyên tắc kết cấu chung.Tài khoản kế toán là phương pháp biểu thị và phản ánh sự biến động của các đối tượng kế toán. Để phản ánh chiều phát sinh tăng, chiều phát sinh giảm riêng biệt, tàikhoản kế toán được chia làm hai bên và được quy định như sau: Bên trái tài khoản kế toán gọi là bên NợBên phải tài khoản kế tốn gọi là bên Có Dạng tài khoản này được gọi là tài khoản “chữ T”- Sơ đồ kết cấu chung của tài khoản chữ TNguyên tắc kết cấu nhóm tài khoản cơ bản.Dựa trên nguyên tắc kết cấu tài khoản chung, thì kết cấu của tài khoản cơ bản được quy về hai loại tài khoản tài sản và loại tài khoản nguồn hình thành tài sản- Nguyên tắc tăng giảm của hai loại tài khoản cơ bản này được quy định như sau:+ Loại tài sản thuộc tài sản: Ghi bên Nợ giá trị tài sản tăng; ghi bên Có giá trị tài sản giảm.+ Loại tài khoản thuộc nguồn hình thành tài sản: ghi bên Có giá trị nguồn vốn tăng; ghi bên Nợ giá trị nguồn vốn giảmSơ đồ kết cấu của loại tài khoản “tài sản”Nợ Tài khoản “tài sản” CóTổng số phát sinh tăng- Số dư cuối kỳTổng số phát sinh giảmSơ đồ kết cấu của loại tài khoản “ Nguồn hình thành tài sản”Nợ Tài khoản “Nguồn hình thành tài sản” Có•Quy trình định khoản.Trước khi ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường tiến hành công việc phân định ghi Nợ tài khoản nào; ghi Có tài khoản nào; với số tiền là bao nhiêu, côngviệc này được gọi là định khoản. Những định khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản gọi là định khoản đơn giản. Những định khoản liên quan đến 3 tài khoản trở lên gọilà định khoản phức tạp.Trong định khoản kế toán được quy định những tài khoản ghi Nợ được định khoản trước sau đó mới xuống dòng định khoản ghi Có.Quy trình định khoản được tiến hành như sau:- Phân tích nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh để xác định đối tượng kế tốn có liên quan để sử dụng số lượng tài khoản kế toán- Xác định những tài khoản có liên quan tên tài khoản; số hiệu; loại tài khoản. - Xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động tăng, giảm đến đối tượng kếtoán nào. - Sử dụng nội dung kết cấu của từng loại tài khoản để xác định ghi Nợ tài khoảnnào; ghi Có tài khoản nào; số tiền là bao nhiêu. Nguyên tắc cân đối tổng phát sinh Nợ phải ln ln bằng tổng phát sinh Cócủa những tài khoản có liên quan với nhau trong một nghiệp vụ kinh tế phát sinh.II. Đánh giá tình hình kết quả kinh doanh. 1. Phân tích các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanhCác chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp của doanh nghiệp:- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí - Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất.- Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí. - Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn sản xuất.- Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu thuần.- Doanh thu trên một đồng chi phí= Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳTổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ- Doanh thu trên một đồng vốn sản xuất= Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳVốn kinh doanh bình qn trong kỳ- Doanh lợi theo chi phí= Lợi nhuận trong kỳTổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ- Doanh lợi theo vốn sản xuất= Lợi nhuận trong kỳVốn kinh doanh bình quân trong kỳ- Doanh lợi doanh thu thuần= Lợi nhuận trong kỳDoanh thu tiêu thụ thuần

Video liên quan

Chủ Đề