Những câu chép phạt hay trên Facebook

Chép phạt - một hình thức kỷ luật phổ biến đối với các học sinh hiện nay, nhưng liệu có được công nhận trong các quy định mới về kỷ luật học sinh.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường tiểu học [có hiệu lực từ 20/10/2020] và Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông [có hiệu lực từ 01/11/2020]. 

Theo quy định mới, giáo viên có được bắt học sinh chép phạt? [Ảnh minh họa]


Hai văn bản mới này quy định về các hình thức kỷ luật đối với học sinh các cấp như sau:

Đối với học sinh tiểu học

Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật:

- Nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn;

- Thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Đối với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông

Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Khiến trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy có thể thấy, trong các hình thức kỷ luật nêu trên, không có hình thức kỷ luật nào là chép phạt. Do đó, giáo viên bắt học sinh chép phạt là không đúng với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trước đây, Điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT quy định học sinh tiểu học bị kỷ luật bằng các hình thức: Nhắc nhở, phê bình và Thông báo với gia đình.

Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT cũng quy định 04 hình thức kỷ luật với học sinh các cấp học này, gồm: Phê bình trước lớp, trước trường; Khiển trách và thông báo với gia đình; Cảnh cáo ghi học bạ; Buộc thôi học có thời hạn.

Theo đó, hình thức kỷ luật là chép phạt cũng không hề được quy định.

>> Giáo viên tiểu học cần biết 7 quy định mới này trước 20/10/2020

Theo tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên ngữ văn Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, bà có người bạn là phụ huynh của một học sinh bị chép phạt học lớp 6. Con gái của người bạn bị cô phạt phải chép phạt 100 lần câu: "Em xin lỗi cô, lần sau em không thế nữa”. Cô bé vừa chép phạt vừa khóc vì không hiểu sao mình bị phạt.

Lý do là cô giáo ra đề bài “Hãy kể về thần tượng của em”. Học sinh này không làm bài vì không có thần tượng nào. Cô bé nhất quyết không làm bài dù biết cách làm. Tiến sĩ Tuyết cho biết chuyện này xảy ra vào ngày 9.11 và bạn bà cũng ở Hà Nội. Bà khá bất bình khi biết chuyện này.

Tiến sĩ Tuyết cho rằng đề bài chưa ổn về kiến thức, kỹ năng khi câu lệnh yêu cầu kể về một đối tượng mà với học trò, có thể không tồn tại, hoặc có thể các em cũng không hiểu khái niệm “thần tượng” là gì. Đề bài và hình phạt của cô với trò sau đó cũng cho thấy tâm lý nô lệ đáng sợ trong giáo dục con người. Khi yêu cầu con người buộc phải có đối tượng để sùng bái, cô giáo đã làm tổn thương cái tôi cá nhân của học trò!

“Câu chép phạt 100 lần 'Em xin lỗi cô, lần sau em không thế nữa' cộng thêm lời kể của mẹ bé: 'Con vừa chép vừa khóc' vì 'con không hiểu sao con bị phạt' là minh chứng đau lòng cho sự thất bại của giáo dục. Phải chăng mục đích của giáo dục là xóa bỏ cái tôi tự trọng, trung thực và biến đối tượng giáo dục thành những robot không được phép phản biện?”, tiến sĩ Tuyết đặt vấn đề.

\n

Mẹ cô bé kể về sự việc

Ảnh chụp màn hình

Chia sẻ câu chuyện này, tiến sĩ Bùi Trân Phượng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thái Bình Dương, cũng khẳng định:” Tôi cũng thấy rất phản giáo dục khi câu chép phạt lại là câu xin lỗi cô. Ngày tôi còn nhỏ đi học, câu chép phạt là công thức hay định lý toán học, quy tắc ngữ pháp mà học sinh đã quên, nên thầy cô bắt chép cho nhớ. Nếu là một lỗi lầm, thì sẽ là: "em không đánh bạn" hay "em không đi học trễ" chẳng hạn. Dù là gì, nhưng dụng ý bắt chép phạt là để học cho nhớ, không phải để 'tra tấn' hay khuất phục bằng quyền lực. Hồi đó tôi không thấy thầy cô bắt chép 100 lần câu xin lỗi bao giờ! Mà lại là xin lỗi vì đã nói thật!”.

Tương tự, cô Bình Nguyên, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng: "Đúng là cần báo động với ngành giáo dục về những hiện tượng áp đặt vô lối như thế này, nó cho thấy chương trình các môn học nhiều chỗ bất cập, giáo viên vừa thụ động vừa thiếu vắng cái mẫn cảm sư phạm...".

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thái độ của em học sinh bị chép phạt là “thách thức giáo viên” thay vì em phải “biết cách tưởng tượng để hoàn thiện bài văn”.

Phản biện lại quan niệm này, tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết khẳng định: ”Chúng ta cần dạy học trò biết hoàn thiện bản thân bằng trí tuệ và nhân cách tự trọng, trung thực chứ không phải “tưởng tượng để hoàn thiện”!

Tin liên quan

Những năm tháng thanh xuân tuổi trẻ luôn mang đến cho chúng ta những cung bậc cảm xúc vô cùng tuyệt vời, có thể khóc, có thể cười, có lúc vui và cũng có lúc buồn… Thời đi học là thế, mỗi người trong chúng ta chắc chắn sẽ không thể nào có thể hoàn hảo 100%, chính vì vậy, việc mắc lỗi và “đền tội” điều không bao giờ có thể tránh khỏi.

Mới đây, diễn đàn Trường Người Ta đã cho đăng tải một hình ảnh khiến cho nhiều bạn trẻ gợi nhớ được phần nào tuổi thanh xuân của chính mình ở trong đó, đó chính là tờ giấy chép phạt. Với chỉ một câu “Em xin hứa sẽ không nói chuyện trong giờ học nữa”, bạn học sinh này không biết đã phải chép đi chép lại biết bao nhiêu lần.

Hình ảnh khiến nhiều người gợi nhớ lại phần nào ký ức thời đi học của chính mình. Ảnh: Trường Người Ta

Trong vô số những hình phạt được các thầy cô áp dụng, thì hình thức chép phạt được các cô cậu học trò đánh giá là một trong những “cực hình thời học sinh”. Sở dĩ được gọi là cực hình bởi vì nhiều cô cậu thậm chí đã phải chép hàng tá những đôi giấy cho chỉ một số câu chữ nhất định nào đó, ví dụ như “Em xin hứa sẽ học bài đầy đủ”, “Em xin hứa sẽ chấp hành đúng nội quy nhà trường”,…

Ngay sau khi được đăng tải, hình ảnh này đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và nhận được về hàng chục ngàn lượt tương tác từ phía người dùng. Bên dưới bình luận, rất nhiều bạn trẻ đã thay nhau kể lại những lý do khiến mình đã từng chép phạt khiến cho bài đăng trở nên sôi nổi hơn rất nhiều.

Bạn N.T.H chia sẻ: “Vì lo nhắn tin với người yêu nên không học bài, hôm sau chép phạt 100 lần tác phẩm văn học, hận nhất giáo viên văn năm lớp 11…”.

“Em xin hứa học giờ anh văn cô Vy không nhìn đồng hồ nữa” - Bạn N.T thì chia sẻ nội dung “bá đạo” khiến cô bạn chép phạt.

Còn bạn Hoàng Nguyễn thì trích dẫn lại lời cô giáo của mình: “Ai bảo các anh chị đây là chép phạt, đây là việc làm nhằm giúp khắc sâu kiến thức, nhớ chưa? “.

Video liên quan

Chủ Đề