Những câu so sánh gồm 2 yếu tố năm 2024

Học sinh sẽ được làm quen với hai biện pháp tu từ là nhân hóa và so sánh. Trong đó, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc, hiện tượng khác giống nhau ở một điểm nào đó hoặc tăng khả năng gợi hình, gợi cảm khi biểu đạt.

Biện pháp so sánh là biện pháp sử dụng cách thức đối chiếu sự việc hay sự vật này với sự việc hay sự vật khác khác có nét tương đồng đê làm tăng tính gợi hình, cảm xúc hay sự nhấn mạnh cho người đọc.

Biện pháp so sánh là một trong 4 biện pháp tu từ được sử dụng rất phổ biến trong văn học từ trước đến nay. Các em học sinh có thể dễ dàng bắt gặp biện pháp tu từ này. Ví dụ:

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.

[Hồ Chí Minh]

Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây đã so sánh hình ảnh “Trẻ em như búp trên cành” vì sự tương đồng giữa 2 hình ảnh này đều nói về sự non, trẻ.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

[Ca dao]

Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây đã so sánh hình ảnh “Công cha” giống như núi Thái Sơn, còn “nghĩa mẹ” được so sánh với nước trong nguồn. Công cha, nghĩa mẹ và núi Thái Sơn, nước trong nguồn đều có sự tương đồng là: sự lớn lao, nhiều.

Cấu trúc của biện pháp so sánh

Từ khái niệm biện pháp So sánh là gì mà HOCMAI đã nói trên đây, các em có thể dễ dàng thấy được cấu trúc cơ bản của biện pháp so sánh. Cấu tạo chung của một phép so sánh đầy đủ sẽ gồm các thành phần sau:

Vế 1: Tên hay những từ chỉ sự vật, sự việc được so sánh [Từ ngữ chỉ phương diện so sánh]

Vế 2: Tên hay những từ chỉ sự vật hay sự việc được sử dụng để so sánh với sự vật sự việc được so sánh trong vế 1 [Từ ngữ chỉ ý so sánh – gọi tắt là từ so sánh].

Những loại hình so sánh thường được sử dụng

a] Theo đối tượng so sánh

b] Theo từ so sánh

Đối với cách chia như này, học sinh cần xác định từ so sánh trước, dựa vào đó phân loại câu vào so sánh ngang bằng hoặc so sánh hơn kém

Bài tập áp dụng về biện pháp so sánh

Tìm các sự vật, hoạt động được so sánh với nhau trong các câu sau:

  1. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
  1. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.

[ Tạ Duy Anh]

c]Ngựa phăm phăm bốn vó

Như băm xuống mặt đường

Mặc sớm rừng mù sương

Mặc đêm đông buốt giá.

[Phan Thị Thanh Nhàn]

Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh

  • Những chùm hoa phượng mùa hè như …. [ Ngôi sao / lá cờ/ ngọn lửa].
  • Sương sớm đọng long lanh trên lá như những … [ hạt ngọc/ làn mưa/ hạt cát].

Qua những chia sẻ và lưu ý trên đây, cô Kiều Anh mong muốn học sinh nhận biết được câu văn có chứa hình ảnh so sánh cũng như vận dụng được phép so sánh để đặt câu trong các bài tập làm văn.

Tham khảo chi tiết bài giảng về biện pháp so sánh tại:

Tham khảo ngay khóa học HỌC TỐT để các em học sinh được các thầy cô hướng dẫn và củng cố kiến thức một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

Gói VIP thi online tại VietJack [chỉ 200k/1 năm học], luyện tập hơn 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết.

Nâng cấp VIP

Một số thành ngữ được cấu tạo gồm hai yếu tố có quan hệ so sánh với nhau và giải thích nghĩa:

- Ăn như tằm ăn rỗi: Chỉ hành vi ăn rất nhiều và nhanh.

- Khỏe như trâu: Chỉ sức mạnh, khỏe khoắn.

- Ngang như cua: Chỉ sự ngang bướng, khăng khăng không chịu nghe theo người khác.

- Chạy như cờ lông công: Chạy rối rít, chạy loạn xạ lo việc nhưng không cần thiết, không đem lại kết quả gì.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tìm các dấu chấm phẩy được dùng trong những câu dưới đây và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu:

  1. Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. [Nguyễn Đăng Mạnh]
  1. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. [Bùi Mạnh Nhị]

Câu 2:

Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 5 – 7 dòng] về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:

Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. [Nguyên Đăng Mạnh]

Câu 3:

Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Cho biết các thành ngữ ấy sử dụng biện pháp tu từ nào?

Chủ Đề