Những chính sách cải cách của Khúc Hạo trong những năm 907 917 đã

I.    Hoàn cảnh lịch sử

Khúc Hạo [907-917] là con của Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo được xem là nhà cải cách hành chính đầu tiên ở Việt Nam.

Cải cách là một xu hướng giúp cho việc phát triển đất nước, thiên hạ thái bình, quyền lực tập trung một cách thống nhất vào trong tay nhà vua, của xã hội phong kiến Việt Nam. Trong đó chúng ta phải nhải nhắc đến cuộc cải cách đầu tiên của thời đại phong kiến Việt Nam đó là cuộc cải cách của Khúc Hạo.

Sau hơn 1000 năm đấu tranh chống ngoại xâm từ đầu thế kỉ X đất nước ta về các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,... đều được ổn định và phát triển mạnh hơn trước và quân ngoại xâm cũng ngày càng suy yếu. Nhân lúc đó thì Khúc Thừa Dụ đã đứng lên nắm lấy quyền tự chủ cho dân tộc và sau khi mất con trai Khúc Hạo lên thay thực hiện công cuộc đổi mới cải cách đất nước.

Chính quyền tự chủ mới dựng lên của người Việt đứng trước nguy cơ từ phía Bắc, còn trong đất nước chính quyền lại gặp những khó khăn do những hậu quả nặng nề của thời Bắc thuộc để lại. Để cũng cố chính quyền cai trị cũng như xây dựng nền độc lập, phát huy nội lực để thoát khỏi sự kiềm chế của phương Bắc, nên Khúc Hạo đã tiến hành cuộc cải cách để đổi mới đất nước.

Nội dung cải cách của Khúc Hạo tập trung vào hai lĩnh vực lớn là hành chính và kinh tế.

II.     Nội dung cải cách

1.  Về hành chính :

Trong hơn 1000 năm xâm lược và đô hộ, các triều đại phương Bắc không chỉ dừng lại ở những chính sách vơ vét, cướp bóc tàn bạo mà còn thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc ta. Và từ năm 905 sau khi giành được chính quyền, để xây dựng một quốc gia hoàn toàn độc lập, tự chủ đòi hỏi Khúc Hạo phải thực hiện cải cách về các mặt để xóa bỏ những ảnh hưởng sâu sắc và hậu quả nặng nề của thời Bắc thuộc để lại, khắc phục tính phân tán quyền lực của thủ lĩnh địa phương, xây dựng một chính quyền thống nhất từ trung ương đến làng xã.

Lãnh thỗ mà nhà họ Khúc quản lý bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam kéo dài đến phía bắc Hoành Sơn, thêm một phần phía Tây Nam tỉnh Quảng Tây [Trung Quốc hiện nay].

Khúc Hạo nắm được sự trọng yếu là cải cách cơ cấu hành chính, do bọn xâm lược dựng lên theo phương thức nắm quyền từ trên xuống, mục đích là để áp bức bóc lột. Nay khúc Hạo thay đổi cơ cấu hành chính nắm quyền từ dưới lên, bộ máy chính quyền bao gồm lộ, phủ, châu, giáp, xã.

Giao Châu trước kia chia thành quận, huyện. Dưới huyện là hương và xã. Hương có đại hương và tiểu hương, xã có đại xã và tiểu xã. Khúc Hạo đã đặt ra các chức Chánh lệnh trưởng và Tá lệnh trưởng là các xã quan trông coi các xã, Khúc Hạo đã đổi hương thành giáp và đặt thêm 150 giáp, mỗi giáp gồm có 10 xã, định laị việc lập hộ khẩu, kê rõ họ tên và quê quán để dễ dàng nắm vững dân số và thông hiểu dân tình cũng như việc lấy quân, cho thấy Khúc Hạo đã ý thức được việc quản lý đến chính quyền cơ sở.

2.       Về kinh tế :

Chính quyền đô hộ đã thi hành chính sách bóc lột rất nặng nề. chế độ cống nạp là một thủ đoạn hết sức tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc được thực hiện liên tục suốt thời Bắc thuộc, hằng năm các châu, quận, huyện phải nộp nhiều lâm thổ sản quý, nhiều sản phẩm thủ công. Ngoài chế độ cống nạp còn có nhiều loại thuế khác nhau, mức thuế nhân dân phải đóng rất nặng nhất là thế muối.

Thực trạng trên đòi hỏi chính quyền nhà họ khúc phải nhanh chóng thi hành những chính sách cải cách về kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân. Nhằm thay đổi điều đó Khúc Hạo chủ trương sửa đổi lại chế độ tô thuế ông thực hiện chính sách “Bình quân thuế ruộng”, ông cho bỏ thuế đinh, người thu thuế là phó tri giáp theo mô hình cống nạp liên danh của phương thức sản xuất Châu Á thời cổ trung đại, khắc phục được sự phiền hà sách nhiễu của các cơ quan cũng như việc thu thuế nhiều tầng, nhiều loại, tránh được cả việc thất thu ngân sách.

Thời Đường nhân dân ta phải làm khổ sai, bắt dân ta đi mò trai lấy ngọc, săn voi lấy ngà...nay họ Khúc tiến hành một chính sách là tha bỏ lực dịch nhằm bớt đi sự lao động khổ sai cho người dân cuối thời nhà Đường, đó cũng là một sự cởi trói cho dân, có tác dụng thu phục nhân tâm, ổn định xã hội.

Những cải cách về kinh tế của Khúc Hạo đã xóa bỏ được sự bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đường, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân lúc bấy giờ. Do đó có tác dụng mạnh mẽ trong việc cũng cố mối quan hệ gắn bó giữa nhà nước và nhân dân, một nhân tố quan trong việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập tự chủ.

3.    Về các lĩnh vực khác như :

Văn hóa - xã hội :

Chính sách về văn hóa xã hội được Khúc Hạo thông qua trên tinh thần khoan, giản, an, lạc. Trong đó khoan là khoan sức cho dân dễ hiểu, dễ thấm, dễ thực hành. An là đem lại cuộc sống bình yên cho chính quyền, nắm sát dân cho đến tận xã giúp giữ vững trị an. Lạc là hệ quả cuối cùng của cải cách. Nhờ việc thực hiện cuộc cải cách này mà nhân dân đều được yên vui bớt đi sự hờn giận, oán sâu.

Đối ngoại :

Năm 911 Lưu Nghiêm lập ra nhà nước Nam Hán nhận thấy nguy cơ từ phía nhà họ Lưu, Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm khuyến hiếu sứ sang Quảng Châu bề ngoài là để kết mối hòa hiếu song bên trong là việc xem xét tình hình thực hư của địch. Hành động ngoại giao mềm dẻo của Khúc Hạo mà quân Nam Hán không gây hỗn loạn đối với nước ta và sau này khi Khúc Thừa Mỹ thất sách, cả trong chính sách đối ngoại cũng như đối nội nên nước ta mơi bị quân Nam Hán xâm lược.

III.  Kết luận

Công cuộc cải cách hành chính của nhà họ Khúc đã đạt được những kết quả nhất định. Đất nước được ổn định, phát triển trên nhiều mặt như kinh tế, xã hôi... mang lại cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho nhân dân.

Khúc Hạo đã thành công trong việc đối nội của mình, ông được đánh giá là một nhà cải cách hành chính tiên phong đầu tiên ở Việt Nam. So với các thời khác thì số đơn vị hành chính của Khúc Hạo tăng lên gấp đôi. Như vậy về chiều rộng của chính quyền trung ương đã vươn tới nhiều nơi hơn trên địa bàn cai trị, việc đưa nhân khẩu vào quản lý chặt chẽ hơn tại các đơn vị hành chính, tạo điều kiện tăng cường nhân lực cho các hoạt động về kinh tế, quân sự của chính quyền nhà nước.

Vào thế kỉ X trong khi các hào trưởng ở địa phương ít người có xu hướng độc lập cát cứ với chính quyền trung ương như các thời sau này : Ngô, Đinh... Khúc Hạo đã khéo léo lựa chọn họ để cũng cố chính quyền cơ sở. Như vậy cuộc cải cách của Khúc Hạo tạo ra cơ sở cho kinh tế, xã hội vững chắc cho nền độc lập, tự chủ của người Việt sau này.

Khúc Hạo cũng đã thành công trong việc đối ngoại của mình, về hoàn cảnh lịch sử khi khúc hạo cầm quyền có khó khăn hơn nhiều so với các triều đại sau này, vì Việt Nam mới thoát khỏi sự ràng buộc của trung quốc và trên danh nghĩa chưa được là chư hầu của Trung Quốc mà vẫn đang là một quận là đơn vị hành chính lúc đó, một bộ phận cấu thành của Trung Quốc. Hiểu rõ được thời cuộc, tự biết được thế lực của mình Khúc Hạo đã sáng suốt khi không xưng đế hay xưng vương để gây sự chú ý của phương Bắc, dù khi đó tại các vùng lãnh thỗ liền kề trở lên trên phương Bắc những người cai quản các phiến trấn lũ lượt xưng đế hiệu hoặc vương hiệu.

Chính việc im hơi lặng tiếng của ông lúc đó giúp cho ông có thời gian cũng cố chính quyền, nuôi dưỡng sức dân, tạo cơ sở cho những người đi tiếp đưa lịch sử Việt Nam thăng tiến về thế và lực. Công cuộc cải cách hành chính của Khúc Hạo được xem là đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành nó.

Dưới thời của Khúc Hạo đời sống nhân dân được no ấm, nhân dân được yên vui, nền tự chủ của đất nước cũng được cũng cố và mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện, nó có tác dụng làm tăng thêm lòng tự tin của nhân dân ta vào tương lai độc lập dân tộc và nâng cao thêm tinh thần ý chí quyết tâm bảo vệ chính quyền mới bảo về đất nước khỏi nạn ngoại xâm.

Hai chính sách bình quân thuế ruộng và tha bỏ lực dịch của Khúc Hạo được xem là tiền đề tạo ra sự thành công của cuộc cải cách. Tác động tích cực đến chính trị, văn hóa, xã hội lúc đó. Do nhà nước quản lý đến tận các đơn vị cơ sở.

Cải cách kinh tế có tác dụng gây dụng cho thấy quyền sở hữu ruộng đất của chính quyền trong xã hội, trên cơ sở đó mở rộng và cũng cố dần theo quá trình phát triển của chế độ quân chủ trung ương tập quyền trong những thời kỳ sau.

Cuộc cải cách đã tạo ra sự ổn định, vững vàng cho Việt Nam trước hoàn cảnh lịch sử khi đó, đoàn kết sức mạnh toàn dân để đứng vững trước những cuộc xâm lăng tiếp theo của phương Bắc, giữ vững nền độc lập tự chủ.


Page 2

Video liên quan

Chủ Đề