Những dự án mới tại hà nội 2023

Hà Nội định hướng làm 5 khu nhà ở xã hội tập trung, quy mô khoảng 280ha tại 4 khu vực là: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín.

Một khu nhà ở xã hội tại Đông Anh. Ảnh minh hoạ

Thông tin này được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Văn Tuấn đưa ra tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội [NƠXH] cho công nhân, người thu nhập thấp do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì diễn ra ngày 1.8.

Cụ thể, tại Đông Anh có 2 khu, diện tích lần lượt 84ha và gần 100ha; Gia Lâm khoảng 55ha, còn lại Thanh Trì, Thường Tín - mỗi khu vực khoảng 4ha. TP Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành khoảng 38.000 căn hộ, đảm bảo 2,3 triệu m2 sàn nhà ở.

Tại Hội nghị, ông Tuấn cho biết thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục nghiên cứu 3 đến 5 địa điểm để phát triển khu nhà ở xã hội độc lập, tập trung để thực hiện nhu cầu nhà ở xã hội nói chung và nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu vực công nghiệp khác trên địa bàn.

Giai đoạn 2016 - 2020, theo báo cáo của TP Hà Nội, đã có 25 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành với diện tích 1,25 triệu m2 sàn; 52 dự án đang triển khai.

Giai đoạn 2021 - 2030, thành phố dự kiến có 113.000 căn hộ, vốn đầu tư xây dựng khoảng 12.500 tỉ đồng. Để thực hiện chương trình này, Phó Chủ tịch TP Hà Nội đặt ra 5 giải pháp.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, việc phát triển nhà ở xã hội hiện còn nhiều tồn tại, khó khăn như: trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua – bán NƠXH còn kéo dài; việc xác định giá trước khi bán, cho thuê cũng mất thời gian dài thẩm định, nguồn vốn hạn hẹp…

Do vậy, để thực hiện mục tiêu đặt ra, Hà Nội cho rằng cần đẩy mạnh các khu nhà ở xã hội độc lập, đồng bộ; rà soát quy hoạch các khu công nghiệp, khu vực giáp ranh các khu công nghiệp, rà soát các khu đô thị mới, khu nhà ở chưa dành 20% [với Hà Nội là 25%] để xác định vị trí, quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch phát triển đặt ra.

Bên cạnh đó, bố trí nguồn tiền các chủ đầu tư nhà ở thương mại đã nộp tương đương giá trị quỹ đất 20%, 25% để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.

Đồng thời kêu gọi, huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội - độc lập, nhà ở xã hội cho thuê, nhà ở xã hội phục vụ tái định cư;

Khuyến khích nhà đầu tư đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ các thiết chế công đoàn theo quy hoạch phục vụ công nhân và người lao động trong quá trình hình thành các khu công nghiệp mới.

Giải mã lý do loạt đại gia BĐS đua nhau xây dựng Nhà ở xã hội?

Sắp có hàng trăm ngàn căn hộ nhà ở xã hội, làm sao để mua?

Với hàng loạt đại công trình nhanh chóng thành hình, phía Đông Hà Nội sẽ là tâm điểm kết nối, giao thương của không chỉ Thủ đô mà cả vùng kinh tế trọng điểm quốc gia.

Tâm điểm siêu kết nối

Phía Đông Hà Nội trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030 và tầm nhìn 2050 có vai trò trung tâm. Gia Lâm và Đông Anh, hai huyện thuộc khu vực này theo kế hoạch tới năm 2025 sẽ chính thức lên quận. Tới hiện tại, khả năng cán đích ngay trong năm 2023 của cả hai địa phương này gần như là chắc chắn bởi Gia Lâm và Đông Anh đã hoàn thành 25-26 trên tổng số 27 tiêu chí.

Vượt khỏi ranh giới hành chính, sự thay đổi lớn nhất tại phía Đông đến từ cơ sở hạ tầng với những cây cầu nghìn tỷ đang được đẩy nhanh tiến độ. Sau Đông Trù, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang bước vào những gói thầu cuối cùng. Theo ghi nhận mới nhất, các trụ cầu giữa lòng sông đã được đổ bê tông cốt thép. Đơn vị thi công cũng đã hợp long nhịp cuối cùng đoạn cầu dẫn từ ngã tư giao cắt đường Cổ Linh [Long Biên, Hà Nội] đến sát đê sông Hồng. Với tiến độ này, cây cầu có vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng dự kiến có thể về đích vào cuối quý 2/2023, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch ban đầu.

Cầu Vĩnh Tuy 2 đang trong những gói thầu cuối cùng, khi hoàn thiện sẽ rút ngắn khoảng cách giữa phía Đông với vùng nội đô cũ Hà Nội.

Nối đôi bờ sông Hồng còn là rất nhiều cây cầu lớn đang được triển khai. Được chú ý nhất là cây cầu “siêu kết nối” Trần Hưng Đạo. UBND TP. Hà Nội mới đây đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đẩy nhanh tiến độ để triển khai dự án cầu có chiều dài 5,5km với 6 làn xe cơ giới này. Cùng với cầu Trần Hưng Đạo là dày dặc mạng lưới cầu lớn đang trong quy hoạch như cầu Tứ Liên, cầu Mễ Sở, Hồng Hà, cầu Ngọc Hồi, cầu Thượng Cát…

Cùng với mạng lưới cầu, phía Đông Hà Nội cũng là nơi có hệ thống đường bộ đồng bộ và hiện đại bậc nhất Thủ đô. Dễ thấy nhất là những công trình lớn như nút giao Cổ Linh. Từ khi chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2021, công trình giao thông hiện đại bậc nhất Hà Nội với 6 đường dẫn này đã giúp kết nối loạt tuyến huyết mạch như Vành đai 3, Cổ Linh, cầu Thanh Trì, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng…

Đặc biệt, theo giới chuyên gia, khả năng kết nối vùng của phía Đông đang rộng mở hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của các dự án lớn như đường liên tỉnh nối Hà Nội – Hưng Yên; Vành đai 3,5; Vành đai 4. Riêng với vành đai 3,5 - dự án hiện đã đầu tư theo quy hoạch được 9,5 km. Các đoạn còn lại đang bước vào giai đoạn chuẩn bị và triển khai đầu tư.

Trong khi ấy, tuyến vành đai 4 dài hơn 112 km đi qua 3 tỉnh Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh đã chính thức thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư. Mới đây nhất, ngày 18/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã kí Nghị quyết yêu cầu các địa phương đảm bảo tiến độ hoàn thiện dự án vào năm 2026.

“Sau hơn 10 năm, phía Đông Hà Nội từ khu vực hạ tầng nghèo nàn, giao thông khó khăn đã hoàn toàn lột xác, thậm chí là đi nhanh hơn tất cả các khu vực khác”, chuyên gia quy hoạch Bùi Đình Trường nói.

“Phía Đông sẽ là lõi nội đô thứ 2 của Hà Nội”

Nhìn vào quy hoạch vùng Thủ đô, KTS Nguyễn Xuân Anh [Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia] khẳng định, phía Đông sẽ là nơi có động lực phát triển kinh tế nổi trội trong tương lai gần, với hệ thống hạ tầng đầy đủ và cấu trúc hạ tầng hướng tâm mạnh mẽ.

“Địa lợi” tại khu vực này theo ông là ở vị trí cửa trước của Thành phố, từ đó mở rộng ra toàn bộ tam giác châu thổ sông Hồng - nơi có dư địa lớn cho công nghiệp hóa. Tam giác này bao gồm các tỉnh phát triển và nhiều có thế mạnh như Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh…

Về phát triển kinh tế đi cùng quy hoạch tổng thể, KTS Xuân Anh nhận định, phía Đông Hà Nội có ưu thế khi chiếm lĩnh cả 3 mũi hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn và Hà Nội đi các tỉnh phía Nam. “Đây là nơi tạo sự lan tỏa và có tương lai rực rỡ”, vị KTS nói.

Ở góc độ rộng hơn, theo các chuyên gia kinh tế, những tuyến đường lớn như Vành đai 4 đang hình thành không chỉ giải quyết bài toán giao thông, mà còn giúp kết nối, phát triển các hành lang kinh tế khác, trong đó có hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh [Trung Quốc].

Với sự phát triển của hạ tầng, bất động sản phía Đông Hà Nội đang trở thành tâm điểm thu hút nhà đầu tư trên thị trường.

Với KTS Nguyễn Xuân Anh, ông nhìn thấy tương lai của “Lõi nội đô 2” ngay tại phía Đông Hà Nội khi ngày càng có nhiều cây cầu lớn nối hai bờ sông Hồng cùng các tuyến vành đai, bao gồm cả tuyến Vành đai 5 theo kế hoạch. Hiện tượng nhân đôi lõi nội đô đã từng xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới như New Delhi [Ấn Độ], La Defense [Paris]. Tuy nhiên, khác với khu vực “nội đô lịch sử”, lõi phía Đông sẽ mang vóc dáng một trung tâm Thủ đô mới của thế kỉ 21-22 hiện đại, năng động, khả năng kết nối tốt.

Vị chuyên gia dự đoán, phía Đông Hà Nội có thể trở thành trung tâm hoạt động của doanh nghiệp, trung tâm thương mại, tài chính lớn cấp vùng, quốc gia và quốc tế, với sự hội tụ của giới tri thức, các tập đoàn kinh tế, tài chính lớn. Từ đây, sức lan tỏa của khu vực lõi nội đô thứ 2 này sẽ tạo thành tâm chấn, lan tỏa ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế tới các địa phương lân cận.

Đồng tình, chuyên gia quy hoạch Bùi Đình Trường cho rằng, thực tế cũng đang phát triển theo hướng này khi không chỉ hạ tầng, nhiều đô thị lớn cũng đã dịch chuyển về phía Đông Hà Nội, kéo theo là dòng chảy kinh tế xã hội.

“Trong quy hoạch tới năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội và 9 tỉnh, thành phố sẽ được liên kết, trở thành một vùng siêu đô thị của cả nước và phía Đông sẽ là điểm giao thoa sầm uất bậc nhất cả khu vực. Nơi đây sẽ chứng kiến những cuộc đại dịch chuyển cả về dân số lẫn kinh tế quy mô chưa từng có”, ông Trường nói.

Chủ Đề