Những lưu ý khi giặt đồ bằng máy giặt

Hầu hết nhiều người đều cho rằng đồ lót luôn phải được giặt tay vì chúng rất mỏng manh, nếu sử dụng máy giặt, chiếc áo lót của bạn sẽ nhanh chóng bị hỏng, phần gọng có thể biến dạng thậm chí không thể uốn lại khuôn ngực ban đầu nữa nếu như bạn không giặt đúng phương pháp.

Không chọn chế độ nước quá nóng

Khi giặt ở chế độ nước quá nóng, đồ lót sẽ dễ bị dãn, bạc màu, mỏng đi do các sợi vải nở ra. Bạn nên giặt đồ lót ở nhiệt độ 30 – 40 độ C vì ở nhiệt độ này giúp nước giặt hay bột giặt sẽ được hòa tan hoàn toàn. Vì thế, nó giúp tránh được tình trạng hoá chất bám lại trên sợi vải và gây kích ứng khi mặc. Đồng thời, đây cũng là nhiệt độ thích hợp và vừa đủ để loại bỏ vi khuẩn một cách hiệu quả nhất mà vẫn không làm ảnh hưởng tới quần áo của chúng ta.

Bạn nên giặt đồ lót ở nhiệt độ 30 – 40 độC giúp loại bỏ vi khuẩn

Chọn loại nước giặt phù hợp

Bạn nên sử dụng nước giặt thay vì bột giặt để tránh hiện tượng đóng cặn, vón cục bột giặt trên đồ lót gây dị ứng. Bạn nên sử dụng loại nước giặt nhẹ nhàng, độ tẩy thấp và tốt nhất. Hiện nay, trên thị trường có bán những loại nước giặt dành riêng cho áo lót và các chất liệu cần chăm sóc cẩn thận như lụa, len, satin, váy lót sẽ là lựa chọn thích hợp nhất dù bạn giặt áo lót bằng máy giặt hay bằng tay. Các sản phẩm này sẽ dịu nhẹ hơn với đồ lót nhưng vẫn đủ hiệu quả khi giặt quần áo thông thường.

Sử dụng túi giặt chuyên dụng

Cấu tạo của đồ lót luôn nhỏ nhắn và mỏng manh, nên khi đưa vào máy giặt  thường không chịu nổi áp lực ly tâm xuất phát từ những vòng quay của máy dẫn đến việc đồ lót bị rách, bị giãn, mất đi form dáng ban đầu. Ngoài ra, vấn đề lớn nhất khi giặt áo lót bằng máy giặt là chi tiết quai áo và các móc khóa rất dễ bị vướng vào các quần áo khác dẫn tới hư hỏng trong quá trình giặt và quay khô. Việc cho đồ lót vào túi lưới giặt có khóa sẽ giúp phần dây áo không bị kéo theo các quần áo khác và mất đi độ đàn hồi, cũng như không để các móc khóa bị vướng gây xước, thủng vải. Lưu ý là bạn không nên cho quá nhiều áo lót vào túi để đảm bảo máy có thể giặt sạch toàn bộ áo.

Bạn nên sử dụng túi giạt chuyên dụng để đồ lót không bị rách

Không giặt chung với các chất liệu thô cứng

Dù bạn đã cho áo lót vào túi giặt riêng nhưng bạn vẫn nên tránh việc giặt chúng với các quần áo vải thô và dày như len, jeans hay khăn tắm. Các loại vải dày và thô như thế này có thể sẽ tác động xấu tới độ đàn hồi và các chi tiết gọng kim loại hoặc nhựa trên áo.

Không sử dụng chế độ sấy trên máy giặt

Bạn tuyệt đối không sử dụng chế độ sấy khi giặt đồ lót với máy giặt mà tốt hơn hết hãy để chúng được khô tự nhiên. Nguyên nhân là vì nhiệt độ sấy của máy giặt có thể làm cho đồ lót bị co rút, mất form, mất độ đàn hồi,…

Để làm khô đồ lót bạn nên phơi chúng dưới nắng hoặc ở những vị trí thoáng mát và có gió tự nhiên. Việc treo áo lót cũng cần chú ý với cách treo áo chuẩn nhất là vắt đôi áo trên dây, điểm tiếp xúc giữa dây phơi và áo lót chính là phần giữa hai cúp ngực. Cách treo áo lót bằng hai dây vốn được nhiều chị em áp dụng thực ra có thể làm giãn dây áo vì hai cúp áo đang ướt và nặng sẽ kéo dây áo xuống.

Bạn nên để đồ lót khô tự nhiên bằng cách phơi nắng

Chọn chế độ giặt nhẹ

Chế độ giặt nhẹ trên máy sẽ mô phỏng gần nhất với hình thức giặt tay nên đó là chế độ bạn nên chọn để giặt đồ lót. Các chế độ giặt trên máy khác nhau về tốc độ giặt và quay vắt, bạn càng chọn tốc độ chậm bao nhiêu thì sự mài mòn và lực tác động tới quần áo càng giảm nhẹ. Với áo lót, chế độ giặt nhẹ sẽ phù hợp nhất vì nó ít làm ảnh hưởng tới độ đàn hồi và khó làm hỏng các chi tiết trang trí nhỏ trên áo.

Hiện nay, máy giặt LG Twin Wash được ứng dụng công nghệ motion DD tiên tiến giúp việc giặt giữ trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Với động cơ dẫn động trực tiếp và 6 chuyển động giặt mang tới các bước giặt tối ưu, nhẹ nhàng chăm sóc sợi vải.        

Công nghệ 6 motion DD là sự cải tiến trong chu trình giặt, mô phỏng các bước giặt tay của con người, cho phép máy giặt chăm sóc quần áo như đôi tay của bạn với 6 bước giặt: chà xát - quay - nhào trộn - đảo - nén - đập. Sản phẩm giúp chăm sóc sợi vải bằng khả năng điều khiển công suất và chuyển động giặt để phù hợp với từng loại vải.

Trên đây là một số lưu ý khi giặt đồ lót bằng máy giặt mà Siêu Thị Điện Máy Chợ Lớn chia sẻ, hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, đảm bảo an toàn cho cơ thể trong việc giặt giũ đồ lót bằng máy giặt nhé!

>>> Xem thêm: Những mẹo sử dụng máy giặt ít tốn điện tốn nước

Một số dòng máy máy giặt tiết kiệm điện tại Điện Máy Chợ Lớn:

#DMCL

Máy giặt là món đồ điện tử tiện dụng giúp mọi người tiết kiệm thời gian và công sức cho việc làm sạch quần áo, chăn grap hay vỏ gối… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giặt quần áo bằng máy giặt sao cho sạch thơm và giúp đồ giữ màu bền lâu, ít nhăn nhún. Xem ngay các mẹo giặt quần áo bằng máy giặt cực đơn giản sau đây.

Mẹo giặt quần áo bằng máy giặt sao cho sạch

Xem kỹ tất cả các chế độ trên bảng điều khiển

Nhiều người vẫn nghĩ rằng máy giặt nào cũng có các chế độ như nhau, đây là suy nghĩ sai lầm làm quần áo không chỉ còn vấy bẩn mà còn dễ hư hỏng sau đó. Thay vì cứ giặt bừa với bất cứ chế độ nào theo cảm tính, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn, xem xét tất cả những nút điều khiển trên máy giặt trước khi sử dụng.

Bằng cách này, bạn sẽ chọn được chế độ phù hợp cho đồ có vết bẩn “cứng đầu” hay chỉ là đồ mặc tại nhà. Bên cạnh đó, đối với chăn màn, đồ khó tẩy sạch, máy giặt cũng có các chế độ riêng biệt nhằm xóa bỏ hoàn toàn vết bẩn bên trên.

Trong trường hợp khác, đồ bằng vải mỏng, len, vải dệt mà giặt bằng chế độ mạnh sẽ làm hỏng kết cấu làm quần áo dễ hư, tuổi thọ sử dụng thấp đi.

Mỗi loại máy giặt sẽ có các chế độ sử dụng khác nhau. Ảnh: Internet

Với vết bẩn khó tẩy, nên ngâm trước khi giặt

Một số loại vải như kate, thun cotton khi đã dính bẩn thì rất khó tẩy sạch, đặc biệt là trong trường hợp để 2 – 3 ngày mới giặt. Vì vậy, khi bạn cho các chất liệu vải này vào máy, sức nước xoáy bên trong lồng giặt không kịp hòa tan và đánh bật vết bẩn “cứng đầu” ra ngoài. Sau khi giặt, quần áo dễ bị có vết xỉn vàng, ố màu rất mất thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, những kiểu trang phục như áo sơ mi, áo khoác dày, việc giặt chung với các món đồ khác cũng khó làm chúng sạch hoàn toàn.

Với các trường hợp này, bạn phải cho quần áo áo lồng giặt, bơm đầy nước, hòa tan nước giặt rồi ngâm trong khoảng 20 – 30 phút trước khi nhấn nút bắt đầu giặt như bình thường. Bằng sự kỹ lưỡng này, mọi vết bẩn cứng đầu trên áo quần sẽ được loại bỏ triệt để.

Phân loại đồ trước khi giặt

Bên cạnh chế độ giặt, một số mẹo giặt quần áo sạch bằng máy giặt, một bước chuẩn bị mà bạn không nên bỏ qua giúp đồ đạc luôn thơm tho, sạch sẽ và bền màu chính là phân loại theo chất liệu, màu sắc. Bạn chắc chắn đã từng gặp phải tình trạng đồ màu sáng bị ám vàng, dính màu loang lỗ vì giặt chung với đồ màu tối, đồ nhuộm kém chất lượng.

Cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi tình trạng này chính là nhất định phải phân loại đồ trước khi cho vào máy giặt.

Phân loại đồ theo chất liệu, màu sắc trước khi giặt để sạch bẩn hơn. Ảnh: Internet

Giặt quần áo bằng máy giặt với giấm gạo

Có một số vết bẩn chẳng hạn như dầu nhớt, nhựa trái cây, thức ăn dầu mỡ ám mùi… mà máy giặt với nước tẩy thông thường không thể loại sạch hoàn toàn. Một trong những mẹo giặt quần áo bằng máy giặt sạch 100% đơn giản và hiệu quả mà các bà nội trợ nên “bỏ túi” chính là sử dụng giấm gạo tự nhiên.

Sau khi cho những món đồ có vết bẩn khó tẩy vào lồng giặt, bơm đầy nước, thêm bột giặt và khoảng 100 – 200ml giấm gạo vào rồi hòa tan. Tắt máy để ngâm quần áo trong 20 phút sau đó khởi động để máy giặt hết một chu kỳ là hoàn thành.

Giấm gạo không chỉ loại bỏ được nhiều vết bẩn cứng đầu mà còn tẩy đi mùi hôi khó chịu ám lâu trên vải hiệu quả vượt trội.

Những sai lầm dễ gặp làm máy giặt không phát huy tối đa tác dụng

Một số trường hợp dù quần áo không dính bẩn lâu ngày hay khó tẩy nhưng chẳng sạch trắng như mong muốn, sở dĩ như vậy là vì các sai lầm dưới đây:

Nhét quá nhiều đồ vào trong

Nhiều người không tuân thủ theo hướng dẫn mà nhồi nhét quá nhiều đồ đạc vào bên trong lồng giặt, vượt quá số kg vải quy định làm diện tích bên trong không đủ để dòng nước lưu thông. Điều này làm các vết bẩn trên quần áo không được loại sạch hoàn toàn, vẫn còn vết ố vàng, đen đục sau khi vắt.

Nếu gặp phải tình trạng tương tự, bạn hãy kiểm soát tốt lượng quần áo cho vào bên trong máy giặt để hiệu quả được đảm bảo hơn. Trong trường hợp đồ đạc quá nhiều, có thể bạn nên cân nhắc chuyển sang một chiếc máy giặt có công suất và thể tích lớn hơn.

Giặt với khối lượng đồ vượt mức làm vết bẩn không được tẩy sạch. Ảnh: Internet

Cho quá ít bột giặt, nước giặt

Một sai lầm không tưởng mà một số bà nội trợ vẫn thường mắc phải làm quần áo không được làm sạch khi dùng máy giặt chính là cho ít dung dịch giặt tẩy so với lượng đồ đạc.

Bạn nên hiểu rằng máy giặt sử dụng một lượng nước rất lớn để tạo thành dòng chảy mạnh từ đó đánh bay các vết bẩn trên quần áo, tỉ lệ nước và bột giặt phải phù hợp mới tăng khả năng tẩy sạch. Do đó, khi giặt máy bao giờ cũng phải cho nhiều bột giặt, nước giặt hơn phương pháp dùng tay thông thường.

Trên đây chính là các mẹo giặt quần áo bằng máy giặt sao cho sạch sẽ, thơm tho và bền lâu mà mọi bà nội trợ nhất định phải biết để áp dụng cho gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề