Những tiến bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp vị

Công nghệ và đổi mới công nghệ

Công nghệ trong các doanh nghiệp

Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá người ta quan tâm đến công nghệ là các phương pháp giải pháp kĩ thuật trong các dây truyền sản xuất. Từ khi xuất hiện các quan hệ thương mại thì công nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp dùng để chuyển hóa các nguồn lực thành một loại sản phẩm nào đó. Công nghệ gồm 4 thành phần cơ bản.

  • Công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu. Nó gọi là phẩn cứng của công nghệ.
  • Thông tin, phương pháp, quy trình bí quyết.
  • Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý.
  • Con người.

[ ba bộ phận sau gọi là phần mềm công nghệ ].

Bât kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo 4 thành phần trên. Mỗi thành phần đảm nhiệm những chức năng nhất định. Trong đó thành phần trang thiết bị được coi là xương sống, cốt lõi của quá trình hoạt động nhưng nó lại do con người lắp đặt và vận hành. Thành phần con người được coi là nhân tố chìa khoá của nhân tố hoạt động sản xuất nhưng lại phải hoạt động theo hướng dẫn do thành phần thông tin cung cấp. Thành phần thông tin là cơ sở hướng dẫn người lao động vận hành các máy móc thiết bị và đưa ra các quyết định. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kêt các thành phần trên, động viên người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tuy khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ này được phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử. Vào thế kỷ 17 – 18, khoa học kỹ thuật tiến hoá theo những con đường riêng, có những mặt kỹ thuật đi trước khoa học. Ví dụ, năm 1784 máy hơi nước của Giêm Oat ra đời trước khi có nguyên lý “ nhiệt động học “ của Các nô. Hoặc kỹ thuật nên men rượu đã được sử dụng từ lâu trước khi có khoa học vi trùng của Paster. Vào thế kỷ 19 khoa học kỹ thuật bắt đầu có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của kỹ thuật gợi ý cho sự nghiên cứu khoa học và ngược lại những phát minh khoa học tạo điều kiện cho nghiên cứu ứng dụng.

Quan niệm về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp

Đổi mới công nghệ là quá trình phát minh phát triển và dựa vào thị trường những sản phẩm mới, quá trình đổi mới công nghệ mới. Hoạt động đổi mới công nghệ bao gồm hai nội dung cơ bản.

Đổi mới sản phẩm

Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình. Việc tạo ra một sản phẩm mới rất khó khăn.Trước hết phải đảm bảo được những điều kiện tiền đề. Đó là, có đầy đủ thông tin về yêu cầu của thị trường cũng như thông tin về kết quả đã đạt được của các công ty khác, phải có nguồn chi phí lớn để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này; có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có khả năng triển khai hoạt động.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tiền đề hoạt động này thường trải qua 4 giai đoạn :

  • Trước hết, nghiên cứu xác định khả năng sản xuất sản phẩm mới và luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
  • Tiếp theo tiến hành thiết kế sản phẩm mới, xác định các thông số kỹ thuật và quy trình công nghệ.
  • Sau đó tổ chức sản xuất thử và xác định chi phí sản xuất.
  • Cuối cùng thăm dò thị trường và sản xuất hàng loạt.

Kết quả cải tiến sản phẩm

Đổi mới quy trình sản xuất

Tiến bộ công nghệ đối với các nước đang phát triển được tập trung chủ yếu vào việc cải tiến hiệu quy trình công nghệ. Việc cải tiến này cho phép nâng cao năng suất của người lao động. Điều này thể hiện qua việc kết quả cải tiến quy trình sản xuất chuyển dịch sang phải của đường cung phản ánh khả năng nâng cao năng lực sản xuất.

 

Kết quả cải tiến quy trình sản xuất

Năng lực sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp

Năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp

Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp là khả năng hay trình độ doanh nghiệp đó trong việc phối , kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất và lực lượng lao động công cụ lao động và đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường từ nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp.

Chúng ta cần phải chú ý năng lực sản xuất của một doanh nghiệp không đồng nhất với quy mô của doanh nghiệp đó mà năng lực sản xuất chính là biểu hiện bằng những chỉ tiêu hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh như năng suất lao động , suất hao phí vốn , thời hạn hoàn vốn đầu tư … Một doanh nghiệp có thể có quy mô lớn chưa chắc đã có năng lực sản xuất, nó chỉ có năng lực sản xuất khi hiệu quả sản xuất của nó cao. Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào …ở đây chúng ta chỉ xem xét tới yếu tố máy móc thiết bị với tư cách là yếu tố trực tiếp trong quá trình sản xuất.

Nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp

Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp được đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động... Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực sản xuất như trình độ người lao động, trình dộ quản lý và đặc biệt là khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất . Nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao năng lực công nghệ từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất , từ đó tăng khả năng đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp .

Vai trò của đổi mới công nghệ tới năng lực sản xuất

Như đã giới thiệu ở trên, máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp của quá trình sản xuất chính vì thế việc hiện đại hoá máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu …Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh , mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiến bộ khoa học công nghệ , đổi mới công nghệ thực sự là hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp công nghiệp giàu tiềm năng.

[Sưu tầm]

I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP

1. Vai trò

Công ngiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì:

- Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.

- Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.

- Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội.

- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng.

- Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước.

2. Đặc điểm

a] Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn

- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động $ \longrightarrow$ Nguyên liệu.

- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu $ \longrightarrow$ Tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.

- Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.

b] Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ

- Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.

c] Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng

- Dựa vào tính chất tác động vào đối tượng lao động: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp nặng [nhóm A] và công nghiệp nhẹ [nhóm B].

+ Công nghiệp nặng [nhóm A]: sản phẩm phục vụ cho sản xuất.

+ Công nghiệp nhẹ [nhóm B]: sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người.

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

1. Vị trí địa lí

- Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển, sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị... $ \longrightarrow$ lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.

2. Nhân tố tự nhiên

Đây là nhân tố quan trọng, góp phần tạo nên thuận lợi hoặc gây khó khăn cản trở cho sự phát triển công nghiệp.

- Khoáng sản: Chi phối tới quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

- Khí hậu và nước: vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp.

- Đất, rừng, biển:

+ Đất: tạo mặt bằng để xây dựng xí nghiệp.

+ Rừng, biển: cung cấp nguyên liệu…

3. Nhân tố kinh tế - xã hội

- Dân cư – lao động: Trình độ lao động cho phép phát triển và phân các ngành công nghiệp phù hợp.

- Tiến bộ khoa học – kĩ thuật: Cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên, phân bố các ngành công nghiệp hợp lí; Nâng cao năng suất, chất lượng…

- Thị trường: Tác động tới hướng chuyên môn hóa sản phẩm.

- Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp.

- Đường lối chính sách: định hướng, chỉ đạo chiến lược phát triển.


Page 2

Bài 31. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề