Nội dung giáo dục của môn hóa học 2022 bao gồm

Hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc

Chương trình môn Hóa học cấp trung học phổ thông đảm bảo tính khoa học [cơ bản, hiện đại], kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn Khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh.

Ở cấp trung học cơ sở, thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một số kiến thức hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan, chưa hiểu rõ cơ sở của cấu tạo chất và bản chất của quá trình biến đổi hoá học.

Chương trình Hoá học lớp 10 trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở hóa học chung về cấu tạo chất và quá trình biến đổi hoá học, là cơ sở lý thuyết chủ đạo để học sinh giải thích được bản chất, nghiên cứu được quy luật hoá học ở các nội dung hoá học vô cơ ở lớp 11 và hoá học hữu cơ ở lớp 12.

Điểm mới quan trọng nhất trong Chương trình môn Hóa học là định hướng tăng cường bản chất hoá học của đối tượng; giảm bớt và hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu “toán học hoá”, ít đi vào bản chất hoá học và thực tiễn.

Để phát triển phẩm chất và năng lực của người học, Chương trình môn Hóa học chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.

Chương trình môn Hóa học vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực hóa hoạt động của người học, nhằm khơi gợi hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Cách đánh giá kết quả giáo dục cũng được đổi mới để hỗ trợ việc phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Học sinh Đà Nẵng trong giờ thí nghiệm [ảnh: Khánh Hiền]

3 mạch nội dung cốt lõi

Chương trình môn Hóa học gồm 3 mạch nội dung cốt lõi : Kiến thức cơ sở hóa học chung; Kiến thức Hóa học vô cơ và kiến thức Hóa học hữu cơ.

Trục phát triển chính của Chương trình môn Hóa học là hệ thống các chủ đề và chuyên đề về kiến thức cơ sở hóa học chung về cấu tạo chất và quá trình biến đổi hoá học.

Các kiến thức về cấu tạo của nguyên tử, liên kết hóa học, năng lượng hóa học, tốc độ phản ứng hóa học, cân bằng hóa học, phản ứng oxi – hóa khử và dòng điện, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cơ sở lý thuyết chủ đạo để học sinh giải thích được bản chất, nghiên cứu được quy luật hoá học ở các nội dung hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ.

Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi [70 tiết/lớp/năm], trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên và công nghệ được chọn học một số chuyên đề [35 tiết/lớp/năm]. Mục tiêu của các chuyên đề này là nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, mở rộng nâng cao kiến thức, tăng cường kỹ năng thực hành, luyện tập và vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy Hóa theo hướng tiếp cận năng lực

Việc đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của Chương trình. Chương trình giáo dục môn Hóa học đặc biệt chú trọng định hướng phát triển năng lực thông qua thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đề học tập.

Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng sau:

- Định hướng hoạt động: Các hoạt động học tập của học sinh dựa trên các hoạt động trải nghiệm, vận dụng, gắn kết với thực tiễn và định hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao sự hứng thú của học sinh, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh mà môn học đảm nhiệm.

- Định hướng dạy học tích cực: Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phù hợp với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học; coi trọng thực hành, trải nghiệm trong các nội dung dạy học đặc biệt khi nghiên cứu về các chất vô cơ, hữu cơ có nhiều ứng dụng trong thực tiễn thông qua các dự án học tập.

- Kết hợp giáo dục STEM trong dạy học nhằm phát triển cho học sinh khả năng tích hợp các kiến thức kỹ năng của các môn học Toán - Kỹ thuật - Công nghệ và Hoá học vào việc nghiên cứu giải quyết một số tình huống thực tiễn.

- Sử dụng các bài tập hoá học đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo [bài tập mở, có nhiều cách giải,...], các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, tăng cường bản chất hoá học, giảm các bài tập nặng về tính toán toán học.

- Đa dạng hoá các hình thức học tập, sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học một cách phù hợp, hiệu quả trong dạy học hoá học.

Học sinh Hà Nội thích thú với các thí nghiệm

Dùng câu hỏi hoặc bài kiểm tra để đánh giá

Chương trình môn Hóa học đặc biệt quan tâm đến đánh giá năng lực nhận thức kiến thức hoá học thông qua các câu hỏi [nói, viết], bài tập,... thông qua việc trình bày, so sánh, hệ thống hoá kiến thức hay vận dụng kiến thức hoá học để giải thích, chứng minh, giải quyết vấn đề.

Việc đánh giá năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hoá học áp dụng các phương pháp đánh giá như: Quan sát [sử dụng các công cụ hỗ trợ như bảng kiểm quan sát theo các tiêu chí đã xác định, quan sát quá trình thực hiện tiến trình tìm tòi, khám phá, quá trình thực hành thí nghiệm của học sinh,...].

Sử dụng các câu hỏi, bài kiểm tra nhằm đánh giá hiểu biết của người học về kỹ năng thí nghiệm, khả năng suy luận để rút ra hệ quả, đưa ra phương án kiểm nghiệm, xử lý các dữ liệu đã cho để rút ra kết luận, khả năng thiết kế thí nghiệm hoặc nghiên cứu để thực hiện một nhiệm vụ học tập được giao và có thể đề xuất các thiết bị, kỹ thuật thích hợp; Sử dụng báo cáo thực hành để đánh giá toàn diện quá trình thực hành [ví dụ quá trình thực nghiệm để kiểm tra một giả thuyết] của học sinh.

- Việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn được thực hiện thông qua yêu cầu người học trình bày vấn đề thực tiễn cần giải quyết, trong đó học sinh phải sử dụng được ngôn ngữ hoá học, các bảng biểu, mô hình,... để mô tả, giải thích hiện tượng hoá học trong vấn đề đang xem xét; sử dụng các câu hỏi đòi hỏi người học vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn.

Không thiết kế theo bài/tiết như chương trình cũ

Khác với chương trình hiện hành, nội dung Chương trình môn Hóa học cấp trung học phổ thông lần này không thiết kế theo bài/tiết, sắp xếp xen kẽ giữa các mạch nội dung mà theo hệ thống chủ đề, nghiên cứu các kiến thức cơ sở hóa học chung làm nền tảng, làm cơ sở lý thuyết chủ đạo để nghiên cứu kiến thức hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ.

Tuy nhiên, hệ thống kiến thức về cơ bản không thay đổi. Do đó, giáo viên chỉ cần nghiên cứu kỹ chương trình là có thể thực hiện được.

Điểm mới về sử dụng thuật ngữ trong chương trình môn Hóa học lần này là sử dụng thuật ngữ theo khuyến nghị của IUPAC có tham khảo tiêu chuẩn Việt Nam [TCVN 5529:2010 và 5530: 2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng], phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập.

Để thực hiện tốt chương trình môn Hóa học cấp trung học phổ thông, các trường cần có phòng học bộ môn với các thiết bị dạy học tối thiểu đầy đủ, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các thí nghiệm và hoạt động trải nghiệm, tìm tòi, khám phá khi học môn Hóa học.

Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế hiện nay, tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường, có thể chuẩn bị một số thiết bị dạy học tối thiểu về dụng cụ và hóa chất, các đồ dùng trực quan như: tranh ảnh, sơ đồ, biểu bảng, các tư liệu điện tử có thể thay thế được một số thí nghiệm khó, độc hại như sử dụng video thí nghiệm, thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo,... với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật như máy tính, đèn chiếu [overhead], máy chiếu [projector] và Internet.

PGS.TS Đặng Thị Oanh

Trưởng tiểu ban phát triển chương trình môn Hóa học

Giải pháp hình thành, phát triển năng lực hóa học

PGS.TS Đặng Thị Oanh cho biết, môn Hóa học hình thành và phát triển ở HS năng lực hóa học bao gồm các năng lực thành phần sau: Năng lực nhận thức hóa học; năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Trong đó, năng lực nhận thức hóa học được thể hiện qua khả năng nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá trình hóa học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hóa hóa học; một số ứng dụng của hóa học trong đời sống và sản xuất.

Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học được thể hiện qua khả năng quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thể hiện qua khả năng vận dụng được kiến thức, kĩ năng hóa học vào một số tình huống cụ thể trong thực tiễn; mô tả, dự đoán, giải thích hiện tượng, giải quyết các vấn đề một cách khoa học; khả năng ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng; ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.

Môn Hóa học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. Đồng thời, hình thành và phát triển ở HS năng lực hóa học, biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần năng lực: Năng lực nhận thức hóa học; năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Tất cả những phẩm chất và năng lực đó được giáo dục, hình thành theo cách tích hợp xuyên suốt các chủ đề nội dung môn Hóa học.

 

Phương pháp GD môn Hóa học cần thay đổi như thế nào để đạt yêu cầu định hướng tiếp cận năng lực? Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Đặng Thị Oanh cho biết: Việc đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của chương trình. Chương trình GD môn Hóa học đặc biệt chú trọng định hướng phát triển năng lực thông qua thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đề học tập. Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng sau:

Định hướng hoạt động: Các hoạt động học tập của HS dựa trên các hoạt động trải nghiệm; Vận dụng, gắn kết với thực tiễn và định hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao sự hứng thú của HS, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho HS mà môn học đảm nhiệm.

Định hướng dạy học tích cực: Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phù hợp với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Tăng cường thực hành, trải nghiệm trong các nội dung dạy học đặc biệt khi nghiên cứu về các chất vô cơ, hữu cơ có nhiều ứng dụng trong thực tiễn thông qua các dự án học tập.

Kết hợp GD STEM trong dạy học nhằm phát triển cho HS khả năng tích hợp các kiến thức kỹ năng của các môn học Toán - Kỹ thuật - Công nghệ và Hoá học vào việc nghiên cứu giải quyết một số tình huống thực tiễn.

Sử dụng các bài tập hóa học đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo [bài tập mở, có nhiều cách giải...], các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, tăng cường bản chất hóa học, giảm các bài tập nặng về tính toán toán học.

Đa dạng hóa các hình thức học tập, sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học một cách phù hợp, hiệu quả trong dạy học hoá học.

Phương pháp đánh giá giúp HS phát triển năng lực

Mục tiêu đánh giá kết quả GD là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng GD. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và Chương trình môn Hóa học. Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn học.

Cho biết điều này, PGS.TS Đặng Thị Oanh chia sẻ hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá như sau:

Hình thức đánh giá: Kết hợp các hình thức đánh giá quá trình [đánh giá thường xuyên], đánh giá tổng kết [đánh giá định kì] đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế bảo đảm đánh giá toàn diện, thường xuyên và tích hợp vào trong các hoạt động dạy và học của giáo viên và HS.

Phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá: Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS. Phối hợp đánh giá tình huống; đánh giá qua trắc nghiệm; đánh giá qua dự án và hồ sơ; đánh giá thông qua phản hồi và phản ánh; đánh giá thông qua quan sát. Kết hợp đánh giá sản phẩm học tập [bài kiểm tra tự luận, bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, trả lời miệng, thuyết trình, bài thực hành thí nghiệm, dự án nghiên cứu…] với đánh giá qua quan sát [thái độ và hành vi trong thảo luận, làm việc nhóm, làm thí nghiệm, tham quan thực địa…].

Điều kiện thực hiện chương trình

Để thực hiện tốt Chương trình môn Hoá học, cần những điều kiện gì? Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Đặng Thị Oanh cho biết: Môn Hoá học là một môn khoa học có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, vì vậy các điều kiện về cơ sở vật chất của chương trình Hóa học mới cũng giống như chương trình hiện hành hiện nay. Các trường cần phải có các thiết bị dạy học tối thiểu đầy đủ, tạo điều kiện cho HS thực hiện các thí nghiệm và hoạt động trải nghiệm, tìm tòi, khám phá khi học môn Hóa học.

Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế hiện nay tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, có thể chuẩn bị một số thiết bị dạy học tối thiểu về dụng cụ và hoá chất, các đồ dùng trực quan như: Hệ thống sơ đồ, biểu bảng, các học liệu điện tử có thể thay thế được thí nghiệm như sử dụng video thí nghiệm, thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo... với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật như máy tính, máy chiếu, Internet và có một số phần mềm tính toán cơ bản...

Đội ngũ giáo viên về cơ bản chỉ cần tập huấn bồi dưỡng lại một số kiến thức về Hóa lí và Hóa lí thuyết, kiến thức Hóa học hữu cơ và Hóa học vô cơ; đặc biệt về thuật ngữ Hóa học, chương trình mới sử dụng thuật ngữ Hóa học theo danh pháp IUPAC. Vì vậy, giáo viên sẽ có những bỡ ngỡ về việc sử dụng thuật ngữ mới trong thời gian đầu sau sẽ quen.

Thực hành sẽ giúp HS nâng cao năng lực tiếp thu kiến thức Hóa học 

Thuật ngữ và danh pháp Hóa học

Theo PGS.TS Đặng Thị Oanh, việc sử dụng thuật ngữ Hóa học và danh pháp Hóa học trong văn bản chương trình môn Hóa học tuân theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc khoa học: Khái niệm mà thuật ngữ biểu thị phải được cập nhật phù hợp với sự phát triển của khoa học thế giới; hình thức của thuật ngữ phải bảo đảm tính hệ thống.

Nguyên tắc thống nhất: Thuật ngữ phải có cách hiểu thống nhất trong toàn bộ Chương trình môn Hóa học và Chương trình Giáo dục phổ thông nói chung.

Nguyên tắc hội nhập: Danh pháp Hóa học sử dụng theo khuyến nghị của Liên minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hóa học ứng dụng IUPAC [International Union of Pure and Applied Chemistry] có tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam [TCVN 5529:2010 và 5530:2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Quyết định số 2950-QĐ/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ], phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập.

Nguyên tắc thực tế: Sử dụng tên 13 nguyên tố đã quen dùng trong tiếng Việt: Vàng, bạc, đồng, chì, sắt, nhôm, kẽm, lưu huỳnh, thiếc, nitơ, natri, kali và thuỷ ngân; đồng thời có chú thích thuật ngữ tiếng Anh để tiện tra cứu. Hợp chất của các nguyên tố này được gọi tên theo khuyến nghị của IUPAC.

Video liên quan

Chủ Đề