Pha loãng sữa công thức có sao không

Sữa công thức là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng rất quan trong không thể thiếu cho các bé đặc biệt là với những bé không được bú sữa mẹ. Những lỗi tưởng chừng đơn giản khi mẹ pha sữa công thức cho bé cũng là một trong những nguyên nhân góp phần khiến cho bé còi cọc, chậm lớn mà mẹ không biết. 

  1. Lựa chọn bình sữa không an toàn:

Hiện nay trên thị trường có vô vàn loại bình sữa cho bé với chất liệu và kiểu dáng khác nhau từ thủy tinh, nhựa cứng, nhựa dẻo…

Mẹ cần biết một số loại bình nhựa làm từ nhựa polycarbonate có chứa chất BPA [ viết tắt của từ bisphenol A] mà theo nhiều nghiên cứu khoa học, tiếp xúc lâu dài với chất này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi mẹ khử trùng bình sữa nhựa cho con ở nhiệt độ cao, một lượng chất BPA sẽ bị chảy ra từ bình và em bé dễ dàng nuốt phải khi bú sữa.

Do đó, để bảo vệ bé khỏi chất độc hại, mẹ nên sử dụng bình thủy tinh hoặc nếu vẫn quyết định dùng bình nhựa, hãy tìm loại bình được dán nhãn BPA-free [không chứa BPA].

Những lỗi mẹ mắc phải khi pha sữa cũng là một nguyên nhân góp phần                                  khiến bé còi cọc, chậm tăng cân

2. Không đảm bảo vệ sinh khi pha sữa:

Không thể vì bé quấy khóc đòi ăn mà mẹ không tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh khi pha sữa cho bé thì mẹ đã vô tình mang đến biết bao mầm bệnh cho bé.

Tất cả chai, bình sữa, núm vú và các vật dụng liên quan cần được khử trùng trước khi sử dụng. Sau khi bé bú xong, cần rửa lại chúng với nước nóng và xà phòng thật kĩ càng. Lưu ý đặt núm vú ở nơi an toàn để tránh bị chảy do nhiệt độ cao. Để việc khử trùng các dụng cụ pha sữa có hiệu quả mẹ cần rửa đôi tay mình cho thật sạch bằng nước nóng và xà phòng trước đó thì bình sữa của bé để đảm bảo sữa pha cho bé không bị nhiễm khuẩn.

3. Pha sữa không đúng cách:

Nhiều bà mẹ quan niệm pha được càng nhiều sữa càng tốt hay pha loãng cho bé dễ uống mà không quan tâm đến tỷ lệ có đúng hay không. Nhưng mẹ nên biết rằng nếu mẹ cho quá nhiều nước, bé có thể sẽ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Nếu mẹ cho quá nhiều sữa, bé có thể sẽ bị táo bón. Các em bé uống sữa công thức vốn đã có cơ địa dễ bị táo bón hơn các em bé được bú sữa mẹ hoàn toàn.

Pha sữa đúng theo chỉ dẫn mẹ mới đảm bảo được chất dinh dưỡng cho bé

Khi pha sữa công thức cho con, bắt buộc mẹ phải làm theo đúng hướng dẫn đã ghi trên nhãn hộp sữa, pha đúng tỷ lệ sữa-nước. Hãy dùng chính chiếc thìa mà nhà sản xuất để trong hộp sữa để pha được tỷ lệ chuẩn.

Nhiều mẹ lại có thói quen pha thêm thức ăn, hoa quả vào sữa của bé mà không biết rằng có thể chúng pha chung với nhau sẽ dẫn đến những phản ứng làm giảm chất dinh dưỡng đi và có thể tạo ra những chất không có lợi cho bé.

Sữa sau khi pha cần được bảo quản đúng cách và dùng  trong khoảng                                                   thời gian quy định

4. Để sữa đã pha quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách:

Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, nếu sau 2 giờ đồng hồ mà bé chưa bú xong hết bình thì chỗ sữa thừa đó cần được vứt bỏ. Sữa công thức đã pha để tủ lạnh cũng sẽ phải vứt đi sau 24 giờ đồng hồ không sử dụng. Khi để sữa của bé ở trong tủ lạnh, cần để ở ngăn chính của tủ lạnh, tránh để ở cửa tủ lạnh vì đó là nơi hơi lạnh không được đều.

Từ khóa được tìm kiếm:
  • cách pha sữa cho trẻ sơ sinh
  • cách pha sữa công thức
  • pha loãng sữa công thức
  • pha sữa không đúng tỷ lệ
  • luu y khi pha sua cong thuc
  • //babaucanbiet com/nhung-loi-tai-hai-me-mac-phai-khi-pha-sua-cong-thuc-cho-be/
  • nhung luu y khi pha sua cong thuc
  • pha sữa công thức đúng cách
  • pha sữa không đúng công thức
  • pha sua loang co sao khong

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Đối với trẻ nhỏ, bên cạnh sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng từ các loại sữa công thức đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé đặc biệt là giai đoạn sau khi bé đã cai sữa mẹ. Khi cho bé sử dụng sữa công thức, các mẹ thường chọn cho bé một loại sữa phù hợp với tháng tuổi của bé và có công thức gần giống với sữa mẹ nhất.

Nhiều mẹ đã mắc phải những sai lầm tai hại khi cho bé sử dụng sữa công thức mà không biết sẽ làm hại đến sức khỏe của bé

Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá lạnh

Phần lớn các mẹ thường dùng nước nóng hoặc nước âm ấm để pha sữa cho bé. Nhưng mẹ có biết, việc pha sữa bằng nước quá nóng thì một số dưỡng chất có trong sữa như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B, … dễ bị hư hỏng, biến chất, mất tác dụng do tác dụng của nhiệt độ cao. Ngay cả khi mẹ pha bằng nước sôi trước, rồi chế thêm nước nguội vào sau thì các thành phần sữa đã kịp biến đổi ngay khi gặp nhiệt độ quá cao.

Điều này, khiến cho sữa vô tình trở nên có hại với cơ thể bé. Một số mẹ khác, vì muốn tiết kiệm thời gian, nên sử dụng nước chỉ hơi ấm, thậm chí là nguội để pha sữa cho bé. Điều này vô cùng tệ hại, bởi pha sữa với nước quá nguội sẽ không tan hết và tạo thành những cục sữa nhỏ viên lại, các dưỡng chất trong sữa vì thế mà cũng mất đi và không được bé hấp thu.

Cách pha sữa chuẩn nhất là mẹ dùng nước đã đun sôi để nguội đến nhiệt độ chuẩn từ 40-50 độ để pha sữa cho bé. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất, giúp bảo đảm các thành phần dinh dưỡng trong sữa và giúp bé hấp thu được nhiều.

Quy trình hoàn toàn tự động, Baby Brezza sẽ đem đến bữa ăn sẵn sàng cho bé chỉ chưa đến 10 giây

Hâm sữa bằng lò vi sóng hoặc làm mát bằng cách cho tủ lạnh

Để tiết kiệm thời gian, nhiều mẹ nghĩ ra cách pha sữa một lần trong ngày, rồi bảo quản trong tủ lạnh, hoặc ủ ấm sữa bằng lò vi sóng để cho bé uống. Hoặc khi bé uống không hết phần sữa được pha, mẹ cũng cất đi để cho bé uống tiếp lần sau.

Nhưng điều này gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe của bé, bởi tủ lạnh chỉ có tác dụng bảo quản sữa không hỏng, nhưng lại không ngăn ngừa được vi khuẩn xâm nhập. Trong khi đó, hệ miễn dịch của bé rất non yếu, nếu uống phải sữa nhiễm khuẩn rất dễ gây ra bệnh tật, về lâu dài làm suy yếu sức khỏe bé. Những bình sữa để hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây hại cho bé vì nhiệt độ trong lò vi sóng rất cao làm biến đổi các thành phần có trong sữa.

Chuyển đổi sữa đột ngột

Mẹ thường đột ngột chuyển đổi sữa cho bé từ sữa công thức 1 sang sữa công thức 2 mà không có giai đoạn chuyển tiếp. Chất lượng đạm của hai loại sữa này không giống nhau nên có thể khiến thận của bé không thích nghi kịp thời.

Ngoài ra việc chuyển đổi sữa có thể gây rối loạn tiêu hóa cho bé, vì vậy mẹ lưu ý việc chuyển đổi sữa công thức 1 sang sữa công thức 2 nên được tiến hành từ từ trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần

Từ 1 đến 3 ngày đầu tiên nên chuyển một cữ sữa duy nhất từ sữa công thức 1 sang sữa công thức 2. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 chuyển đổi thêm một cứ sữa nữa. Các ngày tiếp theo chuyển đổi dần cứ sữa công thức 2 đến khi thay thế hết số cữ sữa công thức 1 trong ngày.

Mẹ nhớ không nên pha sữa công thức 1 và sữa công thức 2 chung với nhau. Trong quá trình chuyển đổi sữa nếu có một số vấn đề xảy ra liên quan đến sức khỏe của bé cần xem lại cách pha sữa hoặc sự hấp thu của bé.

Với một vài trường hợp mẹ nên đổi các loại sữa mới cho bé. Đó là khi bé có triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ trên người… Điều này chứng tỏ bé đang bị dị ứng với các loại sữa đang dùng.

Ngoài ra, khi bé sử dụng một loại sữa trong một khoảng thời gian dài mà mẹ không thấy dấu hiệu nào hiệu quả, thì nên tính tới chuyện đổi sữa cho bé.

Máy pha sữa Baby Brezza cho ra một bình sữa hoàn hảo với độ ấm lý tưởng cho bé

Thay đổi công thức pha sữa

Nhiều mẹ vì mong muốn bé ăn được nhiều hơn, tăng cân tốt hơn nên cố tình pha thêm vài thìa sữa bột so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Hoặc do bé lười uống, nên mẹ pha thật đặc để bé uống ít nhưng vẫn được nhiều sữa. Ngược lại, một số mẹ vì tiếc nên quyết định pha loãng hơn.

Cả 2 cách làm này đều vô cùng sai lầm. Bởi tiêu chuẩn về lượng sữa và nước của nhà sản xuất đều đã thông qua nghiên cứu để phù hợp nhất với bé. Việc pha quá đặc sẽ khiến bé khó hấp thu dinh dưỡng trong sữa và chậm phát triển. Còn pha quá loãng sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé. Vì thế, tốt nhất mẹ nên tuân thủ đúng quy chuẩn pha sữa của nhà sản xuất.

Video liên quan

Chủ Đề