Phạm Nhật Vượng giàu thứ máy Đông Nam a

Năm 2020, Đông Nam Á có 92 tỷ phú xuất hiện trong thống kê của Forbes với tổng tài sản 285 tỷ USD tại 6 quốc gia. Số lượng tỷ phú và giá trị tài sản của giới siêu giàu tại Đông Nam Á vượt xa so với nhiều khu vực trên thế giới như Nam Âu, Bắc Âu, Mỹ Latinh.

Việt Nam đóng góp vào bản đồ giới siêu giàu Đông Nam Á với 4 tỷ phú là Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh. Tổng tài sản của 4 người giàu nhất Việt Nam là 10,2 tỷ USD.

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tỷ phú?

Đứng đầu về số lượng cũng như giá trị tài sản của giới tỷ phú trong khu vực hơn 600 triệu dân là quốc gia có diện tích nhỏ nhất Singapore. Đảo quốc này có 26 tỷ phú với tổng tài sản 79,1 tỷ USD.

Tại châu Á, tổng tài sản của các tỷ phú Singapore đứng trong top 5, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hong Kong và Nhật Bản. Với diện tích khiêm tốn, Singapore cũng là một trong những nơi có mật độ tỷ phú lớn nhất thế giới.

Quốc gia xếp thứ 2 trên bản đồ tỷ phú Đông Nam Á là Thái Lan. Xứ sở chùa vàng có 20 vị tỷ phú sở hữu tổng tài sản ròng 66,1 tỷ USD.

Theo sau Thái Lan là quốc gia có dân số và quy mô nền kinh tế lớn nhất khu vực, Indonesia. Tại đất nước vạn đảo, 15 người giàu nhất đang nắm giữ khối tài sản tộng cộng 53,7 tỷ USD.

Đồ họa: Việt Đức.

Đứng thứ 4 là Malaysia với số lượng 12 tỷ phú cùng tổng giá trị tài sản 44,7 tỷ USD. Philippines có nhiều tỷ phú hơn với 15 người nhưng quy mô tổng tài sản lại thấp hơn, đạt 31 tỷ USD.

Việt Nam xếp cuối trong bản đồ tỷ phú khu vực Đông Nam Á về số lượng lẫn giá trị tài sản. Trong khi đó, Lào, Campuchia, Myanmar, Brunei, Timor Leste chưa có doanh nhân nào xuất hiện trong danh sách tỷ phú của Forbes.

Ông chủ Vingroup và các tỷ phú giàu nhất khu vực

Người giàu nhất Việt Nam năm nay vẫn là tỷ phú Phạm Nhật Vượng với khối tài sản 5,6 tỷ USD. Độ giàu có của chủ tịch Vingroup tương đương với người giàu nhất Philippines - Manuel Villar.

Khối tài sản 5,6 tỷ USD của ông Villar đa phần cũng đến từ bất động sản. Tỷ phú này sở hữu những doanh nghiệp kinh doanh địa ốc, trung tâm thương mại lớn nhất nhì Philippines như Vista Landsacpes, Starmalls.

Tuy nhiên, khối tài sản của ông Vượng và ông Manuel Villar chưa bằng phân nửa so với hai tỷ phú giàu nhất Thái Lan và Indonesia.

Dù mất đi 5 tỷ USD sau một năm, tỷ phú Indonesia R. Budi Hartono vẫn là người giàu nhất Đông Nam Á với tài sản 13,6 tỷ USD. Đặc biệt, anh của ông, tỷ phú Michael Hartono cũng sở hữu khối tài sản khủng 13 tỷ USD và chính là người giàu thứ hai tại xứ vạn đảo sau em trai.

Tỷ phú giàu nhất Indonesia và Đông Nam Á, R. Budi Hartono. Ảnh: Kabarbisnis.

Phần lớn tài sản của gia đình tỷ phú Hartono đến từ khối cổ phần tại ngân hàng Bank Central Asia. Gia tộc này còn sở hữu các công ty thuốc lá, điện tử lớn tại Indonesia và nhiều bất động sản đắt giá ở thủ đô Jakarta.

Người giàu thứ hai trong khu vực với khối tài sản không chênh lệch nhiều là tỷ phú Thái Lan Dhanin Chearavanont. Doanh nhân giàu nhất Thái Lan đang sở hữu 13,5 tỷ USD, nhiều hơn tổng tài sản của cả 4 tỷ phú Việt Nam.

Ông Chearavanont là cựu chủ tịch CP, doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Thái Lan với doanh thu 63 tỷ USD năm 2018. Năm 2017, ông Chearavanont nghỉ hưu sau 48 năm lãnh đạo CP, giao lại vị trí chủ tịch và CEO của tập đoàn cho 2 con trai.

Tại Singapore, vị trí người giàu nhất thuộc về nhà sáng lập chuỗi nhà hàng lẩu Halidao Zhang Yong với 11 tỷ USD. Ông chủ Halidao mới chỉ xuất hiện trong danh sách người giàu của đảo quốc sư tử từ năm ngoái.

Lý do là "vua lẩu" Zhang Yong thay đổi quốc tịch từ Trung Quốc sang Singapore vào năm 2019. Từ quán lẩu nhỏ đầu tiên ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc khai trương năm 1994, Halidao ngày nay đạt doanh thu khoảng 17 tỷ USD với gần 500 nhà hàng trên toàn cầu.

Đồ họa: Việt Đức.

Ở nước láng giềng Malaysia, tỷ phú giàu nhất năm nay vẫn là ông Robert Kuok với tài sản 9,6 tỷ USD. Người giàu nhất Malaysia năm nay đã 96 tuổi, là ông chủ của tập đoàn Kuok, từng được xem là “vua đường châu Á” trong thập niên 1970 trước khi mở rộng đầu tư vào nhiều lĩnh vực gồm bất động sản, khách sạn, sản xuất. Ông còn có cổ phần lớn ở tập đoàn nông nghiệp, hàng tiêu dùng Wilmar International.

[Theo Zing]

Contact

Điện thoại:
[+84] 243 9412852

Email:

Người Đồng Hành là Chuyên trang Thông tin Tài chính của Tạp chí điện tử Nhịp Sống Số theo Giấy phép số 197/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19/04/2016. Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ cổng thông tin này.

Danh sách tỉ phú Việt Nam 2021 do tạp chí Forbes xếp hạng - Ảnh: Chụp màn hình

Bất chấp đại dịch COVID-19, nhóm tỉ phú thế giới tăng mạnh về số lượng lẫn tài sản, trong đó Việt Nam có 6 nhân vật góp mặt trong danh sách thống kê của Forbes.

Theo danh sách tỉ phú được tạp chí Forbes công bố ngày 6-4, thế giới hiện có 2.755 tỉ phú, tăng 660 người so với năm ngoái. Họ sở hữu số tài sản trị giá 13.100 tỉ USD, tăng mạnh so với 8.000 tỉ của năm ngoái.

Trong số này có 463 người lần đầu tiên lọt vào danh sách, đồng nghĩa với việc trung bình có 1 tỉ phú xuất hiện mỗi 17 giờ trong năm qua. Trung Quốc, Hong Kong có thêm 210 tỉ phú mới trong khi Mỹ có thêm 98 người.

Việt Nam năm nay có 6 tỉ phú, đứng đầu là ông Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Vingroup. Forbes ước tính tài sản của ông Vượng là 7,3 tỉ USD và xếp ông giàu thứ 344 trên thế giới.

Ông Phạm Nhật Vượng trên bảng xếp hạng của Forbes - Ảnh chụp màn hình

Tạp chí Mỹ xếp nữ tỉ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Thị Phương Thảo là người giàu thứ 2 Việt Nam và thứ 1.111 thế giới với 2,8 tỉ USD.

Đứng thứ 3 trong danh sách tỉ phú Việt Nam là người sáng lập Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long, sở hữu 2,2 tỉ USD, và tiếp đó là ông Hồ Hùng Anh - chủ tịch Techcombank, Trần Bá Dương - chủ tịch Công ty Trường Hải [Thaco] với cùng 1,6 tỉ USD. Cuối cùng là ông Nguyễn Đăng Quang với 1,2 tỉ USD.

Ông Jeff Bezos vẫn là người giàu nhất thế giới năm thứ 4 liên tiếp với tài sản tăng 64 tỉ USD lên 177 tỉ nhờ cổ phiếu của Amazon tăng giá. Tỉ phú Elon Musk nhảy vọt lên vị trí thứ 2 với 151 tỉ USD, tăng thêm 126,4 tỉ chỉ trong vòng một năm, cũng nhờ cổ phiếu của Tesla tăng hơn 700%. 

Tiếp đó là các tỉ phú Bernard Arnault, Bill Gates, Mark Zuckerberg. Tài sản của nhóm 10 tỉ phú giàu nhất chiếm 1.150 tỉ USD, tăng 2/3 so với năm ngoái.

Các tỉ phú Mỹ [theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên phải] Jeff Bezos, Bill Gates, Mark Zuckerberg và Elon Musk - Ảnh: Washington Post

Mỹ vẫn là nước có nhiều tỉ phú nhất thế giới với 724 người, trong khi Trung Quốc thu hẹp cách biệt với 698 tỉ phú. Ấn Độ đứng thứ 3 với 140 tỉ phú.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tổng cộng 1.149 tỉ phú hiện đang sở hữu 4.700 tỉ USD, cao hơn tổng tài sản 4.400 tỉ USD của các tỉ phú Mỹ.

Kim Kardashian West thành tỉ phú USD: Ngôi sao tai tiếng làm giàu nhờ đâu?

TRẦN PHƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề