Phần nằm sâu dưới mặt đất, có nhiệm vụ chống đỡ các bộ phận bên trên của ngôi nhà: là bộ phận nào

Cấu trúc của một ngôi nhà gồm có những bộ phận nào? Nhà do một tổ hợp các nguyên tắc nhất định tạo thành, đi từ quá trình thi công đến khi hoàn thiện thiết kế nhà gồm các bộ phận chính như sau:

Cấu trúc của một ngôi nhà dân dụng

Kết cấu phần móng

Móng nhà là bộ phận dưới cùng nằm sâu trong lòng đất, thành phần liên kết với nền đất chống đỡ các yếu tố của công trình và không gian bên trên.

Móng bao gồm tường móng, trụ móng và đế móng.

Phần móng còn bao gồm các thành phần kỹ thuật như bể nước ngầm, bể phốt, các đường ống cấp thoát nước, đôi khi có đường điện, đường điện thoại [trong khu vực các đường kỹ thuật này đều được chôn ngầm]

Kết cấu phần thân

Cột: là bộ phận chịu lức theo phương thẳng đứng và truyền trực tiếp trọng tải xuống móng.

Dầm: là thành phần nằm ngang, chống đỡ lực tác dụng thẳng góc theo chiểu dài của dầm. Dầm là cấu kiện vượt qua không gian giữa các cột. Cột và dầm hình thành hệ kết cấu khung và liên kết các cột lặp đi lặp lại trong không gian.

Tường: là thành phần thẳng đứng, có nhiệm vụ ngăn cách các phòng với nhau và với bên ngoài, đỡ những tấm sàn, mái che và truyền xuống móng trọng lượng của bản thân chúng và của những cấu kiện khác

Theo vị trí tường được chia ra:

- Tường bao: có nhiệm vụ che kín ngôi nhà, bảo vệ bên trong đối với thời tiết.

- Tường ngăn: có nhiệm vụ ngăn cách giữa các phòng

Theo chức năng, tường được chia ra:

- Tường chịu lực: Tường chịu lực tác dụng từ trên xuống dưới. Tường ngăn thường hỗ trợ tường chịu lực để tăng tính ổn định. 

-Tường không chịu lực: Tường chi chịu tải bản thân nó và không liên kết với kết cấu khung để trờ thành hệ thống chịu tải. Chúng tự do bố trí, thay đổi để phù hợp với ý thích, hoàn cảnh.

Sàn, gác: là tấm bê tông cốt thép đặt nằm ngang và phẳng, có nhiệm vụ phân cách giữa các tầng và đỡ lớp lái. Sàn tựa lên các tường chịu lực hay lên các dầm của khung chịu lực

Cầu thang: là bộ phận dùng cho việc đi lại giữa các tầng nhà [cầu thang trong] và giữa sân với trong nhà [cấu thang ngoài].

Cửa đi và cửa sổ: Cửa dùng để liên hệ giữa các phòng và ngăn cách với bên ngoài, bảo vệ an ninh cho ngôi nhà. Cửa sổ có tác dụng thông gió và lấy ánh sáng cho căn phòng, ngoài ra hệ cửa sổ còn có tác dụng trang trí cho ngôi nhà.

Kết cấu phần mái

Mái nhà là bộ phận che chở cho ngôi nhà.

Phần mái đưa ra trước công trình đế không cho nước mưa rơi từ trên mái xuống mặt trước gọi là mái đua. Nước được tập trung vào hệ thống máng tôn, sau dó chảy vào ống đứng và đố vào hệ thống thoát. Cửa trời là cửa để chiếu sáng tầng giáp mái. 

Xem thêm: 

1. Ngoài các khu vực chính, trong nhà ở còn có những khu vực nào?

2. Trong nhà ở, một vài khu vực có thế được bố trí chung một vị trí. Em hãy chỉ ra các khu vực có thể bố trí chung với nhau trong các khu vực sau: nơi thờ cúng, nơi học tập, nơi tiếp khách, nơi ngủ nghỉ, nơi nấu ăn, nơi tắm giặt, nơi vệ sinh, nơi chăn nuôi, nơi ăn uống, nơi phơi quần áo.

3. Em hãy cho biết tên kiến trúc nhà ở trong mỗi hình dưới đây.

4. Trong các kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam, theo em, kiểu kiến trúc nào nên xây dựng bằng bê tông cốt thép?

5. Em hãy quan sát các ngôi nhà dưới đây và cho biết ngôi nhà nào có kết cấu vững chắc nhất.

6. Em hãy cho biết những ngôi nhà trong hình đưới đây đang thực hiện ở bước nào của quy trình xây dựng nhà.

Xem lời giải

Haylamdo biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 Chương 1: Nhà ở hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 6.

Trắc nghiệm Bài 1: Nhà ở đối với con người

Câu 1. Nhà ở cấu tạo gồm mấy phần chính?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Trả lời

Đáp án: C

Vì: Cấu tạo của nhà ở gồm 3 phần chính:

+ Móng nhà

+ Thân nhà

+ Mái nhà

Câu 2. Cấu tạo của nhà ở có:

A. Phần móng nhà B. Phần thân nhà

C. Phần mái nhà D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời

Đáp án: D

Vì: Cấu tạo của nhà ở được chia làm 3 phần như trên.

Câu 3. Hãy cho biết phần nào của ngôi nhà nằm sâu dưới mặt đất?

A. Móng nhà B. Thân nhà

C. Mái nhà D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời

Đáp án: A

Vì:

+ Thân nhà: nằm trên mặt đất nên đáp án B sai.

+ Mái nhà: là phần nằm trên cùng của ngôi nhà nên đáp án C sai.

+ Do B và C sai nên D cũng sai.

Câu 4. Hãy cho biết, bộ phận nào của ngôi nhà nằm trên cùng?

A. Móng nhà B. Thân nhà

C. Mái nhà D. Móng nhà và thân nhà

Trả lời

Đáp án: C

Vì: mái nhà ở trên cùng làm nhiệm vụ che phủ và bảo vệ các bộ phận bên dưới.

Câu 5. Vai trò của móng nhà là gì?

A. Chống đỡ các bộ phận bên trên của ngôi nhà

B. Tạo nên kiến trúc của ngôi nhà.

C. Che phủ và bảo vệ các bộ phận bên dưới ngôi nhà

D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời

Đáp án: A

Vì:

+ Tạo nên kiến trúc của ngôi nhà là vai trò của thân nhà

+ Che phủ và bảo vệ các bộ phận bên dưới ngôi nhà là vai trò của mái nhà.

Câu 6. Kiến trúc nhà ở phụ thuộc vào:

A. Điều kiện tự nhiên

B. Tập quán địa phương

C. Điều kiện tự nhiên và tập quán địa phương.

D. Không phụ thuộc vào yếu tố nào.

Trả lời

Đáp án: C

Vì: Ở nước ta có nhiều kiểu kiến trúc nhà ở khác nhau, tùy theo điều kiện tự nhiên và tập quán của từng địa phương.

Câu 7. Kiến trúc nhà ở phân loại theo mấy khu vực?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Trả lời

Đáp án: C

Vì: Phân loại theo khu vực:

+ Nông thôn

+ Thành thị

+ Các khu vực khác

Câu 8. Kiểu nhà nào sau đây thuộc khu vực thành thị?

A. Nhà liên kế B. Nhà sàn

C. Nhà ba gian truyền thống D. Nhà nổi

Trả lời

Đáp án: A

Vì:

+ Nhà sàn thuộc khu vực vùng núi

+ Nhà nổi thuộc khu vực vùng sông nước.

+ Nhà truyền thống ba gian thuộc khu vực nông thôn.

Câu 9. Kiểu nhà nào sau đây không thuộc khu vực thành thị?

A. Nhà chung cư B. Nhà biệt thự

C. Nhà truyền thống năm gian D. Nhà liên kế

Trả lời

Đáp án: C

Vì: nhà truyền thống năm gian thuộc khu vực nông thôn.

Trắc nghiệm Bài 2: Sử dụng năng lượng trong gia đình

Câu 1. Con người sử dụng loại năng lượng nào sau đây?

A. Điện

B. Chất đốt

C. Điện và chất đốt

D. Điện, chất đốt, năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

Trả lời

Đáp án: D

Vì: Con người sử dụng các nguồn năng lượng trên để thực hiện các hoạt động hằng ngày trong gia đình.

Câu 2. Năng lượng điện dùng để:

A. Chiếu sáng B. Nấu ăn

C. Học tập D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời

Đáp án: D

Vì: Điện cung cấp năng lượng không chỉ cho chiếu sáng, nấu ăn, học tập mà còn dùng cho giặt, là quần áo, giải trí, …

Câu 3. Chất đốt dùng để:

A. Nấu ăn B. Sưởi ấm

C. Chiếu sáng D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời

Đáp án: D

Vì: Ngoài dùng cho nấu ăn và sưởi ấm, chất đốt còn được dùng để chiếu sáng.

Câu 4. Biện pháp tiết kiệm chất đốt là:

A. Điều chỉnh ngọn lửa phù hợp với diện tích đáy nồi

B. Điều chỉnh ngọn lửa phù hợp với món ăn

C. Sử dụng thiết bị có tính năng tiết kiệm

D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời

Đáp án: D

Vì: Ngoài các biện pháp trên, cần tắt thiết bị ngay khi sử dụng xong để tiết kiệm nguồn năng lượng chất đốt.

Câu 5. Biện pháp nào sau đây không tiết kiệm chất đốt?

A. Tắt thiết bị ngay sau khi sử dụng xong.

B. Sử dụng các loại đồ dùng, thiết bị có tính năng tiết kiệm năng lượng.

C. Khi đun nấu để ngọn lửa quá to

D. Ngọn lửa phù hợp với món ăn

Trả lời

Đáp án: C

Vì: Ngọn lửa quá to gây lãng phí chất đốt.

Câu 6. Việc làm nào sau đây giúp tiết kiệm năng lượng điện?

A. Tận dụng gió tự nhiên B. Tận dụng ánh sáng tự nhiên

C. Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời

Đáp án: D

Vì: vì những việc làm trên giúp giảm bớt việc sử dụng các đồ dùng điện.

Câu 7. Việc làm nào sau đây gây lãng phí điện?

A. Điều chỉnh hoạt động của đồ dùng điện ở mức vừa đủ dùng

B. Thay thế các đồ dùng điện thông thường bằng các đồ dùng điện tiết kiệm.

C. Chỉ sử dụng điện khi cần thiết

D. Bật các thiết bị điện khi không sử dụng

Trả lời

Đáp án: D

Vì: như vậy sẽ gây lãng phí điện năng.

Câu 8. Tại sao phải sử dụng tiết kiệm năng lượng?

A. Để giảm chi phí cho gia đình B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

C. Bảo vệ môi trường D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời

Đáp án: D

Vì:

+ Sử dụng nhiều năng lượng điện sẽ tăng chi phí sinh hoạt cho gia đình.

+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác cạn kiệt để sản xuất năng lượng.

+ Sản sinh ra khí cacbonic gây ô nhiễm môi trường.

....................................

....................................

....................................

Video liên quan

Chủ Đề