Phân tích bản chất tâm lý người mang tính chủ thể và mang tính xã hội lịch sử nếu ví dụ mình hóa

1. Bản chất của tâm lý người

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử.

1.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể

Tâm lý người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải là do não tiết ra như gan tiết ra mật. tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua,"lăng kính chủ quan".

Thế giới khách quan tồn tại bằngcác thuốộ tính không gian, thời gian và luông vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động. Nói một cách chung nhất, phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết [hình ảnh] tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động, chẳng hạn:

+ Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và ngược lại bảng đen làm mòn [để lại vết] trên viên phấn [phản ánh cơ học].

+ Hệ thống khí hyđrô tác động qua lại với hệ thống khí ôxi, đó là phản ánh [phản ứng] hoá học để lại một vết chung của hai hệ thống là nước [2H2 + o2 = 2H2o].

Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hoá lẫn nhau, từ phản ánh cơ vật lí, hoá học đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý.

- Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt:

+ Đó là sự tác động của hiện tượng khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, bộ não người -tổ chức cao nhất của vật chất, Chỉ có hệ thần kinh và bộ não người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trên não hình ảnh tinh thần [tâm lý] chứa đựng trong vết vật chất, đó là các quá trình sinh lí, sinh hoá ở trong hệ thần kinh và não bộ. C. Mác nói: Tinh thần, tư tưởng, tâm lý... chẳng qua là vật chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có.

Điều đó có nghĩa là, về mặt cơ chế hình thành và diễn biến của tâm lý có thể coi tâm lý diễn ra theo cơ chế một phản xạ có điều kiện với ba khâu chủ yếu sau:

Khâu thứ nhất là khâu tiếp nhận các kích thích từ thế giới bên ngoài tạo nên hưng phấn dẫn truyền vào não theo đường hướng tâm.

Khâu thứ hai, diễn ra ở trung ương thần kinh của bộ não, tạo nên các hình ảnh tâm lý.

Khâu thứ ba - khâu trả lời, dẫn truyền hưng phấn từ trung ương thần kinh theo đường li tâm gây nên các phản ứng của cơ thể. Người ta coi tất cả các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lí là các phản xạ có điều kiện.

+ Phản ánh tâm lý lí tạo ra "hình ảnh tâm lý" [bản "sao chép", "bản chụp"] về thế giới, hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới quan vào não. Song hình ảnh tâm lý khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lí, sinh vật ở chỗ:

Hình ảnh tâm lý mang tính Sinh động, sáng tao, thí dụ: hình ảnh tâm lý về cuốn sách trong đầu một con người biết chữ, khác xa về vật chất với hình ảnh vật lí có tính chất "chét cứng", hình ảnh vật chất của chính cuốn sách đó có ở trong gương.

Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân [hay nhóm người] mang hình ành tâm lý đó, hay nói cách khác hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm lý thể hiện ở chỗ: mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình [về nhu cầu, xu hướng, tính khí, năng lực]... vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan.

Hay nói cách khác, con người phản ánh thế giới bằng hình ảnh tâm lý, thông qua "lăng kính chủ quang của mình.

- Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ:

+ Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau.

+ Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.

+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.

+ Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.

Do đâu mà tâm lý người này khác tâm lý người kia về thế giới khách quan?

Điều đó do nhiều yếu tố chi phối. trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống. Vì thế, tâm lý người này khác tâm lý người kia.

Từ luận điểm nói trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận thực tiễn sau:

- Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu, cũng như khi hình thành, cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động.

- Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng [chú ý đến cái riêng trong tâm lý mỗi người].

- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp đế nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người.

1.2. Bản chất xã hội của tâm lý người

- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêngcủa mỗi người.. âm lý con người khác xa với tâm lý của một số loài động vật cao cấp ở chỗ: tâm lý người - có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.

- Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau:

+ Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan [hếgiới tự nhiên và xã hội], trong đó cuộc sống xã hội là cái quyết định [quyết định luận xã hội]. Ngay cả phần tự nhiên trong thế giới cũng được xã hội hoá. Phần xã hội hoá thế giới quyết định tâm hlíngười thể hiện qua: các quan hệ kinh tế - xã hội, các mối quan hệ đạo đức pháp quyền, các mối quan hệ con người -con người từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, khối phố cho đến các quan hệ nhóm, các quan hệ cộng đồng... các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lý người [bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội]. Trên thực tế, con người thoát li khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người - người, đều làm cho tâm lý mất bản tính người [những trường hợp trẻ em do động vật nuôi từ bé, tâm lý của các trẻ này không hơn hẳn tâm lý loài vật].

+ Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Con người là một thực thể tự nhiên và điều chủ yếu là một thực thể xã hội. Phần tự nhiên ở con người [như đặc điểm cơ thể, giác quan, thần kinh, bộ não] được xã hội hoá ở mức cao nhất. Là một thực thể xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách một chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo, tâm lý của con người là sản phẩm của hoạt động con người với tư cách là chủ thể xã hội, vì thế tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người.

+ Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hôi, nền văn hoá xã hội, thông qua hoạt động, giao tiếp [hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội], trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội giữ vai trò quyết định.

+ Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.

Tóm lại, tâm lý người có bản chất xã hội, vì thế phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lý con người...

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thức [Chủ biên] - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn
  • Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

PSYCHOLOGYtâm lý của mỗi cá nhân cỏ nội dung khác nhau, về nội dung xã hội trong tâm lý của con người, c. Mác nóirằng, bản chất của con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội.* Tâm lý con người mang tính lịch sử, nghĩa là nó luôn vận động, biến đổi. Thé giới xung quanh vậnđộng, phát triển không ngừng. Tâm lý con người là sự phản ánh thế giới xung quanh, cũng không ngừngvận động, phát triển. Khi chuyển qua một thời kỳ lịch sử khác, những biến đổi trong xã hội sớm muộn sẽdẫn đến những thay đổi trong nhận thức, tình cảm. ý chí, nếp nghĩ, lối sống, thể giới quan... của conngười. Ví dụ: ờ nước ta trước đây ừong thời kỳ bao cấp, những người giàu có nhiều tiền, kể cả bàng conđường lao động chân chính, thường ngại nhừng người xung quanh biết là họ giàu có, nhiều tiền của. Tuynhiên cùng với sự xuất hiện cùa cơ che thị trường, tâm lý đó cũng thay đổi: sự giàu có trở thành niềm tựhào, niềm kiêu hãnh và người ta còn tìm cách chứng tò sự giàu có cùa mình bằng cách xây nhà cao, to,lộng lẫy, mua sám nhiều đô dùng tiện nghi, đắt giá.CÂu 6: Phân tích quá trình hình thành, phát triển ý thức?Ý thức là năng lực hiểu được tri thức về thế giới khách quan mà con người tiếp thu được và năng lựchiểu được thế giới chù quan trong chính bàn thân mình, nhờ đó con người có thể cài tạo được thế giớikhách quan và hoàn thiện bản thân mình.Ý thức chi có ờ con người [con vật không có ý thức mặc dù chúng có tâm lý]. Ý thức con người cóđược là do con người có lao động [chế tạo ra công cụ lao dộng, cải tạo thế giới khách quan, phục vụ chocon người] và có ngôn ngữ.Nhờ có ý thức con người có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và tìm ra mối quan hệ giữacác sự vật hiện tượng với nhau, đề ra các quy luật làm biến đổi thế giới khách quan...Thế giới khách quan được con người phàn ánh bằng những hình ảnh tâm ]ý chân thực. Đây là lầnphản ánh thứ nhất. Những hình ành tâm lý đó được con người phân tích, đánh giá, tỏ thái độ và từ đó conngười có được những thông tin, những nhận định mới để tác động tới thế giới khách quan, thay đổi cải tạonó và đồng thời hoàn thiện bản thân. Đây là lần phản ánh thứ hai.Do vậy, ý thức chinh là sự phản ánh cùa phản ánh, hiểu biết của hiểu biết.Sự hinh thành, phát triển ý thức được xem xét trên hai phương diện:1- Sự hình thành, phát triển ý thức xét trên phương diện chủng loạiNhững yếu tổ sinh học của các tiền thân xa xưa của loài người [đặc điểm giải phẫu sinh lý của bộnăo, của các cơ quan trong cơ thể con người], chi tạo tiền đề vật chất, tạo khả năng cho sự xuất hiện ýthức. Nguyên nhân trực tiếp cho sự hình thành, phát triển ý thức là các nhân tố nàm ngay trong xã hội củacon người. Đỏ là: lao động và ngôn ngữ.Lao động: con người khác với loài vật là con người có lao động, con vật không có lao động. Con vậtchi biết sử dụng những cái có sẵn để thoả mân nhu cầu sinh học. Con người nhờ có lao động đã chế tạo racông cụ lao động, cảj tạo thể giới khách quan và bắt nó phục vụ cho nhu cầu của con người.- Ngôn ngữ: Con người trong quá trinh lao động đã phải làm việc chung với nhau, nương tựa vàonhau và ữao đổi thông tin, tâm tư, tình cảm... với nhau. Trải qua quá trình lâu dài, từ những tiếng hú, conngười đâ hình thảnh tiêng nói với âm thanh tách bạch. Ngôn ngữ ra đòri. Theo Mác thì: Bắt đầu là laođộng. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ. Đó là hai nhân tố chủ yếu biến óc vượn trởthành óc người.Xã hội con người ngày càng phát triển qua các thời kỳ xã hội khác nhau. Ý thửc con người cũngngày càng hoàn thiện.2. Sự hình thành, phát triển ý thức xét trên phương diện cá thể PSYCHOLOGYĐây là sự lặp lại độc đáo so với sự hình thành, phát triền ý thức xét ừên phương diện chủng loại. Hainhân tổ chủ yểu quyểt định cho sự hỉnh thành, phát triển ý thức cùa từng người là nhân tố hoạt động cánhân và giao tiếp xã hội.Con người từ khi sinh ra dến khi trường thành để có được ý thức cần phải có một chuỗi các hoạtđộng nổi tiếp nhau trong cuộc sống cùa họ. Đó là: hoạt dộng vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động laođộng, hoạt động văn hoả xã hội...Những hoạt động trên chi có thể diễn ra thông qua các quan hệ giao tiếp của mỗi ngưòri. Đó là quanhệ gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ công việc...Câu 3: đặc điểm, vai trò của hoạt động:Câu 4: So sánh cảm giác và tri giác.Cảm giác là quá trình nhận thức, phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượngvà trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của ta.Tri giác là quả trình nhận thức, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiệntượng khi chúng trực tiểp tác động vào các giác quan của chúng ta.Nhưng điểm giống nhau và khác nhau giữa cảm giác và tri giác- Giống nhau:+ Cùng là sự phản ảnh hiện thực khách quan+ Được hình thành trong đởì sống của con người, phản ánh các vẩn đề của xã hội.+ Đeu mang tính chủ thể.- Khác nhau:+ Cảm giác phàn ảnh từng thuộc tính bề ngoài về mùi, màu, vị... còn tri giác phản ánh một cách trọnvẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng.+ Sản phẩm cảm giác là những cảm nhận về một thuộc tính bề ngoài, còn sản phấm tri giác là mộthình ảnh trọn vẹn.+Tính chủ thể của tri giác cao hơn.+ Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính và qua nó ta có được bức tranh sinh động vềhình ảnh các sự vật hiện tượng bên ngoài thế giới khách quan.Cảm giác là nền tảng, chất liệu cho tri giác.Cả hai dều là nhận thức cảm tính vì nhận thức, phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ hay trọn vẹn, bềngoài của sự vật, hiện tượng và trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng đang tác động trực tiếp vào cácgiác quan của ta chứ chưa thể phản ánh những đặc điểm, thuộc tính, bản chất qui luật của những sự vậthiện tượng.Câu 13: Trình bày các đặc điểm của tư duy, phân biệt nhận thức cảm tính và lí tính?Trả lời:Tư duy là quá trình nhận thức phản ảnh các thuộc tính bản chất, những mối Hên hệ và quan hệ bêntrong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đỏ ta chưa biết.Đặc điểm của tư duy gồm:ỉ. Tính có vấn đề của tư duy- Khi con người tư duy là con người gặp cái mới, cái muốn biểt, này sinh thắc mắc và mâu thuẫn.Tức là khi ta gặp tình huống có vấn đề. PSYCHOLOGY- Tình huống có vẩn đề chi xuất hiện khi ta không thể giải quyết nó bằng vốn tri thức cũ, phươngthức cũ.- Tình huống có vấn đề mang tỉnh chủ thể rõ rệt.2. Tính giản tiếp- Tư duy phản ánh không nhất thiết phải cỏ mặt của sự vật hiện tượng tác động. Chủ yếu là xử lýthông tin trong đẩu.- Tư duy giúp ta quay về quá khử, lục tím quá khứ và hướng tới tương lai.3. Tính khái quát- Tư duy phản ánh không dừng ờ một sự vật mà nỏ hướng vào nhiều sự vật ừong mối quan hệ, liênhệ với nhau.* Tư duy phản ánh khái quát là phản ánh bàng: nguyên lý, nguyên tắc, bằng công thức, đáp số, băngnhận định, đánh giá, bàng quy luật và bằng gạt bỏ hay giữ lại những thuộc tính cần thiết.4. Tư duy có quan hệ với ngôn ngữĐây là mối quan hệ chặt chẽ, gán bó với nhau. Không có một quá trình tư duy nào mà không có sựtham gia của ngôn ngữ. Ngược lại, ngôn ngữ mà không dựa vào tư duy thì nó không có ý nghĩa.5. Tư duy cỏ quan hệ với nhận thúc cảm tínhĐây cũng là mối quan hệ gán bó, cụ thể:- Nhận thức cảm tính là cơ sờ cùa tư duy, là thành phần của tư duy. Không có cảm tính thì không cótư duy.- Tư duy tác động lại nhận thức cảm tính, làm thay đổi chất lượng của cảm tính.Để phân biệt NTCT và NTLT: nệu hai định nghĩaCâu 15: Phân tích bản chất xã hội của tư duy, so sánh tư duy với NTCT?Trả lời:Tư duy là quả trình nhận thức phản ánh các thuộc tính, bản chất, những mổi liên hệ và quan hệ bêntrong có tính quy luật của sự vật hiện tượng, ừong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.Bản chất xã hội của tư duy thể hiện:- Con người sinh ra chưa có tư duy, tư duy chi được hình thành trong quá trình sống, tiếp xúc vàtiếp thu nền văn minh con người.- Mọi hành động tư duy cùa con người đều phải dựa vào kinh nghiệm xâ hội mà thế hệ trước đã tíchlũy.- Tư duy sử dụng ngốn ngữ cũng là do thế hệ trước tạo ra với tư cách là phưcmg tiện biếu đạt kháiquát và gìn giữ các kết quả hoạt động nhận thức cùa loài người.- Tư duy của con người được náy sinh từ nhu cầu của xã hội nghĩa lả ý nghĩ của con người đượchướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ cấp thiết của xã hội.- Tư duy là giải quyết các vấn đề của cả nhân, cùa tập thể và của xã hội.So sánh tư duy và NTCT:GIỐNG: đều là quá trình tâm lí của con người, nằm trong quá trình nhận thức, là sự phản ánh HTKQvào bộ não con người.Khác: [tự nêu, có ở mục trên]Về khái niệm:… PSYCHOLOGYVề vai trò:…Cẳu 19: So sánh giữa tư duy với tưởng tượng?Trả lời:Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh các thuộc tính, bản chất, nhũng mối liên hệ và quan hệ bênữong có tính quy luật của sự vật hiện tượng, ừong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.Tường tượng là quá trình nhận thức phản ánh, những cái chưa từng có những kinh nghiệm của cánhân băng cách xây dựng những hình ành mới trên cơ sở những hiện tượng đã có.Những điểm giổng nhau và khác nhau giữa tư duy với tưởng tượng:Giống nhau:- Đều nảy sinh từ tình huổng có vấn đề và cùng liên quan mật thiểtt với nhận thức cảm tính.- Đều phản ánh gián tiếp.- Đều sử dụng ngôn ngữ và lấy tài liệu ngôn ngữ làm cơ sờ, chất liệu để giải quyết vấn dề.Khác nhau:Cùng nảy sinh trong tình huống có vẩn đề, nhưng tư duy chỉ xảy ra với những dữ kiện tài liệu rõràng, sáng tỏ.- Két quà của tư duy là những khải niệm, còn kết quả của tưởng tượng là những biểu tượng.Tưởng tượng phong phú giúp tư duy sâu sắc hơn và ngược lại.Câu 26: So sánh xúc cảm và tình cảm?Xúc cảm là những rung động của con người trước một tình huổng cụ thề mang tính nhất thời, khôngổn định.Tình cảm là thái độ cảm xúc, mang tính ổn định cùa con người đổi với hiện thực khách quan.Những điểm giống nhau và khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm:Giống nhau:- Đều do hiện thực khách quan tốc động vào mà có.- Đều là nét nồi bật ưên bộ mặt tâm lý cá nhân, biểu thị thái độ tích cực của con người trước tácđộng của hoàn cảnh xung quanh.- Nội dung và hình thức biểu hiện đều mang đậm màu sác chủ quan.- Đều có cơ sờ vật chất trên vỏ não và cỏ khuynh hướng truyền cảm. Ví dụ: Trong gia đình khi cómột người gặp chuyện buồn thì người khác cũng không vui được.Khác nhau:- Xúc càm là quá trình tâm lý, mang tính nhất thời không ổn định và xác định. Tình cảm là thuộctính tâm lý, là nét tâm lý tương đối ổn định, xây dụng ưong thời gian lâu dài mang tính tiềm ẩn và chỉ khigặp hoàn cảnh thích hợp bộc lộ ra bên ngoài thông qua xúc cảm.- Xúc cảm có trước, tình cảm có sau. Xúc cảm qua quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa và kháiquát hóa trở thành tình cảm.- Xúc cảm luôn có sự đa dạng về nội dung và hình thức biểu hiện so với tình cảm.- Xúc cảm có ở người và động vật, còn tình cảm chi có ở con người.Câu 31: Phân tích các phẩm chất ý chí? PSYCHOLOGYTrả lời:Ý chí là mặt năng động cùa ý thức, biểu hiện ờ năng lực thực hiện những hành động có mục đích,đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.Các phẩm chat của ý chí:- Tính mực đích: Là phẩm chất đảm bảo cho con người khi hành động đều đề ra cho mình nhữngmục đích trước mẳt, mục đích lâu dài và bắt hành vi phục vụ cho mục đích đó.- Tính độc lập: Là phẩm chất đảm bảo cho con người thực hiện công việc của mình không phụthuộc vào ai, tự minh quyết định. Tuy nhiên tính độc lập không mâu thuẫn với việc tiếp thu ý kiến đúngđắn của người khác.- Tính quyết đoản: Là phẩm chất đám bảo cho con người đưa ra quyết định kịp thời đúng đắn, cứngrắn và không có những giao động không cần thiết.- Tính kiên trì: Là phẩm chất đảm bảo cho con người khi thực hiện công việc dù có khó khăn trởngại vẫn thực hiện đến cùng.- Tính tự chủ: Là khả năng làm chủ bản thân, kiểm soát được bản thân, không để xảy ra những hànhđộng, lời nói bột phát, không phù hợp, có hại cho việc đạt mục đích đề ra.- Tính dũng cảm: Là phẩm chất đảm bảo cho con người dám lảm, dám chịu khi thực hiện các côngviệc đúng đắn, không sợ nguy hiểm, không sợ trách nhiệm.Câu 33: Phân tích mổi quan hệ giữa ý chỉ với nhận thức và tình cảm?Trả lời:Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích,đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khỏ khăn.Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan thông qua vổn kình nghiệm hiểu biếtvà các giác quan của con người.Tình cảm là thái dộ cảm xúc, mang tính ổn định của con người đối vởi hiện thực khách quan.Ý chí quan hệ với nhận thức: đây là mối quan hệ hai chiều.- Nhạn thức tác động tói ý chí làm cho ý chí có nội dung xác định. Nội dung của ý chí nầm trongcác khái niệm biểu tượng do quá trình nhận thức đem đến. Nhờ có nhận thức, con người có tri thức về thếgiới khách quan. Tri thức đó là nguyên liệu nội dung cho ý chí con người.- Ý chi tác động lại nhận thức làm tăng khả năng trí tuệ của con người trong việc nhận thức thế giớikhách quan.Ý chí quan hệ với tình càm: đây cũng là mối quan hệ hai chiều.- Tình cảm tác động tới ý chí làm cho con người phải quyết tâm, cổ gắng hom khi thực hiện mộtcông việc nào đó.Ý chí tác động lại tình cảm giúp cho con người xây dựng được những tình cảm dứng đắn, bền chặt.Câu 24: Phân tích các đặc điểm đặc trung của tình cảm?Trả lời: PSYCHOLOGYTình cảm là thải độ cảm xúc, mang tính ổn định của con người đối với hiện thực khách quan. Nỏphản ánh ý nghĩa cùa chú ý trong mối liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Nỏ là sản phẩm cao cấpcùa sự phát triển xúc càm trong những điều kiện xã hội.Các đặc điểm đặc tnmg cùa tình cảm:- Tinh nhận thức: Khi ta có thái độ với một đối tượng nào thì ta cũng nhận thức đánh giá dược đốitượng đỏ và xem nó có ý nghĩa vói ta, với mọi người như thế nào.- Tính xâ hội: tình cảm của con người thể hiện những thái độ đối với môi trường xung quanh mình.Đó là: gia đình, bạn bè, cơ quan, trường học, tình bạn, tình đồng chí, tình yêu quê hương đất nước...Những tình cảm đỏ chỉ được nảy nỡ trong quá trình con người tham gia vào cải tạo thế giới khách quan,vào các hoạt động giao lưu giữa con người với nhau.- Tỉnh khải quát: Thể hiện qua thái độ cùa con người với cả một loại [hay một phạm trù] các sự vậthiện tượng chứ không phải với từng sự vật hiện tượng [xúc cảm].- Tính ổn định: Tình cảm được xây dựng trong một thời gian dài, nó là một thuộc tính tâm lý, nóđược hình thành từ nhiều xúc cảm cùng loại và nó thể hiện thái độ nhất quán cùa con người với các sựvật.- Tinh chán thực: Nỏ biểu hiện ờ sự phân ánh chính nội tám thực của con người.- Tính đổi cực: Tình cảm dù ờ mức độ nào cũng cỏ hai mặt đói lập nhau: vui - buồn, yêu ~ ghét...Đời song tình cảm của con người không chi bao gồm những tình câm rung động một phía. Thiếu sự rungđộng tương phản thi nó sẽ dẫn đến sự bão hòa và buồn tẻ. Thiếu những tình cảm yêu thương con ngườivới nhau thi cá nhân sẽ không thể làm tốt một công việc nào. Thiếu sự căm giận thi không thể có tính kiênđịnh và vững vàng trong cuộc đẩu tranh chổng cái ác.Câu 25: PhÂu tích các qụỉ luật của xúc cảm, tình cảm?Trả lời:Xúc cảm - tình cảm là thái độ riêng của cá nhân đối với hiện thực khách quan có liên quan đển sựthòa mãn hay không thỏa mãn nhu cẩu cùa họ.Các quy luật cùa xúc cảm, tình cảm:- Quy luật lây lan: Xúc cảm và tình cảm của con người có thể lan truyền sang nhau. Nỏ ảnh hườngbầu không khí tâm lý chung của tập thể, xã hội. Tình cảm tập thể, tâm trạng xã hội được hình thành trêncơ sở của quy luật này.- Quy luật thích ửrtg: Xúc cảm và tình cảm nào đó được nhắc di nhác lại nhiều lần một cách khôngđổi, không có sự sáng tạo nó sẻ yếu dần đi, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng "nhàm chán", "chai rạn".- Qựy luật tương phản: Xúc cảm và tình cảm tích cực hay tiêu cực thuộc cùng một loại luôn có sựtác động qua lại lẫn-" nhau. Cụ thể là: một trải nghiệm này có thể tăng cường một trài nghiệm khác đốicực với nó, xảy ra đong thời hoặc nối tiếp với nó. Ví dụ: Khi chấm bài, sau một loạt các bài kém, gặp mộtbài làm khá, giáo viên thấy hài lòng hơn nhiều so với trường hợp bài đó nằm trong một loạt bài khá đăgập trước đó.- Quy luật di chuyền: xúc cảm tình cảm có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Vỉdụ: giận cá chém thớt...- Quy luật pha trộn: Trong mỗi một con người luôn có sự đan xen của rẩt nhiều những càm xúc PSYCHOLOGYkhác nhau: yêu, ghét, vui, buồn.- Quy luật vể sự hình thành tình cám: Tỉnh cảm tự nhiên không có được. Nó được xây dựng từnhững xúc cảm cụ thể. Nhũng xúc cảm đỏ qua quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa, khải quát hóa đểtrở thành tình căm. Ví dụ: tình bạn, tình đồng chí.Câu 36: Phân tích mối quan hệ giữa năng lực vối tư chất?Trả lời:Tư chất là điều kiện cần thiết, là cơ sờ vật chất cho sự hình thành và phát triển năng lực.- Tư chất là những đặc điểm mang tỉnh bẩm sinh di truyền, cỏ từ khi con người mới sinh ra, baogồm: Các đặc điểm cùa cơ thế, cùa các giác quan và cùa hệ thần kinh. Tư chất tạo tiền dề vật chẩt cho sựhình thành và phát triển năng lực của cá nhân. Nếu không có tư chất phù hợp thi không thế hình thành ờcá nhân năng lực. Chẳng hạn, nếu bạn không cỏ một giọng hát hay thì bạn không thể có điều kiện để hìnhthành năng lực ca sĩ. Như vậy, tư chất cá nhân là điều kiện xuất phát, điều kiện cần đề hình thành nănglực.- Để hình thành năng lực thì tư chất phài gặp điều kiện xã hội phù hợp với nó. Chẳng hạn, bạn đãđược bố mẹ "ban" cho giọng hát hay, nhưng đề trờ thành ca sĩ, bạn phải được học tập trong môi trườngphù hợp với tư chất như: học ờ nhạc viện, các .câu lạc bộ thanh nhạc... năng lực ca hát mới được hìnhthành. Còn nếu bạn lại vào học ờ truờng Đại học Luật [điều kiện hoạt động không phù hợp với tư chất],thi giọng hảt cùa bạn sẽ không có điều kiện phát triển thành năng lực ca hát.Như vậy, để cho năng lực cá nhân hình thành và phát triển thi cần những điều kiện sau:+ Cá nhân phải có tư chất làm tiền đề vật chất, [điều kiện cần].+ Điều kiện xã hội và hoạt động cùa cá nhân phù hợp với tư chẩt [điều kiện đù].Ngược lại, năng lực cũng ảnh hưởng nhất định đển tư chất của cá nhân.Sự hình thành và phát triển cùa năng lực cả nhân sẽ góp phần hoàn thiện và phát triển tư chất của họ.Chăng hạn, nếu bạn trở thành ca sĩ thì hoạt động nghề nghiệp và rèn luyện sẽ giúp cho bạn có thể hoànthiện giọng hát hay vổn có của mình, làm cho nó ngày càng hay hơn.Câu 39: Phân tích vai trò của giáo dục trong sự hình thành, phát triển nhân cách?Trả lời:Giáo dục là sự tác động có mục đích, kế hoạch, biện pháp và hệ thống lên đời sổng tinh thần của conngười để hình thành ờ họ những phẩm chất mà nhà giáo dục mong muốn.Giáo dục giữ vai trò chủ đạo ừong việc hình thành nhân cách bời vì:- Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách và dẫn dắt sự hình thànhvà phát triển nhân cách theo chiều hưởng đó.- Giáo dục có thể đem lại những cái mà yểu tố bẩm sinh di truyền hay môi trường tự nhiên khôngđem lại được.- Giáo dục có thể bù đáp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người.- Giáo dục có thể uốn nẳn nhừng phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi trường xã hộigây nên và làm cho nó phát triển theo hưởng mong muốn của xã hội. PSYCHOLOGY- Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát cùa xâ hội chỉ ảnh hưởng đến cảnhân ở mức độ hiện có mà thôi.Câu 40: Phân tích vai trò của hoạt động cá nhân trong sự hình thành, phát triển nhân cách?Trả lời:Hoạt động là sự tác động qua lại giữa con người với thể giới khách quan, hướng tới nhàm biến đổinó và thoả mãn nhu cầu cùa con người.Vai ưò của hoạt động cá nhân: quyết định trực tiếp đến sự hình thành, phát triển nhân cách. Điều nàyhoàn toàn phù hợp với quan điểm của triết học, dó là quan điểm "tự thân vận động".Tâm lý học hiện đại đã coi hoạt động là quá trình sáng tạo của con người [với tư cách là chủ thể] vàlà quá trình con người lĩnh hội toàn bộ những cái có trong thực tại xung quanh cần cho cuộc sốngcủa chủ thể.Hai quá trình này trong hoạt động diễn ra đồng thời và thống nhất với nhau, chuyển hoá lẫn nhau,gọi là quả trình đổi tượng hoá và quá trình chủ thể hoá.- Quá trình đối tượng hoá [quá trình khách thể hoá]: Là quả trình chủ thể của hoạt động chuyểnnhững cái của mình thảnh sán phẩm của hoạt động. Nói cách khác, đây là quá trình chủ thể sừ dụng trìnhđộ tâm lý vốn cỏ của bản thân như hiểu biết, tri thức, kỹ nãngkỹ xảo, thái độ, các chuẩn mực... tác độngvào thế giới khách quan, làm ra sàn phẩm của hoạt động. Quá trình hoạt động cũng như sàn phẩm hoạtđộng chứa đựng những đặc điểm tâm lý cùa chù thể đã tiến hành hoạt động. Như vậy quá trình đối tượnghoả có thể hiểu là quá trình chuyến những cải của chù thể hoạt động thành những cái của đối tượng. Quátrình này còn dược gọi là quả trình xuất tâm.- Quá trình chủ thể hoá: lả quá trình biến những cái từ bên ngoài hiện thực khách quan thành nhữngcái cùa chủ thể. Hoạt động của con nguời rất đa dạng và phong phú. Mỗi hoạt động đòi hỏi ờ chù thể tiếnhành những phẩm chất tâm lý nhất định. Để đạt hiệu quả cao, chù thể hoạt động phải trau dồi, rèn luyệncác phẩm chất tâm lý phù hợp với yêu cầu của hoạt động mà họ tham gia. Hơn nữa, ưong hoạt động, cánhân khảm phá những bản chất, qui luật của đối tượng, tìm ra được các thao tác, kỹ năng kỹ xảo cần thiết.Tất cà nhũng cải đó từ hiện thực khách quan sẽ được cá nhân lĩnh hội, tái tạo và biến nó thành cái của chủthể. Đó chỉnh là quá trình chủ thể hoá, quá trình biến những cái bên ngoài thành tậm lý cùa chủ thể. Quátrình này còn được gọi là quá trình nhập tâm.Như vậy, hoạt động được xem như là sự vận động tạo thành tâm lý nhân cách - sự vận động gắn chủthể hoạt động với thế giới đối tượng xung quanh nó.PHẦN TÂM LÍ XH: PSYCHOLOGY

Video liên quan

Chủ Đề