Phân tích tác động của ngoại ứng tiêu cực đến that bại thị trường

Doanh nghiệp A ngoài việc sản xuất và bán bột ngọt ra thị trường còn tạo ra sản phẩm phụ là các chất độc hại làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước, cá chết, bệnh tật, gây thiệt hại kinh tế cho người dân sống xung quanh. Quá trình sản xuất và thải chất độc hại ra môi trường là điều mà xã hội chúng ta không mong muốn. Trạng thái cân bằng cung cầu không còn đảm bảo phân bổ nguồn lực có hiệu quả để tối đa hóa tổng lợi ích mà xã hội thu được từ thị trường đó. Trong trường hợp này, sự can thiệp của chính phủ đôi khi có thể cải thiện được kết cục thị trường, giúp làm tăng phúc lợi xã hội.

Khi hành động của một đối tượng (có thể là người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là các ngoại ứng (ảnh hưởng ngoại sinh, ngoại lai). Nếu nó làm thiệt hại người ngoài cuộc, người ta gọi nó là ngoại ứng tiêu cực; ngược lại, nếu nó mang lại lợi ích cho người ngoài cuộc, người ta gọi nó là ngoại ứng tích cực. Khi xuất hiện ngoại ứng, mối quan tâm của xã hội về kết cục thị trường không chỉ dừng lại ở phúc lợi của người mua và người bán trên thị trường, nó còn bao gồm phúc lợi của những người ngoài cuộc chịu ảnh hưởng. Do người mua và người bán bỏ qua những ngoại ứng họ gây ra cho xã hội khi quyết định về lượng cung và lượng cầu, nên trạng thái cân bằng thị trường không hiệu quả khi có ngoại ứng. Nghĩa là trạng thái cân bằng đó không tối đa hóa tổng lợi ích của toàn xã hội. Ví dụ, việc thải chất độc hại ra môi trường tạo ra ngoại ứng tiêu cưc. Doanh nghiệp theo đuổi lợi ích cá nhân không tính đến chi phí ô nhiễm mà họ gây ra và vì vậy gây quá nhiều ô nhiễm, trừ khi họ bị chính phủ ngăn cấm.

 Ngoại ứng và tình trạng không hiệu quả của thị trường

Trong phần này, chúng ta sử dụng lý thuyết cơ bản của kinh tế học phúc lợi để chỉ ra chính xác vì sao ngoại ứng lại khiến cho thị trường phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Để phân tích có tính chất rõ ràng, chúng ta sẽ xem xét một thị trường cụ thể – thị trường nhôm. Đường cầu phản ánh giá trị đối với người tiêu dùng (D~MB) và đường cung phản ánh chi phí của người bán (S~MC). Sản lượng cân bằng Qtt tối đa hóa lợi ích xã hội (bằng tổng giá trị đối với người mua trừ đi tổng chi phí của người bán). Do vậy khi không có ngoại ứng, trạng thái cân bằng của thị trường có hiệu quả.

Ngoại ứng từ hoạt động sản xuất

Ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất

Bây giờ hãy giả sử rằng các nhà máy sản xuất nhôm gây ô nhiễm: Cùng với mỗi đơn vị nhôm được sản xuất ra, một lượng khói nhất định cũng được thải vào khí quyển. Do khói thải có hại đối với sức khỏe của những người hít thở phải nó, nên đây là ngoại ứng tiêu cực. Ngoại ứng này có tác động như thế nào đối với hiệu quả của kết cục thị trường? 

Phân tích tác động của ngoại ứng tiêu cực đến that bại thị trường

Do ngoại ứng nêu trên, nên chi phí đối với xã hội của quá trình sản xuất nhôm lớn hơn chi phí của các nhà sản xuất nhôm. Đối với mỗi đơn vị nhôm được sản xuất, chi phí xã hội (MSC) bao gồm chi phí cá nhân của nhà sản xuất nhôm (MPC) cộng với chi phí của những người ngoài cuộc chịu ảnh hưởng tiêu cực của sự ô nhiễm (MEC). Đường chi phí xã hội nằm trên đường cung vì nó tính đến chi phí đối với những người ngoài cuộc do các nhà sản xuất nhôm gây ra. Sự chênh lệch giữa hai đường này phản ánh chi phí ô nhiễm.

Vậy nên sản xuất lượng nhôm là bao nhiêu? Để tối đa hóa tổng thặng dư, cần lựa chọn mức sản lượng nhôm mà tại đó đường cầu cắt đường chi phí xã hội. Giao điểm này xác định lượng nhôm tối ưu theo quan điểm của toàn xã hội, Qxh. Dưới mức sản lượng này, giá trị của nhôm đối với người tiêu dùng (tính bằng độ cao của đường cầu) lớn hơn chi phí xã hội của quá trình sản xuất nhôm (tính bằng độ cao của đường chi phí xã hội). Còn nếu sản xuất hơn mức sản lượng này, chi phí xã hội của việc sản xuất lượng nhôm tăng thêm lớn hơn giá trị của nó mang lại cho người tiêu dùng.

Xã hội có thể đạt được kết cục tối ưu như thế nào? Một trong các giải pháp là đánh thuế nhà sản xuất nhôm trên mỗi tấn nhôm mà nó bán ra. Thuế sẽ làm dịch chuyển đường cung về nhôm lên trên một khoảng đúng bằng mức thuế. Nếu thuế phản ánh chính xác chi phí xã hội của khói thải vào khí quyển, thì đường cung mới sẽ trùng với đường chi phí xã hội. Tại trạng thái cân bằng mới, các nhà sản xuất nhôm sản xuất ở mức sản lượng tối ưu đối với xã hội.

Việc sử dụng một khoản thuế như vậy được gọi là nội hóa ngoại ứng, bởi vì nó khuyến khích người mua và người bán trên thị trường quan tâm đến các ảnh hưởng ngoại hiện phát sinh từ hành vi của họ. Nhà sản xuất nhôm sẽ tính đến chi phí ô nhiễm khi quyết định lượng nhôm cung ứng, bởi vì giờ đây thuế buộc họ phải trả những chi phí bên ngoài.

Ngoại ứng tích cực trong sản xuất

Mặc dù trên một số thị trường, chi phí xã hội của quá trình sản xuất lớn hơn chi phí tư nhân, nhưng điều ngược lại cũng có thể xảy ra trên một số thị trường khác. Do trên những thị trường như vậy ảnh hưởng ngoại hiện đem lại lợi ích cho người ngoài cuộc (MB), nên chi phí xã hội của sản xuất nhỏ hơn chi phí tư nhân (MSC = MPC – MB). Hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, trồng rừng, v.v là một số ví dụ.

Phân tích tác động của ngoại ứng tiêu cực đến that bại thị trường
Trong trường hợp này, chính phủ có thể nội hóa ngoại ứng bằng cách trợ cấp cho quá trình sản xuất. Nếu chính phủ trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, thì đường cung sẽ dịch chuyển xuống phía dưới một lượng đúng bằng mức trợ cấp và sự dịch chuyển này làm tăng sản lượng cân bằng trên thị trường. Để đảm bảo trạng thái cân bằng trùng với mức tối ưu đối với xã hội, mức trợ cấp phải bằng giá trị của phần lợi ích ngoại ứng.

Ngoại ứng từ hoạt động tiêu dùng

Một số ngoại ứng lại liên quan đến tiêu dùng. Ví dụ, tiêu dùng rượu gây ra ngoại ứng tiêu cực nếu người tiêu dùng lái xe trong điều kiện bị ảnh hưởng của rượu và gây rủi ro cho tính mạng của những người khác. Tương tự, việc tiêu dùng dịch vụ giáo dục đem lại ngoại ứng tích cực, bởi vì dân số có trình độ giáo dục cao thường làm việc năng suất hơn, văn minh hơn, và mọi người đều được lợi.

Phương pháp phân tích ngoại ứng trong tiêu dùng tương tự như phân tích ngoại ứng trong sản xuất.

Nguồn tham khảo

-Những nguyên lý của kinh tế học, N.Gregory Mankiw, Đại học tổng hợp Havard, tập 1 Kinh tế học vi mô, Đh Kinh tế quốc dân dịch, 2012, trang 257-266

ThanhHVBC

Sự có mặt của ngoại ứng, dù là tiêu cực hay tích cực, trong bất cứ giao dịch kinh tế nào cũng làm cho lợi ích hay chi phí của cá nhân và xã hội thay đổi. Nó làm xuất hiện tính phi hiệu quả trong phân bổ nguồn lực. Điều này có nghĩa là thị trường đã thất bại trong việc cung cấp mức sản lượng tối ưu về mặt xã hội với mức giá hợp lý.

Trường hợp ngoại ứng tiêu cực

 Xét ví dụ của ngành công nghiệp giấy. 

Giả thiết rằng các doanh nghiệp của ngành giấy đều phân bổ dọc bờ sông và cùng thải nước gây ô nhiễm dòng sông. Trong hình 1 đường D thể hiện cầu thị trường về sản phẩm giấy

Phân tích tác động của ngoại ứng tiêu cực đến that bại thị trường
H1: Ngoại ứng tiêu cực
Giả định rằng lợi ích ngoại ứng bằng 0

Trong trường hợp này, để đơn giản, chúng ta giả định rằng lợi ích ngoại ứng bằng 0 (tức là không có ngoại ứng tích cực) nên đường cầu D cũng đồng thời vừa phản ánh lợi ích cá nhân cận biên của những người tiêu dùng giấy vừa phản ánh lợi ích xã hội cận biên (tức là D = MPB = MSB).

MPB - Marginal Personal Benefit: Lợi ích cá nhân cận biên

MSB - Marginal Social Benefit: Lợi ích xã hội cận biên 

Đường cung S thể hiện chi phí cá nhân cận biên (MPC) của việc sản xuất giấy ở các mức sản lượng (Q) khác nhau, đó là những chi phí cho các yếu tố đầu vào mà người sản xuất phải trả tiền (ví dụ lao động, vốn, nguyên liệu, các dịch vụ khác…). Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giấy, các doanh nghiệp đã sử dụng dòng sông làm nơi xả nước thải mà không phải trả tiền, vì thế, chi phí của việc xả thải này không được thể hiện trong bảng cân đối tài chính của các doanh nghiệp và như vậy, cũng không được phản ánh trong đường cung của ngành giấy. Nhưng chúng ta biết, việc xả thải nước xuống dòng sông quá khả năng hấp thụ của môi trường đã gây ra những chi phí thiệt hại cho các loài thuỷ sinh, ngư dân, nông dân… , chi phí thiệt hại đó được thể hiện bằng đường MEC, đường chi phí ngoại ứng cận biên. Chi phí này chính là giá trị bằng tiền của thiệt hại do một đơn vị ô nhiễm của ngành công nghiệp giấy áp đặt cho xã hội.

(Cần lưu ý 2 đặc tính quan trọng của đường MEC do ô nhiễm gây ra:

-.Thứ nhất, ở những mức sản lượng thấp hơn Qm, ô nhiễm có thể rất nhỏ và dòng sông tự phân huỷ chất thải, không gây ra chi phí ngoại ứng nên MEC = 0. (Cũng có nhiều trường hợp MEC > 0 ngay từ đơn vị sản lượng đầu tiên tức là MEC sẽ xuất phát từ gốc toạ độ).Thứ hai, đường MEC được coi là có độ dốc dương; có nghĩa là với mức hoạt động lớn hơn Qm, sản lượng càng tăng (có nghĩa là lượng thải càng nhiều) thì MEC cũng tăng với tốc độ ngày càng lớn. Sở dĩ MEC tăng như vậy là do ô nhiễm đã làm giảm khả năng hấp thụ thêm chất thải của môi trường)

Sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả, tức là đạt được tối ưu Pareto đòi hỏi sự cân bằng giữa MSC và MSB. Trong hình 2, điều kiện này thoả mãn tại điểm E khi mức sản lượng là Qs và giá sản phẩm tương ứng là Ps. Nhớ rằng chi phí xã hội cận biên (MSC) là tổng số của chi phí cá nhân cận biên (MPC) và chi phí ngoại ứng cận biên (MEC).

MSC = MPC + MEC

Phân tích tác động của ngoại ứng tiêu cực đến that bại thị trường
H2: Ngoại ứng tích cực
Tuy nhiên, quyết định sản xuất của các doanh nghiệp ngành giấy lại dựa trên cơ chế hoạt động của thị trường cạnh tranh, tức là mức hoạt động tối ưu của người sản xuất được quyết định tại điểm B khi mức sản lượng là QM và ở đó MPB = MPC tương ứng với mức giá sản phẩm PM.
Như vậy, thị trường đã thất bại trong việc đạt được mức sản xuất tối ưu theo quan điểm xã hội. Cụ thể hơn, thị trường có xu hướng sản xuất nhiều hơn so với mức hiệu quả tối ưu Pareto.
Diện tích tam giác EAB là mức tăng thêm của lợi ích ròng xã hội (Tổng lợi ích - Tổng chi phí) khi doanh nghiệp tăng mức sản xuất và tiêu dùng từ QM lên QS. Nói cách khác, chính diện tích tam giác này phản ánh lợi ích tăng lên của xã hội, đây chính là "phần được không" của xã hội.

Tính phi hiệu quả xuất hiện bởi các cá nhân không được hưởng tất cả các lợi ích của việc trồng và sử dụng rừng. Do đó, PS là quá cao để khuyến khích hoạt động kinh tế ở mức mong muốn của xã hội. Cần có trợ cấp để thay đổi chi phí - lợi ích nhằm khuyến khích mức trồng rừng có hiệu quả. Mức trợ cấp có hiệu quả tại điểm tối ưu được tính bằng chính giá trị của MEB, đó chính là PS - PN.

Kết luận


Page 2