Phát thải khí nhà kính của các nước phát triển

Đại diện UNDP tại Việt Nam: Tuyên bố của Việt Nam tại COP26 đã khuyến khích các nước tăng mức giảm phát thải khi nhà kính. Ảnh: VGP

Trao đổi với phóng viên Báo Chính phủ Điện tử, Quyền Trưởng đại diện Thường trú Chương trình Phát triển của LHQ [UNDP] tại Việt Nam Terence Jones bày tỏ ấn tượng với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP26 và cho rằng tuyên bố này đã khuyến khích các quốc gia khác nâng cao mức cam kết giảm phát thải khí nhà kính.

Đại diện UNDP cũng bày tỏ ấn tượng khi Việt Nam tập trung vào cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, công bằng, công lý về biến đổi khí hậu để mọi người đều được hưởng lợi.

Ông Terence Jones cho rằng việc ra quyết định của Chính phủ trong thời gian tới cần chú ý đến các vấn đề liên quan tới khí hậu và thiên nhiên vì đây vốn là nền tảng cho một xã hội bền vững.

Việc Chính phủ đưa ra các thông báo rõ ràng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách trong các cơ quan Chính phủ, trong khu vực tư nhân, trong các cộng đồng đưa ra quyết định góp phần đạt được các mục tiêu đề ra vào năm 2050, ông Terence Jones khuyến nghị.

UNDP và các tổ chức khác trong LHQ cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với Việt Nam để tìm sự ủng hộ to lớn từ phía cộng đồng quốc tế cũng như đóng góp mạnh mẽ vào việc thực hiện các mục tiêu của Chính phủ Việt Nam.

Theo ông Terence Jones, vì có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và điện gió, Việt Nam cần xem xét sửa đổi những kế hoạch liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân tận dụng cơ hội từ những chính sách mới mang lại.

Việt Nam cũng cần xem xét chi tiết hơn một số đối tượng sử dụng năng lượng chính trong nền kinh tế, như ngành xây dựng, ngành giao thông vận tải, công nghiệp và nông nghiệp.

Trong lĩnh vực xây dựng, UNDP đã và đang hỗ trợ Việt Nam giảm việc sử dụng năng lượng trong các tòa nhà cao tầng bằng công nghệ hiện đại và tận dụng năng lượng mặt trời được tạo ra từ các tòa nhà này.

Trong lĩnh vực giao thông, UNDP cũng đang hỗ trợ thử nghiệm hệ thống giao thông sử dụng điện [e-mobility], trong đó có tăng cường việc sử dụng xe máy điện và chia sẻ phương tiện đi lại.

Trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, Chính phủ đã nỗ lực rất tích cực để thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn và UNDP đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện mục tiêu này.

Việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn không chỉ là cải thiện việc sử dụng nguồn tài nguyên, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành công nghiệp và nông nghiệp của Việt Nam mà còn làm giảm phát thải.

Tương tự, cam kết chấm dứt nạn phá rừng và mở rộng rừng ở Việt Nam không chỉ giúp giải quyết một số vấn đề về biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, quản lý tài nguyên nước mà còn giảm lượng khí thải. UNDP đang hỗ trợ Việt Nam phát triển và tái tạo rừng ngập mặn ở các vùng ven biển với mục tiêu ngăn chặn tác động của biến đổi khí hậu và tạo ra các bể chứa carbon.

Thùy Dung


Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, hơn 1/3 lượng khí thải phát ra gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu do hoạt động của con người gây ra có thể là từ cách chúng ta sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm.

Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, hơn 1/3 lượng khí thải phát ra gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu do hoạt động của con người gây ra có thể là từ cách chúng ta sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng khí thải từ các hệ thống xử lý, chế biến thực phẩm ước tính khoảng 18 tỉ tấn carbon dioxide [CO2], tương đương 34% trong năm 2015, giảm từ 44% vào năm 1990. Điều này đã cho thấy sự suy giảm dần ngay cả khi lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng.

Báo cáo này do Francesco Tubiello, chuyên gia thống kê và biến đổi khí hậu cấp cao tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc [FAO], phối hợp với các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu chung của Ủy ban châu Âu ở Ispra, Ý. 

Báo cáo đã đưa ra một cơ sở dữ liệu, được gọi là EDGAR FOOD, có thể được sử dụng để đánh giá những thay đổi trong hành vi hoặc công nghệ của người tiêu dùng, có thể tác động như thế nào đến việc phát thải khí nhà kính từ hệ thống xử lý thực phẩm. 

EDGAR FOOD kết hợp dữ liệu sử dụng đất quan trọng của hơn 245 quốc gia đã được FAO tổng hợp. Thông tin bắt đầu từ năm 1990 và trải dài trên nhiều lĩnh vực, điều này sẽ cho phép theo dõi các xu hướng đang diễn ra và trong tương lai.

Hệ thống xử lý thực phẩm tiêu tốn nhiều năng lượng hơn

Báo cáo nhấn mạnh cách các hệ thống xử lý thực phẩm toàn cầu ngày càng sử dụng nhiều năng lượng hơn, phản ánh xu hướng bán lẻ, đóng gói, vận chuyển và chế biến, có lượng khí phát thải đang tăng nhanh ở một số nước đang phát triển.

Khoảng 2/3 lượng khí thải từ hệ thống xử lý thực phẩm đến từ nông nghiệp, sử dụng đất và những thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Con số này cao hơn đối với các nước đang phát triển, nhưng cũng đang giảm đáng kể do nạn phá rừng giảm và chế biến thực phẩm, điện lạnh và các "hoạt động hạ nguồn" khác tăng lên.

Về tỉ lệ lượng khí thải “nhân tạo”, do các hoạt động của con người gây ra, hệ thống xử lý  thực phẩm ở các quốc gia công nghiệp nhìn chung ổn định ở mức khoảng 24%. Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ này đã giảm từ 68% năm 1990 xuống còn 39% vào năm 2015, một phần do lượng khí thải phi thực phẩm tăng rất cao.

Trung Quốc, Indonesia, Hoa Kỳ, Brazil, Liên minh châu Âu và Ấn Độ là những nước phát thải hàng đầu thế giới.

Ảnh minh họa.

Sản xuất thực phẩm đóng góp hàng đầu

Quy trình sản xuất, bao gồm các đầu vào như phân bón, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phát thải toàn tổng lượng phát thải của hệ thống thực phẩm, chiếm 39% tổng số.  Sử dụng đất chiếm 38% và phân phối đóng góp 29%, dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên.

Khí metan từ chăn nuôi và trồng lúa chiếm 35% lượng khí thải nhà kính trong hệ thống xử lý thực phẩm. Và lượng khí thải này tương đương ở cả các nước phát triển và đang phát triển.

Trong khi đó ở các nước công nghiệp phát triển, khí thải từ khí nhà kính chứa flo, được sử dụng trong điện lạnh, đã có "tác động mạnh đối với sự nóng lên toàn cầu", theo các tác giả chia sẻ.

Theo đó, điện lạnh chiếm gần 50% mức tiêu thụ năng lượng của ngành bán lẻ và siêu thị, nơi có lượng khí thải đã tăng hơn 4 lần ở châu Âu kể từ năm 1990. Trên toàn cầu, con số này là khoảng 5% lượng khí thải của hệ thống xử lý thực phẩm toàn cầu, nhưng dự kiến sẽ tăng cao. 

Bao bì cũng chiếm một tỉ lệ tương tự trong lượng khí thải, hoặc khoảng 5,4%, nhiều hơn so với vận chuyển hoặc các yếu tố chuỗi cung ứng khác.

Chính vì vậy, các nhà khoa học tin rằng cơ sở dữ liệu EDGAR FOOD sẽ hỗ trợ phát triển các con đường giảm thiểu và chuyển đổi hiệu quả sang các hệ thống thực phẩm bền vững.

Đồng thời, EDGAR FOOD cũng sẽ cung cấp sự hiểu biết và ước tính nhiều hơn về tác động của khí hậu với sản xuất, phân phối và tiêu thụ lương thực trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc vào cuối năm nay.

Việt Nam nỗ lực giảm phát thải khí 

Việt Nam cũng đã tích cực thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng carbon thấp, tăng trưởng xanh. Đồng thời tăng cường thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có tiềm năng trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp và chất thải cũng như tăng cường khả năng hấp thụ carbon trong lĩnh vực sử dụng đất.

Theo đề xuất của GS.TS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường [Đại học Công nghiệp TP.HCM], nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần có những hành động thực tế để ngăn chặn tác động của hiệu ứng nhà kính.

Tại Việt Nam, có thể kể đến Tập đoàn sản xuất thực phẩm toàn cầu ADM đã tiến hành lắp đặt lò hơi sinh khối tại tất cả 5 nhà máy trên cả nước, sử dụng nguyên liệu vỏ trấu để sản xuất nhiệt và năng lượng, đồng thời xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà máy Đồng Tháp.

Việc khuyến khích các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư ứng dụng công nghệ và sáng kiến khoa học để góp phần làm giảm lượng khí CO2 ra môi trường là giải pháp rất đáng lưu tâm. Vì trên thực tế, nhiều phát kiến đến từ doanh nghiệp đã đạt hiệu quả trong mục tiêu bảo vệ môi trường.

Bà Ellie Kilroy, đại diện nhóm tư vấn của Tổ chức C40 [Nhóm 94 siêu đô thị trên thế giới cam kết ứng phó biến đổi khí hậu] tại Việt Nam, cho biết C40 đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM để xem xét áp dụng trên địa bàn mô hình Pathways, một công cụ quy hoạch giảm nhẹ khí nhà kính quy mô đô thị do C40 sáng tạo.

Cũng theo bà Kilroy, mô hình Pathways được thiết kế để hỗ trợ các đô thị định lượng cụ thể các nguồn gây phát thải khí nhà kính và dự báo được lượng phát thải trong tương lai. Từ đó, giúp các nhà hoạch định chính sách xác định các khu vực mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính nhằm xây dựng và so sánh các kịch bản khác nhau, xác định con đường tiến tới phát thải bằng 0.

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

TÓM TẮT:

Biến đổi khí hậu [BĐKH] đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng, là thách thức lớn đối với toàn nhân loại. Nguyên nhân chính được ghi nhận là do lượng phát thải khí nhà kính [KNK] không có xu hướng giảm trong những năm qua. Nếu tình trạng này còn gia tăng, nó sẽ làm nặng nề thêm những thay đổi của khí hậu toàn cầu cũng như gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với tự nhiên và con người.

Bài viết phân tích thực trạng phát thải nhà kính tại Việt Nam, từ đó tác giả cũng khái quát về những giải pháp thực tiễn đang được triển khai ở một số tỉnh thành trên cả nước.

Từ khóa: Khí nhà kính, phát thải, năng lượng, biến đổi khí hậu.

KNK là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài [hồng ngoại], được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các KNK chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Trong hệ mặt trời, bầu khí quyển của sao Kim, sao Hỏa và Titan cũng chứa các khí gây hiệu ứng nhà kính. KNK ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng, nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33°C [59°F].

Căn cứ theo nguồn gốc phát sinh, xu hướng, mức độ tuyệt đối cũng như mức độ ảnh hưởng đến tổng tiềm năng phát thải KNK của các quốc gia, các nguồn phát thải được chia thành 4 nhóm chính:

Năng lượng: Là một trong những nguồn phát thải KNK lớn nhất hiện nay. Lĩnh vực này thường đóng góp đến trên 90% lượng CO2 và 75% lượng KNK khác, phát thải ở các nước đang phát triển. 95% các khí từ ngành năng lượng là CO2, còn lại là CH4 và NO với mức tương đương. Phát thải trong lĩnh vực năng lượng chia thành 3 nhóm: Phát thải do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch [trong các ngành công nghiệp năng lượng, hoạt động giao thông vận tải,...]; Phát thải tức thời [tức là lượng khí, hơi thải ra từ các thiết bị nén do rò rỉ, không mong muốn hoặc không thường xuyên từ quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển nhiên liệu,...]; Hoạt động thu hồi và lưu trữ các bon. Trong đó, phát thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch đóng góp đến 70% tổng lượng phát thải, tiêu biểu là từ các nhà máy điện và nhà máy lọc dầu.

Quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm [IPPU]: Phát thải từ lĩnh vực IPPU phát sinh trong các quy trình xử lý công nghiệp. Việc sử dụng KNK trong các sản phẩm và sử dụng các bon trong các nhiên liệu hóa thạch không nhằm mục đích sản xuất năng lượng. Trong đó, nguồn phát thải chính là các quy trình công nghiệp xử lý nguyên liệu về mặt hóa học hoặc vật lý. Bởi ở các quy trình này, nhiều loại KNK đã được tạo ra, bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs và PFCs.

Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất [AFOLU]: Các nguồn chủ yếu gây phát thải bao gồm: Phát thải CH4 và N2O từ chăn nuôi, trồng lúa nước, đất canh tác nông nghiệp, hoạt động đốt trong sản xuất nông nghiệp; Phát thải/hấp thụ CO2 trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất. Nói chung, lĩnh vực AFOLU đóng góp khoảng 30% lượng phát thải KNK toàn cầu, chủ yếu là do CO2 phát thải từ những thay đổi trong sử dụng đất [phần lớn là do phá rừng nhiệt đới] và CH4, N2O từ trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

Chất thải: Các loại KNK có thể phát sinh trong lĩnh vực chất thải bao gồm: CO2, CH4 và N2O. Các nguồn phát sinh chính được ghi nhận là: chôn lấp chất thải rắn; xử lý sinh học chất thải rắn; thiêu hủy và đốt mở chất thải; xử lý và xả nước thải. Thông thường, CH4 phát thải từ các bãi chôn lấp chất thải rắn [SWDS], chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng lượng KNK của lĩnh vực này. CH4 trong xả và xử lý nước thải cũng đóng một vai trò tương đối quan trọng. Bên cạnh đó, xả thải, xử lý chất thải rắn và nước thải cũng đồng thời tạo ra các hợp chất hữu cơ, dễ bay hơi không metan [NMVOCs], NOx, CO và NH3. NOx chủ yếu sinh ra khi đốt chất thải, còn NH3 sinh ra trong quá trình compost. Hai hợp chất này có thể gián tiếp tạo ra N2O. Tuy nhiên, lượng N2O chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, không đáng kể.

Nghị định thư Kyōto quy định 6 chất khí nhà kính là: Carbon dioxide [CO2]; Methane [CH4]; Nitrous oxide [N2O]; Hydrofluorocarbons [HFCs]; Perfluorocarbons [PFCs]; và Sulphur hexafluoride [SF6]. Trên cơ sở đó, Nghị định thư KNK, do Viện Tài nguyên Thế giới hợp tác phát triển cùng Hội đồng doanh nghiệp thế giới cho phát triển bền vững, đã xác định các nguồn phát thải KNK và phân chia chúng theo các vùng như sau: [Bảng 1]

Bảng 1. Phân loại các vùng phát thải khí nhà kính

Vùng 1: Phát thải trực tiếp

Là những phát thải trực tiếp từ các hoạt động của cơ quan/tổ chức như phát thải do tiêu thụ nhiêu liệu ở lò đốt, ống khói hay sử dụng phương tiện, thiết bị thuộc sở hữu của cơ quan/tổ chức đó.

Vùng 2: Phát thải gián tiếp

Là loại phát thải của cơ quan/tổ chức từ việc sử dụng điện năng mua từ các nhà cung cấp điện. Loại phát thải này phát sinh ở nơi sản xuất điện.

Vùng 3: Phát thải gián tiếp

Là tất cả các loại phát thải gián tiếp khác của cơ quan/tổ chức, là hệ quả của các hoạt động của cơ quan/tổ chức đó như: sử dụng các vật liệu mua về, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng,…

                       Nguồn: Nghị định thư khí nhà kính của Viện Tài nguyên thế giới

2. Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giảm lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu cũng như hiểu rõ mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, Việt Nam đã ủng hộ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và chủ động tham gia các thỏa thuận pháp lý liên quan đến giảm nhẹ BĐKH. Cụ thể, Việt Nam đã ký Công ước Khí hậu năm 1992, phê chuẩn năm 1994; đã ký Nghị định thư Kyōto năm 1998 và phê chuẩn năm 2002; đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện Công ước Khí hậu và Nghị định thư Kyōto; đã gửi Ban thư ký Công ước Khí hậu Thông báo quốc gia lần thứ nhất [2003], Thông báo quốc gia lần thứ hai [2010], Báo cáo Cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất [2014], phản ánh những nỗ lực mới nhất về việc ứng phó với biến đổi khí hậu và kiểm kê KNK.

Về nội dung Kiểm kê KNK, Việt Nam đã tiến hành kiểm kê KNK quốc gia năm 2010, được thực hiện từ năm 2013 đến 2014 trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt Nam” [2010-2014] do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản [JICA] tài trợ. Trong năm 2010, tổng lượng phát thải KNK tại Việt Nam là 246,8 triệu tấn CO2 tương đương bao gồm lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp [LULUCF] và 266 triệu tấn CO2 tương đương không bao gồm LULUCF. Trong giai đoạn 1994 - 2010, tổng lượng phát thải KNK tại Việt Nam [bao gồm LULUCF] tăng nhanh từ 103,8 triệu tấn lên 246,8 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó năng lượng là lĩnh vực tăng nhanh nhất từ 25,6 triệu tấn lên 141 triệu tấn CO2 tương đương. Đây cũng là lĩnh vực phát thải nhiều nhất trong năm 2010. [Bảng 2]

Bảng 2. Phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000, 2010 và 2013

                                                        Đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương

Lĩnh vực

Năm 1994

Năm 2000

Năm 2010

Năm 2013

Năng lượng

25,6

52,8

146,2

151,4

Các quá trình công nghiệp

3,8

10,0

21,7

31,8

Nông nghiệp

52,4

65,1

87,6

89,4

LULUCF

19,4

15,1

-20,7

-34,2

Chất thải

2,6

7,9

17,9

20,7

Tổng

103,8

150,9

252,6

259,0

                                                          Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Năm 2014, tổng lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam là 283,96 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó năng lượng là lĩnh vực phát thải lớn nhất với 171,62 triệu tấn CO2 tương đương. Nông nghiệp xếp thứ 2 với 89,75 triệu tấn CO2 tương đương. Trong nông nghiệp, ngành canh tác lúa và đất nông nghiệp phát thải nhiều nhất, chiếm tương ứng 50% và gần 27% tổng lượng phát thải trong lĩnh vực này năm 2014. Trồng lúa là ngành đóng góp lớn nhất vào tổng lượng KNK phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp do đây là ngành phát thải lượng lớn khí metan [CH4] và oxit nito [N2O]. Ngành công nghiệp phát thải 38,61 triệu tấn CO2 tương đương. Riêng lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp không phát thải và đã hấp thụ được 37,54 triệu tấn CO2 tương đương.

- Tình hình phát thải trong từng ngành của Việt Nam cụ thể như sau:

Năng lượng

Trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, KNK chủ yếu được phát thải từ việc đốt nhiên liệu và phát tán trong quá trình khai thác, vận chuyển. Tổng lượng KNK phát thải trong ngành năng lượng năm 2013 là 151,4 triệu tấn CO2 tương đương. Trong đó, hoạt động đốt nhiên liệu xảy ra phổ biến ở các ngành: sản xuất điện, công nghiệp và xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp/ lâm nghiệp/thủy sản và một số ngành khác. Đây là hoạt động chủ yếu sinh ra KNK, chiếm khoảng 86,1% tổng lượng phát thải KNK toàn quốc [MONRE 2017]. Bên cạnh đó, với việc tiêu thụ số lượng lớn nhiên liệu [chiếm khoảng 60% tổng nhiên liệu tiêu thụ], các hoạt động giao thông vận tải cũng phát thải một lượng không nhỏ KNK vào khí quyển. Hiện nay, trung bình một năm, ngành giao thông vận tải phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2 tương đương. Lượng phát thải tăng nhanh qua các năm, tăng hơn 2 lần từ 12,58 triệu tấn [năm 2000] lên 29,7 triệu tấn CO2 tương đương [năm 2013]. Trong đó, phát thải giao thông đường bộ chiếm đến 90,9%; phát thải giao thông đường sắt, đường thủy và đường hàng không chiếm gần 10%. Ngành hàng không dân dụng cũng có lượng phát thải KNK đáng kể và ngày càng gia tăng.

Quá trình và các sản phẩm công nghiệp

Đối với quá trình công nghiệp, các loại hình sản xuất chính sinh ra KNK là: sản xuất xi măng, sản xuất vôi, sản xuất amoni và sản xuất sắt thép. Tổng lượng KNK phát thải trong sản xuất công nghiệp năm 2013 là 31,8 triệu tấn CO2 tương đương. Trong đó, ngành sản xuất xi măng có lượng phát thải nhiều nhất, chiếm khoảng 88,8% tổng phát thải của sản xuất công nghiệp. Đây là ngành sử dụng rất nhiều năng lượng và tạo ra nhiều khí thải do đòi hỏi nhiệt độ cực cao.

Nông nghiệp

Theo kết quả kiểm kê KNK năm 1994 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng KNK phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp là 52,45 triệu tấn CO2 tương đương - chiếm 50,5% tổng lượng KNK phát thải của cả nước. Đến năm 2013, lượng KNK phát thải trong lĩnh vực này là 89,4 triệu tấn CO2 tương đương - chiếm 34,5% tổng lượng KNK phát thải của cả nước. Trong đó, ngành Canh tác lúa và Đất nông nghiệp phát thải nhiều nhất, chiếm tương ứng 50% và gần 27% tổng lượng phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2013 [MONRE 2017].

Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp:

Theo Hướng dẫn thực hành tốt trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp năm 2003, đất trên lãnh thổ Việt Nam được phân thành 6 loại, gồm: đất rừng, đất trồng trọt, đất đồng cỏ, đất ngập nước, đất ở và các loại đất khác. Phát thải/hấp thụ KNK trong lĩnh vực này là quá trình thay đổi trữ lượng các-bon trong: i] sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất; ii] chất thải hữu cơ [cây chết, cành lá rụng] và iii] đất. Lĩnh vực LULUCF đã bắt đầu chuyển dần từ việc phát thải KNK sang hấp thụ KNK từ năm 2010. KNK phát thải trong lĩnh vực này giảm từ 19,4 triệu tấn [năm 1994] xuống còn 15,1 triệu tấn CO2 tương đương [năm 2000]. Trong khi đó, lượng hấp thụ KNK tăng lên 34,2 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2013, bởi đất rừng và đất trồng trọt là nguồn hấp thụ CO2 tương đương lớn nhất [MONRE 2017].

Chất thải

Tại Việt Nam, những năm gần đây, mỗi năm có khoảng trên 15 triệu tấn chất thải rắn được thải ra từ các nguồn khác nhau, trong đó trên 80% là từ các khu đô thị. Tuy nhiên, mới chỉ có trên 70% chất thải rắn ở khu vực đô thị và khoảng 20% ở khu vực nông thôn được thu gom và xử lý. Trong khi phát thải KNK của lĩnh vực này chủ yếu bao gồm: Phát thải CH4 từ các bãi chôn lấp chất thải rắn được thu gom; từ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt; Phát thải N2O từ bùn cống nước thải sinh hoạt; Phát thải CO2 và N2O  từ quá trình đốt chất thải.

Nhìn chung, phát thải từ lĩnh vực chất thải chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tổng lượng phát thải KNK của lĩnh vực này năm 2013 là 20,7 triệu tấn CO2 tương đương, chiếm 7% trong cơ cấu tổng phát thải quốc gia. Trong đó, nước thải đô thị có thị phần phát thải KNK lớn nhất, chiếm 45,6%. Phát thải CH4 từ các bãi chôn lấp rác thải chiếm 35,9% [MONRE 2017].

Việt Nam là một trong những nước có lượng phát thải KNK liên tục tăng, từ mức hơn 21 triệu tấn [năm 1990] lên 150 triệu tấn CO2 [năm 2000]; dự tính lượng khí thải CO2 sẽ tăng lên 300 triệu tấn vào năm 2020. Trong đó, 46% lượng KNK phát thải từ việc sử dụng năng lượng tại các tòa nhà [dân cư, thương mại, hành chính], sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản; 5% từ hoạt động giao thông; 6% từ chất thải; 3% còn lại là từ các lĩnh vực khác [Bảng 3].

Bảng 3. Phát thải khí nhà kính ước tính cho các năm 2020 và 2030

                                                           Đơn vị: Triệu tấn CO2 tương đương

Lĩnh vực

Năm 2020

Năm 2030

Năng lượng

381,1

648,5

Nông nghiệp

100,8

109,3

LULUCF

-42,5

-45,3

Chất thải

26,6

48,0

Tổng

466,0

760,5

Trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về BÐKH, đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải KNK so với năm 2010 bằng nguồn lực trong nước. Mức cắt giảm có thể tăng lên 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Các chuyên gia môi trường cho rằng, những năm qua, lượng khí thải chủ yếu ở Việt Nam đến từ hoạt động giao thông và năng lượng cố định, chiếm hơn 90% tổng lượng khí thải mà nước ta đang đối diện.

Những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, nơi có tốc độ đô thị hóa cao, số dân tăng nhanh, đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ ô nhiễm môi trường và từ sự gia tăng của phát thải khí nhà kính. Trong khi đó, nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp và người dân về giảm nhẹ phát thải KNK còn hạn chế. Theo báo cáo về giám sát phát thải KNK của TP. Hồ Chí Minh do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản [JICA] công bố, lượng khí thải trong năm 2013 khoảng 38,5 triệu tấn CO2, chiếm 16% lượng phát thải quốc gia.

Ðể giải quyết vấn đề nêu trên, Việt Nam đang khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời ở dạng công nghiệp cho quá trình giảm phát thải KNK, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội - những nơi có lượng khí nhà kính cao. Xây dựng và triển khai các dự án hạn chế phát thải KNK trong các lĩnh vực: quy hoạch đô thị, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, quản lý nước, quản lý chất thải, xây dựng, y tế, nông nghiệp và du lịch.

Năm 2018 - 2019, Cục BÐKH và Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh đề xuất các chính sách nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động về BÐKH của Thành phố. Trong đó, thí điểm xây dựng dự án tăng cường hiệu quả cho các tòa nhà tại địa bàn; thực hiện hoạt động kiểm kê KNK cấp thành phố; xây dựng hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm tra mức giảm nhẹ phát thải KNK cho ngành Giao thông.

Bên cạnh đó, năm 2018, TP. Hồ Chí Minh triển khai giai đoạn mở rộng dự án; hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia. Xây dựng hướng dẫn quy trình quản lý và kiểm kê KNK tổng hợp, qua đó giúp TP. Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác trong cả nước thực hiện công tác kiểm kê một cách tốt nhất . Ðến nay, TP. Hồ Chí Minh là một trong năm thành phố kiểm kê đầy đủ năm nguồn phát thải gây hiện tượng KNK và dự kiến sẽ là địa phương đi đầu trong cả nước kiểm soát được nguồn phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Tại Hà Nội, các hoạt động giảm phát thải KNK cũng đang được tích cực triển khai. UBND thành phố đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thống kê phát thải KNK ở các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp... Triển khai chương trình hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm trên địa bàn; hướng dẫn các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn thành phố thực hiện trách nhiệm theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các hoạt động nhằm góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng và thực hiện thành công mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK tại Việt Nam trong thời gian tới, hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam [2012], Thông tin tóm tắt về cơ chế phát triển sạch và thị trường các-bon quốc tế.
  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường [2014], Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
  3. Ministry of natural resources and environment [MONRE], [2017], “The second biennial updated report of Viet Nam to the united nations framework convention on climate change”, Viet Nam publishing house of natural resources, environment and cartography, Ha Noi.
  4. Profeta, T. & Daniels, B. [2005], “Design principles of a cap and trade system for greenhouse gases”, Nicholas Institute for Environmental Policy Solutions, Duke University.

The status quo of greenhouse gas emssions in Vietnam

Master. Banh Thi Hong Lan

Department of Industrial Economics

School of Economics and Management

Hanoi University of Science and Technology

ABSTRACT:

Climate change is one of the biggest challenges and a serious global environmental problem facing mankind. The main cause of climate change is greenhouse gas [GHG] emissions, in which human activities and production are the main source of GHG emissions. The increase in GHG emissions will aggravate global climate change and negatively affect nature and humans. This article presents an overview on GHG emissions and the status quo of GHG emissions in Vietnam.

Keywords: Greenhouse gas, emissions, energy, climate change.

Video liên quan

Chủ Đề