Phí xử lý giao dịch the tin dung là gì

Phí xử lý giao dịch ngoại tệ được tính khi có phát sinh một hoạt động giao dịch từ thẻ tín dụng vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tức là khi nào dòng tiền được chuyển từ trong nước cho một địa điểm nhận cụ thể ở nước ngoài thì lúc ấy có phát sinh phí xử lý giao dịch ngoại tệ. Vậy khi nào thì chủ thẻ được tính phí này, hãy tìm hiểu xem sao nhé!

Khi bạn sử dụng thẻ để thanh toán ở nước ngoài

Đi du lịch nước ngoài thì chắc chắn sẽ dẫn đến việc bạn phải thanh toán bằng đơn vị tiền tệ ở quốc gia đó. Điều đó đồng nghĩa với việc khi bạn sử dụng thẻ tín dụng của mình để chi trả cho một món hàng, dịch vụ nào đó thì thẻ của bạn lập tức sẽ bị tính phí xử lý giao dịch ngoại tệ này. Trên thực tế thì ngoài phí xử lý giao dịch này ra thì còn có phí chuyển đổi ngoại tệ. Nhưng đa phần các ngân hàng đều quan niệm rằng hai phí này tương đối giống nhau nên bạn cũng đừng quá lo lắng về việc mình có thể bị tính phí nhiều hơn.

Phí xử lý giao dịch the tin dung là gì

Phí chuyển tiền nước ngoài (Nguồn : Internet)

Khi bạn mua hàng thông qua các trang web nước ngoài

Với chiếc thẻ tín dụng quốc tế trong tay, bạn sẽ có cơ hội mua hàng nước ngoài nhiều hơn. Đa phần chúng ta hay mua sắm trên các trang Amazon hay là eBay vì đây là những kênh mua hàng online vô cùng uy tín. Bên cạnh đó, các hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng được hỗ trợ tốt hơn. Ưu điểm lớn nhất của việc mua hàng online đó chính là chỉ bằng công cụ internet và bạn đã có thể khám phá ra cả hàng nghìn mặt hàng hấp dẫn từ nhiều nhà bán hàng khác nhau. Tuy nhiên, chắc chắn bạn sẽ tốn một khoản chi phí không nhỏ. Không chỉ là tốn chi phí giao dịch nước ngoài cho việc thanh toán bằng thẻ mà còn là phí giao hàng từ nước ngoài về. Chính vì thế, hãy cân nhắc cho thật kĩ vấn đề mua hàng online này bạn nhé.

  • Mở thẻ Timo Visa – Nhận ngay hàng loạt ưu đãi

    Miễn phí phát hành thẻ & phí thường niên trọn đời

    Sở hữu thẻ tín dụng dễ dàng chỉ với sao kê lương từ 6 triệu VND

    Được chấp nhận ở 62.000 địa điểm trong nước và 30 triệu địa điểm toàn cầu

    Hạn mức tín dụng lên đến 500 triệu VND, có thể rút tiền mặt đến 50% hạn mức

    Thẻ được bảo mật an toàn, đóng và mở thẻ trực tiếp trên ứng dụng Timo!

Khi bạn thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ mạng

Khác với việc mua hàng từ nước ngoài, các dịch vụ internet như là những khóa học online, các kênh học trên youtube, những ứng dụng nước ngoài,… cũng là một hình thức mua hàng bằng cách trải nghiệm dịch vụ. Bạn vẫn có thể sử dụng thẻ tín dụng của mình để mua các khóa học này, thông qua cổng thanh toán Paypal,… đem lại cho bạn nhiều sự tiện lợi hơn. Và tất nhiên, phí xử lý giao dịch ngoại tệ cũng sẽ được tính cho giao dịch ngoại tệ của bạn. Tất nhiên vẫn có một số các dịch vụ miễn phí và có tính phí.

Phí xử lý giao dịch the tin dung là gì

Thanh toán giao dịch nước ngoài (Nguồn : Internet)

Khi bạn rút tiền ngoại tệ ở nước ngoài

Việc rút tiền mặt ở cây ATM nước ngoài là “thời cơ” cho ngân hàng của bạn tính hàng loạt phí. Trong đó có hai phí chính là phí giao dịch ngoại tệ và phí rút tiền mặt. Những loại phí này tính ra cũng tương đối cao. Do đó việc rút tiền ở các cây ATM này cũng là điều mà các chủ thẻ tín dụng hạn chế làm.

Trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng thì không thể tránh được những loại phí, nhất là phí xử lý giao dịch ngoại tệ. hiện nay ngân hàng số Timo đang có dòng thẻ tín dụng Timo Visa với 3% phí chuyển đổi ngoại tệ (chưa gồm VAT) nhằm hỗ trợ cho các khách hàng có thể dễ dàng mang theo khi du lịch nước ngoài. Hãy thử đăng kí ngay thẻ tín dụng Timo Visa tuyệt vời này ngay hôm nay bạn nhé!

Có nhiều loại phí và cách tính lãi đối với thẻ tín dụng rất dễ gây hiểu nhầm mà khách hàng nên biết để có thể sử dụng thẻ một cách hợp lý.

Hiện nay, thẻ tín dụng đã trở thành một công cụ được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động giao dịch thanh toán tại Việt Nam và trên thế giới.

Tuy nhiên, khi sử dụng thẻ tín dụng, nhiều khách hàng vẫn băn khoăn, thắc mắc hoặc thậm chí hoài nghi cách tính phí của các ngân hàng. Hãy cùng điểm lại 3 loại phí và cách tính lãi dễ gây hiểu nhầm khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế:

Phí xử lý giao dịch the tin dung là gì
Các loại thẻ tín dụng. (Ảnh minh họa)

1. Phí rút tiền mặt

Mức phí này phổ biến ở mức 4%, đây là loại phí mà khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt, chủ thẻ sẽ mất ngay một khoản phí không nhỏ tính trên số lượng tiền đã rút. Không những thế, người dùng còn bị tính lãi ngay trên số tiền rút đến ngày thanh toán 100% số dư nợ trên thẻ.

So với mức lãi suất thẻ tín dụng bình quân là 25%/năm, thì khi khách hàng rút tiền mặt sử dụng trong vòng 1 tháng với mức lãi suất 6%/tháng, mức lãi tương đương sẽ gần 70%/năm.

Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán và các ngân hàng thường khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ trong các giao dịch mua bán hơn là các giao dịch tiền mặt. Do đó, việc đặt mức phí này ở mức cao là một hình thức để hạn chế các giao dịch tiền mặt như đã nói ở trên.

Tuy nhiên, nhiều người sử dụng thẻ không để ý đến loại phí này hoặc chấp nhận mất một khoản phí để sử dụng tiền trong một khoảng thời gian ngắn.

2. Phí liên quan đến xử lý giao dịch ngoại tệ

Khi sử dụng thẻ tín dụng để thực hiện giao dịch với một đơn vị nước ngoài hoặc dùng thẻ ở nước ngoài, đơn vị tiền giao dịch là ngoại tệ, chủ thẻ tín dụng còn mất một số các loại phí như: phí xử lý giao dịch, phí chênh lệch ngoại tệ, phí quản lý giao dịch ngoại tệ hay phí xử lý giao dịch đại lý nước ngoài.

Ở từng ngân hàng, việc phân loại các mức phí này là khác nhau, nhiều ngân hàng gộp chung vào một loại phí là phí quản lý giao dịch ngoại tệ như: TPBank từ 1% - 2,7%; VIB từ 3% - 4%. Tecombank 2,59% - 2,95%. Sacombank 3%, HSBC 4%.

Một số ngân hàng như ACB hay Vietinbank lại tách riêng từng loại phí khác nhau. Ví dụ: ACB có phí xử lý giao dịch từ 1,9% - 2,6%, phí chênh lệch tỷ giá từ 0% - 1,1%; Vietinbank có phí xử lý giao dịch 1%, phí chuyển đổi ngoại tệ 2%.

Ngoài ra, đối với việc thanh toán trong nước nhưng tại các đại lý của nước ngoài như Uber hay Agoda, hiện một số ngân hàng như ACB và Techcombank đã thực hiện thu thêm phí xử lý giao dịch đại lý nước ngoài với mức phí từ 0,88% -1,1%.

Do vậy, khi sử dụng cho những khoản thanh toán bằng ngoại tệ, khách hàng sẽ phải chịu thêm một mức phí khoảng 3% - 4% trên số tiền giao dịch. Đây là lý do nhiều khách hàng thắc mắc vì sao khi tự quy đổi số tiền phải thanh toán tại ngân hàng và khoản ngoại tệ đã thanh toán thì mức tỷ giá cao hơn bình thường.

3. Tối đa 45 ngày miễn lãi

Khi được chào mời mở thẻ tín dụng nhiều người sẽ được nghe quảng cáo từ các ngân hàng “sử dụng miễn lãi tối đa 45 ngày”. Tuy nhiên, cũng vì lý do này mà nhiều người đã hiểu nhầm cách thu phí đối với thẻ tín dụng.

Vậy miễn lãi tối đa 45 ngày được hiểu như thế nào?

Tất cả các giao dịch của khách hàng trong 1 tháng (30 ngày) sẽ được chốt ở một thời điểm nhất định để ngân hàng in sao kê các giao dịch của chủ thẻ. Tính từ thời điểm này, khách hàng sẽ có 15 ngày để thanh toán tiền cho ngân hàng.

Khách hàng có thể lựa chọn thanh toán một phần số dư nợ thẻ hoặc toàn bộ số dư kỳ trước. Nhiều chủ thẻ không biết rằng chỉ cần không thanh toán toàn bộ số dư thẻ thì toàn bộ số dư phát sinh của kỳ trước sẽ bị tính lãi với mức lãi suất rất cao. Tùy từng ngân hàng và loại thẻ mà lãi suất thẻ có thể lên đến mức từ 20% - 36%/năm. Đơn cử như Sacombank là 22%/năm; HSBC từ 27,8% - 31,2%/năm; Techcombank 27,8% - 36%/năm...

Như vậy, khách hàng nên cân nhắc cẩn thận giữa hai lựa chọn trên để tránh mất những khoản tiền không đáng có.

Trên đây là một số điểm lưu ý nhằm làm rõ một số các loại phí và cách tính lãi thẻ tín dụng của các ngân hàng, hiểu được những điều này sẽ phần nào giúp khách hàng tự tin và thoải mái hơn khi sử dụng thẻ tín dụng trong các giao dịch thanh toán nhất là các giao dịch liên quan đến ngoại tệ.