Phụ nữ ăn rau răm có tốt không

Rau răm là loại rau gia vị quen thuộc ở Việt Nam, cũng là vị thuốc được Đông y quen sử dụng để trị bệnh. Tuy lành tính, không độc hại, nhưng rau răm cũng có vài tác dụng phụ mà người ăn cần lưu ý để không xảy ra những "sự cố" ngoài mong muốn về sức khỏe.

Rau răm là loại cây thích ẩm, chịu nóng và có thể sống trong môi trường ngập nước. Rau dễ trồng đến mức tồn tại gần như hoang dại bởi có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khỏe. Ngoài lá rau răm mà chúng ta vẫn thường ăn, ở những cây rau răm không bị hái lá thường xuyên còn có thể ra hoa, kết quả. Hoa quả của rau răm cũng dùng để làm thuốc được. Đặc biệt, khi dùng làm dược liệu, người ta hay lấy loại rau răm thân đỏ hơi ngả tím chứ không lấy loại thân trắng.

Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.

Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.

Rau răm là loại cây thích ẩm, chịu nóng và có thể sống trong môi trường ngập nước

Mỗi khi ăn hột vịt lộn, chắc chắn bạn phải có rau răm làm gia vị cùng với mấy lát gừng và muối tiêu. Đó là sự cân bằng Âm – Dương của thiên nhiên, tạo ra những món ăn hoàn hảo. Bởi vì trứng vịt lộn thì tính hàn và đại bổ dưỡng. Rau răm gừng và tiêu làm cho thức ăn ấm lại, chống được hậu quả lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.

Rau răm có những ứng dụng rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, mỗi gia đình nên trồng một đám nhỏ trong vườn nơi gần nước. Khi cần có ngay để sử dụng.

? Bạn đã bao giờ từng thắc mắc như vậy chưa? Rau răm là một loại gia vị được khá nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được hết công dụng hay tác hại của rau này.

Rau răm là một loại rau có vị cay nóng và tính ấm. Do đó thường được kết hợp với các thực phẩm khó tiêu để hạn chế trướng bụng. Theo Đông y thì loại rau này khá được ưa chuộng và cũng rất bổ dưỡng cho cơ thể. Vậy bạn đã biết được ăn hay uống nước rau răm có tác dụng gì chưa? 

Nội dung bài viết

  • 1. Đặc điểm của rau răm
  • 2. Uống nước rau răm có tác dụng gì?
  • 2.1. Chữa bệnh cảm cúm
  • 2.2. Chữa rắn cắn
  • 2.3. Uống nước rau răm có tác dụng gì khi đầy hơi chướng bụng
  • 2.4. Trị bệnh nước ăn chân
  • 2.5. Điều trị đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh
  • 2.6. Uống nước rau răm có tác dụng gì với các bệnh ngoài da
  • 2.7. Uống nước rau răm có tác dụng gì khi say nắng
  • 3. Ăn nhiều rau răm có tốt không?
  • 3.1. Dễ gây ra rong huyết ở phụ nữ
  • 3.2. Không nên sử dụng rau răm với người máu nóng, ốm gầy
  • 3.3. Có thể gây ra sảy thai

1. Đặc điểm của rau răm

Rau răm là cây gì?

Rau răm là một loại cây thảo mộc. Thân cây mọc bò ở dưới gốc và rễ từ các đốt. Trong khi đó, phần thân mọc cao lên khoảng 30 đến 40 cm. Cây rau răm toàn thân đều có mùi thơm đặc trưng. Các lá rau răm sẽ có hình trứng nhác và hơi nhọn ở chóp lá. Trong khi đó phần bề mặt thì có nhiều đường gân chạy dọc song song nhau.

Rau răm nổi tiếng là một loại rau thơm vô cùng phổ biến. Nó được dùng đến khá nhiều trong một số món ăn đặc trưng. Rau này có vị hơi cay và nồng cùng mùi hắc và mang tính ẩm. Trứng vịt lộn, các món ăn nấu từ con trai, món gỏi, bánh cuốn,… đều được ưa chuộng ăn kèm cùng rau răm để góp phần đem lại hương vị đặc biệt cho món ăn.

2. Uống nước rau răm có tác dụng gì?

2.1. Chữa bệnh cảm cúm

Rau răm nổi tiếng là có đặc tính ấm. Kết hợp cùng gừng hoàn toàn có thể giải cảm, giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi. Để trị cảm cúm, bạn hãy lấy một nắm rau răm và 3 lát gừng sau đó giã nhỏ hai thứ rồi vắt để lấy nước uống. 

2.2. Chữa rắn cắn

Nếu bạn phát hiện có người bị rắn cắn thì nhanh chóng giã nhỏ rau răm. Sau đó cho bệnh nhân uống nước còn bã thì đắp trên vết cắn rồi tiến hành băng bó. Phương pháp này thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng tốt. Khả năng giải độc và sát trùng của rau răm sẽ là cách sơ cứu rất hiệu quả.

2.3. Uống nước rau răm có tác dụng gì khi đầy hơi chướng bụng

Rau răm nổi tiếng là một loại rau gia vị rất tốt cho sức khỏe. Nó có thể giúp giảm tình trạng chướng bụng nhờ vào đặc tính ấm cũng như khả năng kích thích tiêu hóa. Nếu cảm thấy bị chướng bụng, hãy giã nhỏ một nắm rau răm. Vắt lấy phần nước uống rồi dùng bã để xoa xung quanh rốn để cải thiện tiêu hóa.

Rau răm giảm chướng bụng

2.4. Trị bệnh nước ăn chân

Rau răm ngoài tác dụng điều trị các bệnh từ bên trong còn có khả năng sát khuẩn ngoài da. Hãy lấy rau răm giã nhỏ nếu bạn thấy bị nước ăn chân. Đắp vào chỗ bị nước ăn hay dùng nước để chấm vào vết thương 2 lần mỗi ngày. Sau khi đắp nên hạn chế tiếp xúc với nước, giữ cho chân luôn được khô ráo để tránh nhiễm khuẩn.

2.5. Điều trị đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh

Rau răm đã được ông bà ta truyền lại là loại rau củ quả chăm sóc sức khỏe rất tốt phù hợp với nhiều người. Với tính ấm, tiêu chướng thì các bệnh có nguyên nhân do tính hàn gây ra đều có thể dùng rau răm cải thiện.

2.6. Uống nước rau răm có tác dụng gì với các bệnh ngoài da

Không chỉ vậy mà đây còn là một phương thuốc dân gian điều trị nhiều bệnh như ghẻ lở, hắc lào. Bạn có thể đem rau răm ngâm với rượu rồi dùng rượu bôi ngoài da. Dùng bã đắp sau khi bôi rồi băng lại. Đặc tính sát khuẩn của rau răm sẽ làm cho các vết ghẻ nhanh lành.

2.7. Uống nước rau răm có tác dụng gì khi say nắng

Nhiệt độ mùa hè tăng quá cao rất dễ khiến chúng ta bị say nắng khi lao động ngoài trời. Khi bị bệnh, bạn hãy lấy rau răm tươi đem đi giã nhỏ. Sau đó vắt lấy nước đun sôi rồi để cho nguội mới uống. Nước rau răm sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy.

3. Ăn nhiều rau răm có tốt không?

3.1. Dễ gây ra rong huyết ở phụ nữ

Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt chú ý không nên ăn rau răm vì đặc tính của rau răm dễ khiến rong huyết. Còn nếu ăn ngày thường ăn quá nhiều sẽ có thể dẫn tới mất kinh nguyệt và lâu dần sẽ không có khả năng sinh con nữa. Nếu chỉ ăn một vài ngọn rau răm như gia vị ăn kèm món khác thì sẽ không sao. Tuy nhiên nếu ép nước uống trong thời gian dài thì không nên chút nào.

3.2. Không nên sử dụng rau răm với người máu nóng, ốm gầy

Những người có máu nóng thì không nên ăn rau răm. Bởi như vậy sẽ làm tăng tính nóng trong người, giảm sinh khí cũng như càng gầy gò hơn.

3.3. Có thể gây ra sảy thai

Hạn chế vì sẽ gây sảy thai

Phụ nữ có thai không nên sử dụng rau răm vì nó có thể gây ra sảy thai. Ông bà ta từ xưa đã dùng rau răm để phá thai nếu thai còn nhỏ. Do đó các bà bầu không nên ăn rau răm khi thai nghén. Nếu muốn ăn trứng vịt lộn thì nên ăn kèm với rau khác để đảm bảo an toàn thai nhi.

Qua bài viết trên, bạn đã biết được ăn hay uống nước rau răm có tác dụng gì chưa? Dù rau răm không quá hại nhưng nó cũng không quá tốt. Vì thế hãy luôn lưu ý để tránh bị ảnh hưởng chất lượng cuộc sống nhé!

Rau răm có tác dụng gì với phụ nữ?

Với nữ giới khi ăn nhiều rau răm có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh, kinh nguyệt không đều do đó không tính được ngày rụng trứng và xác suất thụ thai thấp, ngoài ra sẽ giảm bớt những ham muốn về chuyện chăn gối. Với phụ nữ đang mang thai việc ăn rau răm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Là rau răm có tác dụng gì?

Ăn rau răm có tác dụng như thế nào. ... .
1.1 Chữa bệnh cảm cúm. ... .
1.2 Chữa rắn cắn. ... .
1.3 Giảm và chữa triệu chứng đầy hơi chướng bụng, tiêu hóa kém. ... .
1.4 Trị bệnh nước ăn chân. ... .
1.5 Điều trị đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh. ... .
1.6 Cải thiện tình trạng kém ăn. ... .
1.7 Hỗ trợ chữa các bệnh ngoài da..

Không nên ăn rau răm khi nào?

Không ăn rau răm quá thường xuyên Nam giới ăn nhiều loại rau này thể kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Trong khi đó, phụ nữ thể gặp tình trạng mất chu kỳ kinh nguyệt. Những người máu nóng, suy nhược cơ thể cũng không nên ăn rau răm.

Uống sinh tố rau răm có tác dụng gì?

Dùng khô sắc uống. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, trị co gân [chuột rút], chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn, tiêu chảy. Rau này còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu, chống nôn, chữa bệnh ngoài da [hắc lào, sâu quảng], rắn cắn.

Chủ Đề