Phương pháp giải một số dạng bài tập về silic và hợp chất của silic

\[x:y:z = {\mkern 1mu} \frac{{\% N{a_2}O}}{{{M_{N{a_2}O}}}}:\frac{{\% CaO}}{{{M_{CaO}}}}:\frac{{\% Si{{\rm{O}}_2}}}{{{M_{Si{{\rm{O}}_2}}}}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \frac{{13}}{{62}}:\frac{{11,7}}{{56}}:\frac{{75,3}}{{60}}\]
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Dạng 1
  • Dạng 2

Dạng 1

Lý thuyết về silic và hợp chất của silic

Ví dụ 1: Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng

A. SiO2 + H2O H2SiO3

B. 3CO + Fe2O3 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] 2 Fe + 3CO2

C. CO2 + 2Mg \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] C + 2MgO

D. SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O

Hướng dẫn giải chi tiết:

Phản ứng hóa học không đúng là:

SiO2 + H2O H2SiO3

Đáp án A

Ví dụ 2: Trong phản ứng hóa học nào sau đây silic đóng vai trò là chất oxi hóa

A. Si + 2F2 SiF4

B. Si + O2 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] SiO2

C. Si + 2NaOH + H2O Na2SiO3 + 2H2

D. 2Mg + Si \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] Mg2Si

Hướng dẫn giải chi tiết:

Si đóng vai trò là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử [kim loại], sau phản ứng số oxi hóa của Si giảm

\[2Mg~+~\overset{0}{\mathop{Si}}\,\xrightarrow{{{t}^{0}}}M{{g}_{2}}\overset{-2}{\mathop{Si}}\,\]

Đáp án D

Ví dụ 3: Silic đioxit và nhôm oxit cùng phản ứng với chất nào sau đây?

A. O2.

B. Mg.

C. dd Ba[OH]2đặc, nguội.

D. dd KOH đặc, nóng.

Hướng dẫn giải chi tiết:

- A loại vì SiO2 và Al2O3 đều không phản ứng với O2

- B loại vì Mg không phản ứng với Al2O3

- C loại vì SiO2 không phản ứng với Ba[OH]2 đặc ở nhiệt độ thường

- D đúng

PTHH: SiO2 + 2KOH \[\overset{t^o}{\rightarrow}\] K2SiO3 + H2O

Al2O3 + 2KOH 2KAlO2 + H2O

Đáp án D

Ví dụ 4: Cho sơ đồ sau:

Si \[\xrightarrow[?]{[1]}\]SiO2\[\xrightarrow[?]{[2]}\]Na2SiO3\[\xrightarrow[?]{[3]}\]H2SiO3.

Các chất cần lấy trong phản ứng [1], [2], [3] là:

A. O2; Na2O; HCl.

B. O2; Na2O; H2O.

C. O2; NaOH; HCl.

D. O2; NaOH; H2.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Si \[\xrightarrow[O_2]{[1]}\]SiO2\[\xrightarrow[NaOH]{[2]}\]Na2SiO3\[\xrightarrow[HCl]{[3]}\]H2SiO3.

PTHH:

[1] Si + O2\[\overset{t^o}{\rightarrow}\] SiO2

[2] SiO2+ 2NaOH Na2SiO3+ H2O

[3]Na2SiO3+ 2HCl NaCl + H2SiO3

Đáp án C

Ví dụ 5: Người ta có thể điều chế Si bằng cách

A. Dùng than cốc khử SiO2trong lò điện ở nhiệt độ cao

B. Đốt cháy hỗn hợp bột Mg và cát nghiền mịn

C. Đốt cháy hỗn hợp bột Mg và cát nghiền mịn

D. cả A, B đều đúng

Hướng dẫn giải chi tiết:

A. Cách điều chế Si trong công nghiệp:

SiO2 + 2C ->Si + 2CO => đúng

B. Cách điều chế Si trong PTN:

2Mg + SiO2 ->2MgO + Si => đúng

C. Si không tồn tại dạng đơn chất

=> không có quặng silic đơn chất trong tự nhiên => loại

Đáp án D

Dạng 2

Bài tập về tính chất hóa học cúa Silic và Silic dioxit

* Một số lưu ý cần nhớ

I. Silic:

Silic là phi kim kém hoạt động, ở nhiệt độ cao có khả năng thể hiện cả tính khử và tính OXH

* Tính khử:

- Tác dụng với phi kim:

Si + 2F2 SiF4

Si + O2\[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\] SiO2

- Tác dụng với hợp chất:

2NaOH + Si + H2O Na2SiO3+ 2H2

* Tính oxi hóa:

- Tác dụng với một số kim loại mạnh ở nhiệt độ cao:

2Mg + Si \[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\] Mg2Si

II. SiO2

Là oxit axit,

Tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan nhanh trong kiềm nóng chảy hoặc cacbonat kim loại kiềm nóng chảy

SiO2+ 2NaOH \[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\] Na2SiO3+ H2O

SiO2+ Na2CO3\[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\] Na2SiO3+ CO2

Tác dụng với HF[ dùng phản ứng này để khắc chữ, tranh lên thủy tinh]

SiO2+ 4HF SiF4 + 2H2O

III. H2SiO3

Tính chất hóa học:

- Phản ứng nhiệt phân:

H2SiO3\[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\]SiO2+ H2O

- Tác dụng được với axit cacbonic:

Na2SiO3+ CO2+ H2O Na2CO3+ H2SiO3

IV. Muối silicat:

Chỉ có muối của kim loại kiềm tan được trong nước.

Na2SiO3+ 2H2O 2NaOH + H2SiO3

Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3và K2SiO3được gọi là thủy tinh lỏng, dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ,...

* Một số ví dụ điển hình

Ví dụ 1: Một loại thủy tinh có chứa 13% Na2O; 11,7% CaO; 75,3% SiO2 về khối lượng. Thành phần của thủy tinh này được viết dưới dạng hợp chất các oxit là

A. Na2O.CaO.6SiO2

B. 2Na2O.6CaO.6SiO2

C. 2Na2O.CaO.6SiO2

D. Na2O.6CaO.SiO2

Hướng dẫn giải chi tiết:

Công thức thủy tinh có dạng: xNa2O.yCaO.zSiO2

\[x:y:z = {\mkern 1mu} \frac{{\% N{a_2}O}}{{{M_{N{a_2}O}}}}:\frac{{\% CaO}}{{{M_{CaO}}}}:\frac{{\% Si{{\rm{O}}_2}}}{{{M_{Si{{\rm{O}}_2}}}}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \frac{{13}}{{62}}:\frac{{11,7}}{{56}}:\frac{{75,3}}{{60}}\]

\[ = 0,21:0,21:1,255 = 1:1:6\]

Đáp án A

Ví dụ 2: Cho m gam silic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 2,4 gam. Giá trị của m là:

A. 1,4 gam.

B. 2,58 gam.

C. 2,8 gam.

D. 2,4 gam.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Giả sử nSi = x [mol]

Si + 2NaOH + H2O Na2SiO3+ 2H2

x 2x

mdd tăng= mSi- mH2= 2,4 => 28x 4x = 2,4

=> x = 0,1 mol => m = 2,8 gam

Đáp án C

Ví dụ 3: Cho 11 gam hỗn hợp 2 kim loại Al, Si tan hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được 15,68 lít H2[đktc]. Thành phần phần trăm khối lượng của Si trong hỗn hợp là

A. 50,00%.

B. 51,19%

C. 50,91%.

D. 51,90%.

Hướng dẫn giải chi tiết:

nH2= 0,7 [mol].Gọi số mol của Al và Si lần lượt là x, y [mol]

+mhh= mAl+ mSi=> 27x + 28y = 11 [1]

+ BT electron: 3nAl+ 4nSi= 2nH2=> 3x + 4y = 0,7.2 [2]

Giải hệ [1] và [2] được: x = y = 0,2 mol

=> %m­Si= \[\frac{{0,2.28}}{{0,2.27 + 0,2.28}}.100\% \] = 50,91%

Đáp án C

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề