Phương pháp thực chứng và chuẩn tắc

18 Tháng Mười, 201910 Tháng Một, 2021

11 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

11 Tháng Mười, 201919 Tháng Ba, 2020

19 Tháng Mười, 201919 Tháng Mười, 2019

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

1 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

16 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

19 Tháng Mười, 201921 Tháng Mười Hai, 2020

No comments found.

Đứng trước cùng một hiện tượng kinh tế [ví dụ, sự kiện giá dầu mỏ liên tục tăng trong thời gian gần đây và vượt ngưỡng 60 USD/thùng], các nhà kinh tế có thể có hai cách tiếp cận: phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc. Đây là hai cách nhìn nhận khác nhau về cùng một đối tượng hay vấn đề kinh tế.

Phân tích thực chứng là cách phân tích trong đó người ta cố gắng lý giải khách quan về bản thân các vấn đề hay sự kiện kinh tế. Khi giá dầu mỏ liên tục gia tăng trên thị trường thế giới, nhà kinh tế học thực chứng [người áp dụng phương pháp phân tích thực chứng] sẽ cố gắng thu thập, kiểm định số liệu nhằm mô tả và lý giải xem xu hướng tăng giá của dầu mỏ diễn ra như thế nào? những động lực kinh tế nào nằm đằng sau chi phối sự kiện trên [sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu về dầu mỏ của các nước trên thế giới? sự khó khăn trong việc tăng mức cung về dầu mỏ do không tìm ra những mỏ dầu mới hay những bất ổn ở khu vực Trung Đông, đặc biệt là ở Irắc, nơi cung cấp dầu mỏ chính cho thế giới?]. Người ta cũng có thể dự đoán hậu quả của việc tăng giá dầu đối với nền kinh tế thế giới hay đối với một quốc gia cụ thể nào đó [vì sự kiện này, tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của thế giới hay của một nước nào đó giảm đi bao nhiêu phần trăm?]. Người ta cũng có thể phỏng đoán các phản ứng chính sách khác nhau của các chính phủ và hậu quả có thể của các chính sách này.

Phân tích thực chứng có khuynh hướng tìm kiếm cách mô tả khách quan về các sự kiện hay quá trình trong đời sống kinh tế. Động cơ của phép phân tích thực chứng là cắt nghĩa, lý giải và dự đoán về các quá trình hay sự kiện kinh tế này. Câu hỏi trung tâm ở đây là: như thế nào? Việc xây dựng các lý thuyết kinh tế thực chứng khác nhau chính nhằm đưa ra những công cụ tư duy để có thể thực hiện dễ dàng hơn những phân tích này. Một kết luận của phép phân tích thực chứng chỉ được thừa nhận là đúng đắn nếu nó được kiểm nghiệm và xác nhận bởi chính các sự kiện thực tế. Mặc dù muốn lý giải khách quan về các hiện tượng kinh tế, do hạn chế chủ quan hoặc vì các lý do khác, nhà kinh tế học thực chứng vẫn có thể đưa ra những nhận định sai lầm. Người ta vẫn có thể đưa ra những kết luận khác nhau về cùng một vấn đề và trong lúc chúng chưa được thực tế xác nhận hay bác bỏ, các nhà kinh tế có thể bất đồng với nhau.

Phân tích chuẩn tắc nhằm đưa ra những đánh giá và khuyến nghị dựa trên cơ sở các giá trị cá nhân của người phân tích. Câu hỏi trung tâm mà cách tiếp cận chuẩn tắc đặt ra là: cần phải làm gì hay cần phải làm như thế nào trước một sự kiện kinh tế? Đương nhiên, những kiến nghị mà kinh tế học chuẩn tắc hướng tới cần phải dựa trên sự đánh giá của người phân tích, theo đó, các sự kiện trên được phân loại thành xấu hay tốt, đáng mong muốn hay không đáng mong muốn. Chúng ta hãy trở lại vấn đề giá dầu mỏ gia tăng nói trên. Một nhà kinh tế, khi đưa ra phán xét hiện tượng này là xấu, và cho rằng cần phải làm mọi cách để kiềm chế hay hạ giá dầu xuống, thì người này đã nhìn nhận vấn đề dưới góc độ chuẩn tắc. Trong khi một nhận định thực chứng có thể được xác nhận hay bị bác bỏ thông qua các bằng chứng thực tế, do đó, một sự phân tích thực chứng mang tính chất của một phép phân tích khoa học, thì người ta lại khó có thể thừa nhận hay phủ nhận một kết luận chuẩn tắc chỉ bằng cách kiểm định nó qua các số liệu hay chứng cứ thực tế. Các nhận định chuẩn tắc luôn luôn dựa trên các giá trị cá nhân. Những giá trị đó là khác nhau tùy thuộc vào thế giới quan, quan điểm đạo đức, tôn giáo hay triết lý chính trị của từng người. Một người nào đó có thể coi sự gia tăng giá dầu là xấu, song một người khác vẫn có thể xem đó là hiện tượng tốt, đáng mong muốn. Dựa vào các thang bậc giá trị khác nhau, người ta có thể đưa ra những đánh giá khác nhau về cùng một vấn đề.

Dĩ nhiên, các kết luận thực chứng có thể ảnh hưởng tới các nhận định chuẩn tắc. Khi hiểu hơn phương thức vận hành khách quan của một chuỗi các sự kiện, người ta có thể thay đổi cách nhìn nhận chuẩn tắc đã có. Một người nào đó có thể cho rằng giá dầu tăng là một hiện tượng « tốt » vì nó chỉ gây ra thiệt hại đối với người giàu, những người "đáng ghét", thường đi những chiếc ô tô sang trọng hay những chiếc xe máy đắt tiền. Tuy nhiên, người này có thể thay đổi quan điểm chuẩn tắc của mình khi biết rõ hơn những hậu quả [cả những hậu quả « xấu » đối với người nghèo] của việc tăng giá dầu nhờ vào các phân tích, đánh giá thực chứng. Song dù thế nào thì một kết luận chuẩn tắc cũng luôn dựa vào chuẩn mực giá trị của mỗi cá nhân. Điều đó làm cho sự bất đồng giữa các nhà kinh tế trong các quan điểm chuẩn tắc thường nhiều hơn trong các quan điểm thực chứng. Trong cuộc sống, chúng ta cần cả sự phân tích thực chứng khi muốn hiểu chính xác hơn về thế giới xung quanh, song cũng cần đến sự phân tích chuẩn tắc khi muốn hay phải bày tỏ thái độ của mình trước các vấn đề mà xã hội đang đối diện. 

PGS.TS. Phí Mạnh Hồng [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Video liên quan

Chủ Đề