Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng là gì

Quan hệ pháp luật dân sự là gì? Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự? Đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự được quy định như thế nào? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự? Luật Thiên Minh sẽ trả lời những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây

1. Quan hệ pháp luật dân sự

Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự

Là quan hệ xã hội do các quan hệ pháp luật dân sự điều chỉnh, tức là quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực dân sự, các quan hệ liên quan đến yếu tố nhân thân và tài sản trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại…

Các quan hệ xã hội này rất đa dạng và rất rộng.

Đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự

a] Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng nhưng độc lập về tài sản và tổ chức: Bởi vì quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh thường nhật đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, cho hoạt động sản xuất và  kinh  doanh.

Đây là những quan hệ xã  hội phát sinh thường nhật trong một phạm vi rất rộng, đáp ứng nhu cầu của bất cứ chủ thể nào trong xã hội.

– Biểu hiện của sự đa dạng: Chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự bao gồm:

+ Cá nhân;

+ Pháp nhân;

+ Tổ hợp tác;

+ Hộ gia đình;

+ Nhà nước.

– Độc lập về tổ chức: Chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự đều độc lập, không lệ thuộc về mặt tổ chức. Tránh trường hợp đổ lỗi trách nhiệm cho nhau.

– Độc lập về tài sản: Có sự rành rẽ, độc lập về tài sản.

b] Địa vị pháp lý của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng và không phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác

– Các chủ thể luôn bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, không có sự phân biệt về thành phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp…

– Thể hiện của đặc điểm này trong quan hệ pháp luật dân sự:

+ Các  chủ thể bình đẳng về tài  sản: Các bên  bình đẳng với nhau,  thực hiện quyền và nghĩa vụ bằng tài sản của mình.

+ Bình đẳng về mặt tổ chức: Các chủ thể không lệ thuộc với nhau về mặt tổ chức, phải tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mình gây ra.

c] Lợi ích chủ yếu là lợi ích kinh tế là tiền đề cho các quan hệ pháp luật dân sự

– Lý do để khẳng định lợi ích chủ yếu là lợi ích kinh tế là tiền đề cho các quan hệ pháp luật dân sự:

+ Thứ nhất là các quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản nên nó cũng mang các đặc điểm là có tính chất hàng hóa, tiền tệ và tính chất đền bù tương đương nên lợi ích về vật chất là một biểu hiện phổ biến trong quan hệ dân sự.

+ Các bên thiết lập một quan hệ dân sự nhằm một mục đích nhất định, tức là đều hướng đến một lợi ích nhất định có thể là lợi ích tinh thần hoặc lợi ích vật chất từ các quan hệ nhân thân hay quan hệ tài sản.

d] Các  biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà  có  thể các bên trong quan hệ pháp luật dân sự quy định các biện pháp không trái với pháp luật.

– Các biện pháp cưỡng chế trong quan hệ dân sự có nhiều biện pháp như các biện pháp mang tính chất tinh thần như xin lỗi, cải chính công khai…Chủ yếu nhằm mục đích khắc phục các vấn đề thuộc về đời sống tinh thần, về các giá trị nhân thân.

2. Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối

Căn cứ vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ, quan hệ pháp luật dân sự được chia thành hai loại:

– Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối:
Trong quan hệ này, chủ thể quyền được xác định, còn các chủ `thể khác đều là chủ thể nghĩa vụ. Nghĩa vụ của các chủ thể nghĩa vụ được biểu hiện là dạng nghĩa vụ không hành động [tức là không thực hiện bất cứ hoạt động nào xâm phạm tới quyền của chủ thể quyền]. Thông thường, các loại quyền tuyệt đối được pháp luật ghi nhận mà không phải do các bên thỏa thuận.

– Quan hệ pháp luật dân sự tương đối:
Quan hệ pháp luật dân sự tương đối là quan hệ pháp luật xác định cả chủ thể quyền và nghĩa vụ. Trong loại quan hệ này, nội dung quyền và nghĩa vụ thông thường do các bên thỏa thuận dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung các thỏa thuận này các nhà làm luật không thể quy định chi tiết mà chỉ đưa ra các quy định khung để các chủ thể dựa trên đó thỏa thuận.

3. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

a. Cá nhân

Đây là chủ thể chủ yếu tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và tham gia thường xuyên bao gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài , người không có quốc tịch sống ở Việt Nam được quy định tại Chương III Bộ luật Dân sự. Để có tư cách chủ thể thì cá nhân phải có các điều kiện đầy đủ năng lực pháp luật dân sự [Điều 14] “ 1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”.   và năng lực hành vi dân sự [Điều 17] “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có được khi đạt độ tuổi nhất định:

– Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 19 người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi đủ 18 tuổi trở lên nhưng không bị mắc bệnh tâm thần, bệnh khác [Điều 22]  hoặc người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác [Điều 23].

– Năng lực hành vi một phần: Điều 20 quy định Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác, trường hợp có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

-Không có năng lực hành vi dân sự : là người chưa đủ 6 tuổi theo quy định Điều 21

– Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định Điều 22 và Điều 23

b. Pháp nhân

Cơ quan, tổ chức, chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập có các kiện quy định tại Điều 84 về Pháp nhân: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau đây:

– Thứ nhất, là được thành lập hợp pháp: thành lập theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;

– Thứ hai, là có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

– Thứ ba, là có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: pháp nhân phải có tài sản riêng không phụ thuộc và bị chi phối bởi bất kì chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nào khác, trên cơ sở tài sản riêng đó pháp nhân phải chịu trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình

– Thứ tư, là nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập: vì tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập nên pháp nhân sẽ được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ dân sự phù hợp với pháp nhân nên pháp nhân phải nhân danh chính mình.

—————————————————————————–

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.com.vn

Trân trọng !

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác mà khách hàng thường quan tâm của Luật Thiên Minh:

Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự trong đời sống hằng ngày, vì nhiều lý do mà tranh chấp dân sự đang là loại tranh chấp phổ biến nhất. Giải quyết tranh chấp dân sự có nhiều điểm khác biệt so với giải quyết các loại tranh chấp khác trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hình sự. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề giải quyết tranh chấp dân sự.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp dân sự

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp dân sự là các văn bản pháp lý sau:

Tranh chấp dân sự là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về định nghĩa “tranh chấp dân sự”. Tuy nhiên, có thể hiểu, tranh chấp dân sự là những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng giữa các cá nhân, tổ chức trong quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ dân sự là các quan hệ về nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

Khái niệm “dân sự” có thể được hiểu theo 2 nghĩa:

  • Thứ nhất là nghĩa hẹp bao gồm các quan hệ dân sự thuần túy như thừa kế, đất đai,hôn nhân gia đình,…
  • Thứ hai là quan hệ dân sự nghĩa rộng bao gồm cả những quan hệ về kinh doanh thương mại, đầu tư, lao động, bảo hiểm….

Phân loại tranh chấp dân sự:

Tùy thuộc vào một số tiêu chí nhất định mà tranh chấp dân sự được chia thành các loại sau:

  • Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp bao gồm tranh chấp dân sự 2 bên và tranh chấp dân sự nhiều bên.
  • Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ sẽ bao gồm: tranh chấp dân sự trong nước và tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
  • Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp, nội dung tranh chấp sẽ bao gồm:
    • Tranh chấp về thừa kế tài sản;
    • Tranh chấp về hợp đồng dân sự: như hợp đồng mua bán, hợp đồng vay, hợp đồng thế chấp
    • Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản;
    • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
    • Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
    • Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí;
    • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
    • Tranh chấp về quốc tịch;
    • Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự

Hiện nay có 04 phương thức giải quyết tranh chấp dân sự như sau:

Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự bằng thương lượng:

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp dân sự được Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên, trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.

Thông thường, việc giải quyết tranh chấp dân sự bằng thương lượng được biểu hiện bằng việc các bên xảy ra tranh chấp chủ động gặp gỡ, thỏa thuận về quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi bên, thống nhất phương hướng giải quyết mâu thuẫn.

Kết quả của việc thương lượng đều phụ thuộc vào sự hợp tác, thiện chí giải quyết của các bên.

  • Ưu điểm của việc sử dụng phương thức này là nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo tính bí mật, an toàn về thông tin .
  • Nhược điểm: Kết quả của quá trình thương lượng hoàn toàn phụ thuộc sự hiểu biết và thái độ thiện chí hợp tác của các bên tranh chấp. Việc thương lượng không có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật nên không có sự cưỡng chế thi hành đối với kết quả thương lượng.

Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải:

Phương thức hòa giải là việc các bên tiến hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Đây là bên trung gian, độc lập, có trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết tranh chấp để đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

Kết quả của phiên hòa giải phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Nội dung mà hòa giải viên cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo.

Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự theo quy định hiện hành. – nguồn ảnh: Internet

Phương thức hòa giải cũng được các bên ưu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín.

Tuy nhiên kết quả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

  • Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp dân sự thông qua hoà giải: Nhanh gọn, linh hoạt, hiệu quả, chi phí thấp. Do có sự xuất hiện của bên chủ thể thứ ba nên có thể giúp cho chủ thể dễ dàng đi đến kết quả giải quyết thống nhất và tôn trọng kết quả hòa giải hơn.

Giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương thức hòa giải thường ít làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác của các bên, uy tín và bí mật kinh doanh được đảm bảo.

  • Nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp dân sự thông qua hoà giải: Kết quả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự bằng Trọng tài

Xét ở phương diện nghĩa rộng của giao dịch dân sự thì hợp đồng thương mại cũng được xem là một giao dịch dân sự như hợp đồng dân sự.

Bởi vậy, Trọng tài cũng là một trong những phương thức có thể được sử dụng khi xảy ra tranh chấp dân sự theo nghĩa rộng [trong đó có tranh chấp kinh doanh thương mại]. Theo đó, không phải mọi tranh chấp dân sự đều có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài, mà chỉ áp dụng với các tranh chấp theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010:

  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên từ hoạt động thương mại
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên, khi chỉ có một bên hoạt động thương mại
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà theo quy định pháp luật được giải quyết bằng Trọng tài

Ưu điểm điểm của việc giải quyết tranh chấp dân sự bằng trọng tài: có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật.

Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải.

Nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp dân sự bằng trọng tài: Đa số các tranh chấp dân sự thông thường như tranh chấp thừa kế, tranh chấp hợp đồng vay giữa các cá nhân… sẽ không thể áp dụng được phương thức Trọng tài.

Bên cạnh đó, việc giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao; phán quyết của Trọng tài có thể bị hủy bởi Tòa án.

Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án

Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của cơ quan quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng.

Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.

Những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án được quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

  2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

  3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

  4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

  5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

  6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

  7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

  8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

  9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

  10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

  11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

  12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

  13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

  14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

Tóm tắt tư vấn về giải quyết tranh chấp dân sự

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn về giải quyết tranh chấp dân sự là:

Trong bối cảnh hiện nay, tranh chấp dân sự là loại tranh chấp phổ biến và đa dạng nhất. Đối với tranh chấp dân sự theo nghĩa hẹp thì có thể lựa chọn sử dụng 3 phương thức giải quyết tranh chấp dân sự là: Thương lượng, hòa giải, Tòa án

Đối với tranh chấp dân sự theo nghĩa rộng, bao gồm cả tranh chấp phát sinh từ quan hệ thương mại, thì có thể lựa chọn 4 phương thức giải quyết tranh chấp là: Thương lượng, hòa giải, Trọng tài [khi đủ điều kiện luật định], Tòa án.

Trên đây là các vấn đề liên quan tới giải quyết tranh chấp dân sự. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật dân sự và giải quyết tranh chấp dân sự của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.  Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Tư vấn hợp đồng của chúng tôi.

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới hợp đồng dân sự như chấm dứt hợp đồng, tranh chấp liên quan đến hợp đồng thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Bạn có thể tham khảo bài viết Giải quyết tranh chấp hợp đồng của chúng tôi.

HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Video liên quan

Chủ Đề