Quan hệ quốc tế Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Khoa Quan hệ quốc tế được thành lập năm 1983. Nơi đây được đánh giá là môi trường giảng dạy năng động, mang lại nhiều trải nghiệm thực tiễn cho sinh viên.

Với mong muốn tạo bước khởi đầu cho sinh viên vừa tốt nghiệp tìm kiếm các vị trí làm việc phù hợp, chương trình hướng đến đào tạo sinh viên với chất lượng học tập đạt chuẩn quốc tế.

Chuyên ngành đào tạo

- Chuyên ngành Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế- Chuyên ngành Thông tin đối ngoại- Ngành Truyền thông quốc tế

- Chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu [hệ chất lượng cao]

Bảng so sánh nội dung kiến thức giữa các chuyên ngành:

Nguồn: Website Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Đối với hệ chất lượng cao, sinh viên được trải nghiệm chương trình đào tạo tiên tiến chuyên sâu với 20% số môn được học bằng tiếng Anh.

Sản phẩm truyền thông của sinh viên phục vụ cho môn học

Các hoạt động thực tiễn nổi bật

Các chuyến đi thực tế của sinh viên khoa Quan hệ quốc tế được tổ chức trong một số môn cơ sở ngành hoặc chuyên ngành.

- Thực tế trong nước

Hằng năm khoa Quan hệ quốc tế tổ chức cho sinh viên đi tham quan, học tập tại một số địa điểm trong nước. Thông qua những chuyến đi, sinh viên được tìm hiểu về lịch sử ngoại giao Việt Nam, về công nghệ in ấn báo, hoạt động truyền thông của cơ quan báo chí.

Thầy và trò khoa Quan hệ quốc tế trong chuyến đi tìm hiểu thực tế và quản lý báo chí đối ngoại tại Báo Thế giới & Việt Nam, báo đối ngoại trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam

Thực tế nước ngoài

Sinh viên được quan sát, nghiên cứu các cơ quan ở nước ngoài liên quan đến đối ngoại, hợp tác quốc tế, cơ quan báo chí, truyền thông quốc tế.

Thầy cô và sinh viên khoa Quan hệ quốc tế K36 trong chuyến kiến tập tại Hàn Quốc
Thầy cô cùng đoàn sinh viên khoa Quan hệ quốc tế K34 trong chuyến kiến tập tại Đài truyền hình NBT [Thái Lan]
Thầy cô và sinh viên khoa Quan hệ quốc tế K36 tại Cung điện Gyeongbokgung

Hoạt động ngoại khóa nổi bật

- Sự kiện Halloween

Diễn ra thường niên từ năm 2004, sự kiện Halloween thể hiện “bản sắc” khoa Quan hệ quốc tế. Tại sự kiện có nhiều hoạt động nổi bật như hóa trang, mở gian hàng, các vở nhạc kịch. Tất cả các hoạt động trong sự kiện Halloween đều được làm mới hằng năm và được tổ chức bởi sinh viên của khoa.

Đánh giá về tính thực tiễn của sự kiện Halloween, TS. Lưu Trần Toàn, giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế cho rằng: “Đây là cơ hội để sinh viên thỏa sức sáng tạo và thực hành kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong rất nhiều hoạt động. Cụ thể như tổ chức sự kiện, xây dựng kế hoạch truyền thông, sáng tạo nội dung, kịch bản, tác nghiệp báo chí, chụp ảnh, thiết kế, lễ tân, hậu cần, an ninh.”

Poster sự kiện Halloween qua các năm 2014 - 2019
Màn trình diễn trong đêm sự kiện Halloween 2020 của khoa Quan hệ quốc tế

Nguyễn Lan Anh, sinh viên lớp Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế K40 chia sẻ: “Năm đầu vào trường em đã có cơ hội được tham gia làm gian hàng Halloween với lớp. Đó là kỉ niệm rất vui và là một trong những điều khiến em thích các sự kiện ở khoa mình hơn các khoa khác.”

- FIA Days

FIA Days [Faculty of International Affairs Day] là chuyến đi kết nối thầy cô và sinh viên khoa Quan hệ quốc tế. FIA Days diễn ra thường niên, là dịp để thầy và trò trong khoa cùng thư giãn sau những ngày làm việc, học tập. Mỗi dịp FIA Days luôn có những trò chơi độc đáo như King and Queen, Miss FIA,...

Sinh viên khoa Quan hệ quốc tế trong dịp FIA Days 2020

Các câu lạc bộ, đội nhóm nổi bật của khoa

- Câu lạc bộ truyền thông Khoa Quan hệ quốc tế FMC [FIA Media Club]

FMC là nơi sinh viên có cơ hội được thực hành các kỹ năng truyền thông và sản xuất các sản phẩm truyền thông cho khoa. Ngoài ra, đây là một trong những nhân lực cốt yếu trong mỗi mùa tuyển sinh của khoa.

Câu lạc bộ truyền thông khoa Quan hệ quốc tế FMC

Đội lễ tân [Reception Team]

Đội Lễ tân là một trong những điểm nhấn không chỉ của khoa Quan hệ quốc tế mà còn đối với cả Học viện. Nhân lực của Đội Lễ tân chỉ gồm sinh viên trong khoa Quan hệ quốc tế.

Reception Team là nơi thực hành nghiệp vụ lễ tân ngoại giao tại các sự kiện, hoạt động trong và ngoài Học viện. Đặc biệt, Đội còn được Cục Lễ tân – Bộ Ngoại giao thường xuyên lựa chọn tham gia đón đoàn nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia đến thăm Việt Nam.

Thành viên Đội Lễ tân của Khoa Quan hệ quốc tế tham gia buổi tiễn Tổng thống Myanmar

Đội bóng đá FFC [FIA Football Club]

FFC là sân chơi giúp nâng cao tinh thần đồng đội, đoàn kết và rèn luyện sức khỏe. Đội thu hút cả sinh viên nam và sinh viên nữ của khoa tham gia.

Buổi đá giao hữu giữa Đội bóng khoa Quan hệ quốc tế với khoa PR - Quảng cáo

Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế có cơ hội làm việc tại các cơ quan ngoại giao, báo chí, truyền thông,...

Ngoài ra, các tổ chức nước ngoài, đa quốc gia cũng ưa chuộng tuyển dụng nhân sự học ngành Quan hệ quốc tế.

Một số ngành nghề sinh viên tốt nghiệp khoa Quan hệ quốc tế có thể ứng tuyển bao gồm:

- Chuyên viên đối ngoại, hợp tác quốc tế trong các cơ quan đối ngoại của Chính phủ, Đảng, tổ chức đoàn thể, các cơ quan đại diện của Việt Nam và nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài.

- Phóng viên, biên tập viên báo chí đối ngoại, tin tức quốc tế trong các cơ quan báo chí truyền thông.

- Chuyên viên hoạt động thực tiễn và quản lý báo chí, quản trị truyền thông ở cơ quan, các doanh nghiệp, cơ quan báo chí, truyền thông, tổ chức phi chính phủ của Việt Nam và quốc tế.

- Biên dịch, phiên dịch chuyên ngành quan hệ quốc tế, truyền thông quốc tế cho cá nhân và tổ chức.

Ngành Quốc tế học và Quan hệ quốc tế đặc biệt dành cho teen yêu công việc đối ngoại cùng những thử thách mới lạ, đem đến cho các bạn trẻ hiểu biết sâu rộng về mọi lĩnh vực. Thí sinh cùng tham khảo review ngành quan hệ quốc tế chi tiết trong bài viết sau.

Khám phá ngành quan hệ quốc tế

Quan hệ quốc tế là ngành học nghiên cứu mối quan hệ chính trị, kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Ngành học này không chỉ liên quan đến chính trị, mà còn là sự tổng hợp của rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Teen học Quan hệ quốc tế sẽ trở thành những bạn trẻ có đầy đủ kiến thức về văn hóa – xã hội, lịch sử, địa lý, kinh tế, pháp luật,…các nước và có khả năng giải thích, phân tích và so sánh được mối quan hệ giữa các quốc gia.

Nên học quan hệ quốc tế hay truyền thông quốc tế

Hiện nay, dù là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay tổ chức phi chính phủ cũng cần có người làm công việc liên quan đến đối ngoại, và ngành quan hệ quốc tế sẽ đào tạo ra những con người làm công tác đối ngoại.

Tuy nhiên, có phải học quan hệ quốc tế thì chỉ làm những công việc đối ngoại hay ngoại giao? Câu trả lời sẽ có trong phần dưới đây.

Bạn học gì khi trở thành sinh viên Quan hệ quốc tế?

Chắc hẳn bạn đang háo hức muốn biết nội dung đào tạo của ngành Quan hệ quốc tế? Toàn bộ bức tranh về ngành học này có thể khái quát như sau:

Kiến thức ngoại ngữ

Là sinh viên Quan hệ quốc tế, bạn được phát triển cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; đáp ứng được nhu cầu giao tiếp cơ bản cho đến học thuật.

Với kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành, bạn có thể đọc-hiểu các tạp chí quốc tế, nghe-hiểu dễ dàng các bản tin từ các kênh truyền thanh, truyền hình nổi tiếng thế giới; từ đó sử dụng được các từ ngữ, thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ trong lĩnh vực thời sự quốc tế và vấn đề toàn cầu.

Nền tảng của Quan hệ quốc tế

– Chính trị học: những “tấm chiếu mới” sẽ được trang bị hiểu biết cơ bản về chính trị như quyền lực chính trị, hệ thống chính trị,…Bạn sẽ hiểu rõ hơn xu hướng chính trị quốc tế cùng chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay.

– Tiếp đó là chuỗi các môn lịch sử “không thể không học”, đó là: 

+ Lịch sử văn minh thế giới: mở rộng kiến thức cho teen về lịch sử phát triển của những nền văn minh lớn trong lịch sử loài người từ cổ đại đến hiện đại. Bạn có thể dựa vào những hiểu biết về lịch sử văn minh thế giới để liên hệ, phân tích vấn đề hiện tại.

+ Lịch sử quan hệ quốc tế: cung cấp hiểu biết về quan hệ quốc tế, quan hệ chính trị thời cận hiện đại và hiện đại, các cuộc chiến tranh trên thế giới; đặc biệt là mối quan hệ giữa các nước lớn sau chiến tranh thế giới thứ 2.

+ Lịch sử ngoại giao Việt Nam: từ thời vua Hùng dựng nước, quan hệ của Việt Nam với bên ngoài đã diễn ra như thế nào? Bạn sẽ nhận được rất nhiều bài học quý báu về thời chiến cũng như thời bình.

– Chính sách đối ngoại của Việt Nam: 

+ Bạn có thể hiểu được vai trò của chính sách đối ngoại đã giúp Việt Nam bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc như thế nào.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội kiến Tổng thống Hàn Quốc [nguồn ảnh: Baochinhphu.vn]

+ Bạn có thể Phân tích, đánh giá được chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước lớn [Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,…] và các nước láng giềng.

Quan hệ quốc tế chuyên sâu

Mảng kiến thức này đi sâu vào các vấn đề quan trọng của quan hệ quốc tế.

– Các vấn đề toàn cầu: giúp người học có cái nhìn tổng quan về toàn cầu hóa, các vấn đề toàn cầu, các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, đói nghèo, di cư,…

– Chính trị quốc tế hiện đại: giúp bạn nắm được các xu hướng chính trị quốc tế hiện nay như dịch chuyển quyền lực, trật tự thế giới mới, các trào lưu mới như chủ nghĩa dân tộc, những vấn đề mới nảy sinh, tác động của chính trị quốc tế đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam.

– Ngoại giao đa phương: bạn có thêm kiến thức về chủ nghĩa đa phương trên thế giới và chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam.

– Kiến thức về khu vực học: mở rộng tầm hiểu biết về lịch sử, văn hóa, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, EU và khối ASEAN.

Nghiệp vụ đối ngoại và ngoại giao

Giúp người học giao tiếp hiệu quả trong môi trường giao thoa văn hóa bao gồm kiến thức và kỹ năng về phát ngôn, giao tiếp đàm phán quốc tế, tổ chức các sự kiện tiêu biểu của hoạt động đối ngoại,…

Bên cạnh đó, bạn được bổ trợ thêm các kiến thức về truyền thông quốc tế, ngoại giao văn hóa, quan hệ kinh tế quốc tế,…

Học Quan hệ quốc tế ra làm gì?

Bạn làm việc ở đâu?

– Tại các cơ quan, đơn vị đối ngoại của Đảng và Nhà nước: các Bộ, ngành, địa phương.

– Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức liên kết chính phủ, các tổ chức quốc tế phi chính phủ. 

– Các công ty, doanh nghiệp có quan hệ thương mại, dịch vụ quốc tế.

– Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.

– Các cơ quan thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, các tòa soạn báo, tạp chí phụ trách vấn đề liên quan đến đối ngoại.

Nghề nghiệp bạn sẽ làm

– Chuyên viên đối ngoại, hợp tác quốc tế

– Chuyên viên đại sứ quán, lãnh sự quán

– Điều phối viên dự án với nước ngoài

– Phóng viên, biên tập viên báo chí đối ngoại

– Phóng viên, biên tập viên quốc tế

– Chuyên viên truyền thông

– Chuyên viên trong bộ phận quản lý báo chí

– Biên, phiên dịch quan hệ quốc tế, truyền thông quốc tế

– Nghiên cứu viên về quan hệ quốc tế, thông tin đối ngoại, truyền thông quốc tế

Học Quan hệ quốc tế ở đâu?

1. Học viện Ngoại Giao Việt Nam [DAV]

Xem điểm chuẩn Học viện Ngoại Giao quan hệ quốc tế TẠI ĐÂY.

Học viện ngoại giao ngành quan hệ quốc tế

Nhắc đến ngành Quan hệ quốc tế thì chắc chắn phải xếp Học viện Ngoại Giao lên top đầu. Đơn giản bởi đây là ngành học có truyền thống lâu đời của học viện, và góp phần làm nên tên tuổi của DAV.

Dù không phải là ngôi trường duy nhất đào tạo ngành Quan hệ quốc tế, nhưng DAV lại nổi tiếng với các môn ngoại ngữ chuyên ngành siêu khó nhằn! Rất nhiều teen có thành tích IELTS cao ngất ngưởng, vào trường đã phải “khóc thét” trước các môn Tiếng Anh chuyên ngành.

Việc học ngoại ngữ tại DAV còn đặc biệt ở chỗ: bạn có cơ hội học Tiếng Anh, hoặc Tiếng Pháp, hoặc Tiếng Trung – đây là điều không phải trường nào cũng có!

2.Học viện Báo chí & Tuyên truyền [AJC]

Xem điểm chuẩn Học viện Báo Chí năm 2020 TẠI ĐÂY.

Tại Học viện Báo chí, Quan hệ quốc tế là ngành học có điểm đầu vào khá cao. Ngành đào tạo của AJC sẽ có đôi chút khác biệt với DAV, teen hãy lưu ý!

– Đầu tiên, ngành Quan hệ quốc tế tại AJC chỉ đào tạo ngoại ngữ là Tiếng Anh, khác với 3 ngôn ngữ tại DAV.

– Tại AJC, ngành Quan hệ quốc tế được phân làm 3 chuyên ngành:

+ Thông tin đối ngoại

+ Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế

+ Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu [hệ Chất lượng cao]

Chuyên ngành Thông tin đối ngoại cung cấp kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về nghiệp vụ đối ngoại, báo chí đối ngoại – quốc tế, sản phẩm truyền thông quốc tế, tiếng Anh chuyên ngành.

Còn chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế cung cấp kiến thức, kỹ năng chuyên sâu bao gồm Quan hệ quốc tế chuyên sâu, nghiệp vụ ngoại giao, sản phẩm truyền thông quốc tế, tiếng Anh chuyên ngành.

Đáng chú ý, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu mang đến kiến thức và kỹ năng về quan hệ quốc tế chuyên sâu, nghiệp vụ báo chí quốc tế, nghiệp vụ ngoại giao, nghiệp vụ đối ngoại, truyền thông toàn cầu/quốc tế [quản trị truyền thông và sản phẩm truyền thông quốc tế], tiếng Anh chuyên ngành.

3. Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG TPHCM

Xem điểm chuẩn ĐH KHXH & NV – ĐHQG TPHCM năm 2020 TẠI ĐÂY

Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều trường đại học có ngành Quan hệ quốc tế. Bạn hãy xem thêm danh sách đầy đủ về các trường đào tạo Quan hệ quốc tế và điểm chuẩn năm 2020.

Để biết thêm thông tin các thông tin tuyển sinh ngành quan hệ quốc tế, bạn có thể tham khảo tại ngành quan hệ quốc tế học viện ngoại sao và các trường đào tạo chuyên ngành này như ICAN vừa tổng hợp. Hy vọng bài review ngành quan hệ quốc tế có thể giúp bạn tìm được môi trường học yêu thích cho mình.

AJC DAV ngành học quan hệ quốc tế ngành quan hệ quốc tế quan hệ quốc tế

Video liên quan

Chủ Đề