Quận Tây Hồ thành lập năm bao nhiêu?

Quận Tây Hồ được thành lập năm 1995, là nơi tập trung nhiều di tích danh thắng, di tích Văn hóa- Lịch sử có giá trị của Thủ đô Hà Nội.

Sau 14 năm xây dựng và phát triển, quận Tây Hồ đã có bước phát triển mạnh với những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực và trở thành Trung tâm Dịch vụ - Du lịch và Văn hoá của Thủ đô Hà Nội.

Về vị trí địa lý

Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây Bắc của nội thành Hà Nội; phía Đông giáp quận Long Biên; phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; phía Nam giáp quận Ba Đình; phía Bắc giáp huyện Đông Anh.

Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam.

Diện tích: 24 km2

Dân số: khoảng 126.700 người (năm 2009)

Lịch sử hình thành

Xưa kia vùng đất Tây Hồ thuộc huyện Vĩnh Thuận cũ, tỉnh Hà Nội.

Trước năm 1945, Tây Hồ là phần đất của đại lý Hoàn Long thuộc ngoại thành Hà Nội.

Năm 1961, vùng đất Tây Hồ một phần thuộc về khu phố Ba Đình và một phần đất thuộc về huyện Từ Liêm.

Ngày 28/10/1995, Chính phủ ra Nghị định số 69-CP thành lập quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở các phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ của quận Ba Đình và các xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng của huyện Từ Liêm.

Sau khi điều chỉnh quận Tây Hồ gồm 8 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng.

Đơn vị hành chính: Quận Tây Hồ hiện có 8 phường: Bưởi, Thuỵ Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng.

Trụ sở UBND: số 657 Đường Lạc Long Quân

Tình hình kinh tế-xã hội

Về kinh tế:

Từ ngày thành lập đến nay, quận Tây Hồ xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng "Dịch vụ- Công nghiệp-Nông nghiệp” với giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 31,2%/năm; giá trị dịch vụ-du lịch, thương mại tăng bình quân 14,9%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản giảm bình quân 3,8%/năm.

Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 177,2 tỷ đồng; doanh thu thương mại-dịch vụ-du lịch đạt 4.992,4 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 15,45 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 79,13 tỷ đồng, đạt 45,3% kế hoạch; doanh thu thương mại-dịch vụ đạt 2.847,02 tỷ đồng, đạt 47,3% kế hoạch; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 6 tỷ đồng, đạt 42,9% kế hoạch.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận luôn tăng theo tốc độ phát triển, năm 2008 đạt 368,75 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2009 đạt 148,19 tỷ đồng.

Quận Tây Hồ còn là “dinh lũy” của hoa và cây cảnh với các làng hoa, cây cảnh Nghi Tàm; làng hoa Phú Thượng, Xuân La, Tứ Liên ...

Công tác giáo dục-đào tạo: Tại các cấp học, bậc học, tỷ lệ tốt nghiệp đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm. 100% giáo viên đạt yêu cầu chuẩn hoá. Đã có 11 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó, có hai phường là Quảng An và Phú Thượng đạt chuẩn giáo dục quốc gia ở cả 3 cấp học.

Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Mạng lưới y tế được đầu tư về cơ sở vật chất. Năm 2008, đã có 8/8 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Các vấn đề chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được quan tâm và thực hiện một cách hiệu quả. Riêng 6 tháng đầu năm 2009, quận Tây Hồ đã giải quyết việc làm cho 2.608 lao động, giảm hộ nghèo xuống còn 21 hộ đạt 35% kế hoạch.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Hoạt động văn hóa thông tin được đẩy mạnh và thực hiện có kết quả. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đi vào thực tiễn đời sống xã hội, được nhân dân trong quận ủng hộ, hưởng ứng mạnh mẽ. Nếu như năm 1996, tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 78%, thì đến năm 2008 đã tăng lên trên 85%...

Di tích Lịch sử-Văn hóa và Danh lam thắng cảnh:

Tây Hồ là vùng đất cổ có 62 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 31 di tích được xếp hạng di tích quốc gia như: chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách, chùa Ức Niên, chùa Kim Liên...

Ngoài ra, quận Tây Hồ còn có cả vùng cảnh quan Hồ Tây - một hồ nước ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội, với diện tích khoảng 526 ha được coi là “lá phổi của Thành phố”; hồ Quảng Bá và công viên nước Hồ Tây./.

Quận Tây Hồ

Một chiều dạo bước Hồ Tây

Mênh mang dịu nhẹ đắm say lòng người

Gió ru những nụ hồng tươi

Trên môi em cười hút cả hồn anh

Tây Hồ xưa lia là một hồ nước đẹp

 Tây Hồ từ xưa đã là một địa danh được nhiều người yêu thích bởi phong cảnh đẹp ,của  hồ nước tự nhiên có tên Hồ Tây. Chính cái đẹp tự nhiên mang nét dân dã đó mà Tây Hồ đi vào thơ ca với một sự ngưỡng mộ,yêu mến và trữ tình.

Quận Tây Hồ thành lập năm bao nhiêu?
                                                                 Quận Tây Hồ

Không chỉ vậy trong ca dao cũng ưu ái dành cho Tây hồ những câu thơ đẹp

Gió đưa cành trúc la đà

tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Bái, mặt gương Tây Hồ

1. Vị trí địa lý quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía bắc nội thành thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Phía Đông giáp quận Long Biên, phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Ba Đình và phía Bắc giáp huyện Đông Anh.Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam.

Quận Tây Hồ thành lập năm bao nhiêu?
                                                 Chùa Trấn Quốc

2. Lịch sử hình thành quận Tây Hồ

Xưa kia vùng đất Tây hồ thuộc huyện Vĩnh Thuận cũ, tỉnh Hà Nội. Trước năm 1945, Tây Hồ là phần đất của đại lý Hoàng Long, thuộc ngoại thành Hà Nội.Năm 1961, vùng đất Tây Hồ một phần thuộc về khu phố Ba Đình và một phần đất thuộc về huyện Từ Liêm.

Sau khi điều chỉnh quận Tây Hồ gồm 8 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng.Ngày 28/10/1995, Chính phủ ra Nghị định số 69-CP thành lập quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở các phường Bưởi, Yên Phụ ,Thụy Khuê của quận Ba Đình và các xã  Quảng An, Xuân La,Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng của huyện Từ Liêm.

3. Danh lam thắng cảnh quận Tây Hồ

Tây Hồ nằm trong nội thành Tăng Long,là vùng đất cổ bởi vậy có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử gắn liền với lịch sử của Kinh Đô. Với tổng toàn quận có 62 di tích , trong đó có nhiều di tích quốc gia và di tích cấp thành phố, được nhiều người tham quan và tìm hiểu.Tiêu biểu là chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Ức Niên, chùa Kim Liên, chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách,…Trong đó chùa Trấn Quốc là ngôi chùa đẹp và linh thiêng ở Hà Nội, được đông đảo du khách gần xa ghé thăm.

Quận Tây Hồ thành lập năm bao nhiêu?
                                          Hồ Tây lúc chiều tà

Ngoài ra quận còn có khu cảnh quan Hồ Tây- hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thủ đô  Hà nội với diện tích khoảng 526 ha được coi là “lá phổi của Thành phố”, nhiều du khách tới đây ngắm cảnh, dạo bộ…hay  hồ Quảng Bá và công viên nước Hồ Tây, đền Quán Thánh…

Không chỉ là những di tích lịch sử mà khách du lịch Hà Nội còn được chiêm ngưỡng những làng hoa nổi tiếng bao đời như làng hoa Nhật Tân,làng đào PHú Thượng…

4. Ẩm thực quận Tây Hồ

Hồ Tây nổi tiếng với nhiều món ngon mà khi đi qua ai cũng muốn dừng lại thưởng thức.Ẩm thực Hồ Tây luôn là những món ăn đậm chất riêng, tạo ấn tượng khó phai cho những người mới lần đầu đặt chân đến mảnh đất kinh kì.Bánh tôm Hồ Tây, Bánh rán xếp số Lạc Long Quân, bánh bột lọc,bánh giò,thịt chó.. những món ăn bình dị nhưng đậm chất Hà Thành mà bao người yêu thích từ bao đời nay.

5. Phương tiện giao thông quận Tây Hồ

Hà Nội đất chật người đông, phương tiện giao thông đông đúc với đa dạng loại hình. Đến quận Tây Hồ, du khách có thể dạo bộ quanh Hồ Tây, đi xích lô hay xe đạp lượn lờ phố xá,xe máy, xe taxi và cả xe ôm để di chuyển.Đi trong nội thành, xe buýt là phương tiện vận chuyển chủ yếu với nhiều tuyến trong ngày. Đối với những du khách ở xa, phương tiện xe khách đường dài, tàu hỏa, hay phương tiện cao cấp hơn với vé máy bay giá rẻ đi Hà Nội bằng đường hàng không. Tại sân bay , nhiều phương tiện vận chuyển hỗ trợ khách hàng ngày càng lớn,chúng ta không cần lo lắng nhiều bởi xe buýt, taxi hay các phương tiện xe đưa đón sân bay Nội Bài hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất cho du khách.

Quận Tây Hồ thành lập năm bao nhiêu?
                                              Xe Khách quận Tây Hồ

6. Đơn vị hành chính quận Tây Hồ

Tây hò chủ yếu là các điểm du lịch, nơi tập trung nhiều dịch vụ cung cấp cho khách hàng, như khách sạn nhà hàng, các dịch vụ tài chính ngân hàng giúp hỗ trợ giao dịch, chuyển tiền từ hình thức cơ bản đến cao cấp….

Ngoài ra nơi đây có nhiều trường cấp ba, các trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm, các bệnh viện….phục vụ nhu cầu học tập, làm việc của người dân cũng như du khách thập phương.

7. Cảm nghĩ về quận Tây Hồ

dường như đã nổi tiếng từ xưa, Tây Hồ cho đến ngày nay vẫn giữ được những cảnh quan đẹp, là điểm đến hấp dẫn của du khách. Không chỉ là không gian yên bình với những nét đẹp văn hóa của xứ kinh kỳ mà nơi đây còn đậm đà hương vị ẩm thực, những món ngon nức lòng khó cưỡng.